Print

Đề dẫn về nhà thơ Võ Quê với RUỘNG ĐỒNG TÔI YÊU DẤU

Category: Báo chí
Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 4741

Ban Văn Nghệ Đài Truyền Hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện tháng 3. 2009.

 

 IMG_4946

 

CHƯƠNG TRÌNH THƠ

VÕ QUÊ VỚI RUỘNG ĐỒNG TÔI YÊU DẤU

Biên tập chương trình: Hoàng Vũ Quân

 

Đề dẫn về nhà thơ Võ Quê:

 

     Võ Quê trưởng thành trong phong trào học sinh sinh viên của các đô thị miền nam trước năm 1975. Anh xuất hiện trên thi đàn cũng như trong giới học sinh sinh viên lúc bấy giờ với tiếng thơ tràn đầy khát vọng tự do, độc lập cũng như tinh thần yêu nước, yêu đồng bào. Cùng “hát cho dân tôi nghe”, Võ Quê đã trưởng thành lên cả về tiếng thơ lẫn tiếng đời. Và từ đó đến nay, con người yêu trân trọng cái thật, trân trọng cái đẹp và luôn tranh đấu cho một quê hương xứ sở mãi xanh màu xanh nhân hậu cũng như dòng chảy đạo lý truyền thống vẫn luôn đầy nhiệt huyết như cái thời “Một thuở xuống đường” ngày xưa. Giờ đã bước qua cái tuổi tròn một vòng hoa giáp (60) mái tóc đã bạc, dáng đi đã về chiều, song khi cất giọng lên, Võ Quê ngày xưa 18 – 20 vẫn in dấu không phai trong ánh nhìn trong sáng, nhiệt huyết pha lẫn sự hồn nhiên của tuổi trẻ. Nhìn Võ Quê tôi chợt nhớ tới câu thơ của Tố  Hữu “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”. Nhưng có lẽ với Võ Quê thì anh sẽ luôn “dại khờ” bởi cái dại khờ ấy của Võ Quê có lẽ chính là cái mà bạn bè anh, đồng đội anh rất cần. Và chỉ mới đây thôi, mặc dù là lá phiếu duy nhất chống lại việc khách sạn hóa đồi Vọng Cảnh ở Huế. Cái “dại” vô cùng ấy hóa lại làm nên chuyện,  bởi cuối cùng “Vọng Cảnh” vẫn còn đó để mãi mãi người Huế nói riêng cũng như người Việt nam nói chung, kể cả khách du lịch quốc tế nữa sẽ còn được “Vọng Cảnh” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này.

     Riêng về thơ ca và văn nghệ, lĩnh vực mà Võ Quê đã dành trọn cả cuộc đời mình để cống hiến thì từ “Một thuở xuống đường” và từ “Ruộng đồng tôi yêu dấu” đến bây giờ anh vẫn giữ được cung bậc trong trẻo và hồn hậu ấy. Đọc “Võ Quê” ngày hôm nay, mặc dù chúng ta thấy dấu ấn của những trải nghiệm, của những “thăng trầm” mà đời thường anh đã đi qua. Nhưng vẫn là âm hưởng chủ đạo trong giọng thơ của Võ Quê – SỰ HỒN NHIÊN. Sự hồn nhiên ấy in dấu ngay cả trong những đoạn thơ, khổ thơ mà thoáng đọc chúng ta tưởng như rất bi ai, rất phẩn uất, rất trầm sâu với u uẩn của sự bị ức chế, bị phản cảm, thế nhưng trong cái “hồn thơ” ta vẫn thấy ánh nhìn của một cậu  bé, vẫn thấy những câu hỏi thật trẻ thơ trong phản đề và nghi hoặc. Phải chăng người ta (bạn bè, độc giả, người đời) vì thế đến với Võ Quê, thân với võ Quê, làm bạn với võ Quê. Có thể vì Võ Quê đem tới cho mọi người một chút mát lành của sự hồn nhiên chăng? Cho dù sự mát lành đó đôi khi lại làm cho cái oi nồng của nóng bức trở nên ngột ngạt hơn. Một mệnh đề triết học như sau “nên chăng có hay không có sự mát lành đó”. Song dù muốn hay không thì ngọn gió ấy đã thổi và chúng ta đã gặp ngọn gió ấy. Đấy chính là Võ Quê. Một Võ Quê vẫn lấy “ngợi ca” làm nền tảng cho tiếng thơ và giọng văn của mình...

.

Hoàng Vũ Quân

(Đài Truyền Hình TP. Hồ Chí Minh)

.

Ảnh trên: Võ Quê và Hoàng Vũ Quân (bên phải)

 

 

IMG_4960 by you.
 
Nghệ sĩ Uyên Thi (đàn tranh)

 

IMG_4961 by you.
 
Nghệ sĩ Thúy Hạnh (đàn bầu)