Print

Thông tin về " Đêm âm nhạc dân gian vùng Huế "

Category: Báo chí
Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 4306

 

Festival Nghề Truyền thống thành phố Huế sẽ được diễn ra từ ngày 12 đến 14. 6. 2009. Nhận lời mời của Nhà Văn Hoá Huế về việc cùng NSƯT Khánh Vân dàn dựng và dẫn chương trình Đêm âm nhạc dân gian vùng Huế hưởng ứng festival, sáng ngày 2. 6. 2009 tôi đã đến dự cuộc ôn luyện các tiết mục Hò giã gạo của các nghệ nhân ở Cầu Ngói Thanh Toàn (Xã Thuỷ Thanh): Trần Duy Chựa, Nguyễn Duy Chắc, Lê Thị Chanh, Nguyễn Thị Kình, tiết mục Hò đưa linh, tiết mục hát Hầu văn Huế.

Đêm âm nhạc dân gian vùng Huế được tổ chức vào các tối 12, 13 và 14. 6. 2009 tại Nam Châu Hội Quán (số 7, Vạn Xuân - Huế). Mong được đón các bằng hữu, tri âm xa gần cùng thưởng thức.

 

Một số hình ảnh ghi nhận được tại cuộc ôn tập của các nghệ nhân Huế:

 

 

Tiết mục Hò giã gạo của các nghệ nhân Cầu ngói Thanh Toàn, xã Thuỷ Thanh.

(Từ trái: Trần Duy Chựa, Nguyễn Thị Kình, Lê Thị Chanh, Nguyễn Duy Chắc.)
 

 

.

Ảnh: Võ Quê

 .


Tư liệu:

 

Hò giã gạo: Là điệu hò tập thể có tiết tấu nhanh, vui, linh hoạt thường được phổ biến trong vùng nông thôn Bình Trị Thiên. Trong một cối hò thường có 4 người: 2 nam, 2 nữ đứng xen kẻ nhau vừa hò, vừa giã gạo. Các câu hò đối đáp liên tục tiếp diễn cho đến khi nào có người bỏ cuộc, nhường chày cho người khác vì không đối đáp được.

.

Hò đưa linh: Là một hệ thống diễn xướng gồm các điệu múa, hường, ngâm, hát, hò, lý được hò trước quan tài khi đưa người chết đến nghĩa trang và khi sắp hạ huyệt với ý nghĩa đưa linh hồn người chết về cõi âm bằng chiếc thuyền thiêng.

.

Hát hầu văn: Hát hầu văn hay chầu văn ở Bác, hát bóng ở Nam là loại hát tín ngưỡng dân gian, được hát trong các dịp lễ của Thiên tiên Thánh giáo. Tiến trình một cuộc hát hầu văn ở Huế tương tự hát hầu văn ở Bắc. Lễ bắt đầu bằng lễ phụng thỉnh chư thánh. người chủ lễ đọc sớ, đọc chú và nhân danh Ngọc hoàng thượng đế triệu tập thần thánh về trần gian bằng lối hát là sái quan tướng. Sau khi thỉnh cầu chư thánh, người sắp lên đồng ngồi vào chiếc trước bàn thờ, cung văn hát hầu văn ca tụng thánh thần. Tác dụng của hát hầu văn chiếm một vị trí quan trọng tạo môi trường thuận lợi cho con đồng nhập bóng. Hát hầu văn góp phần làm phong phú kho tàng dân ca Bình Trị Thiên, là một thể loại dân ca nghi lễ độc đáo.

.

Nam Châu Hội Quán: Nam Châu   Hội Quán được hình thành từ đầu thế kỉ XIX. Nơi đây từng  được xem là một thiết chế văn hoá của làng Nam Trung xưa, là nơi gặp gỡ, giao lưu của các vị quan lại triều Nguyễn từ miền Nam ra làm việc tại kinh đô Phú Xuân-Huế. Ngày nay, khuôn viên này đã được xây dựng lại thành khu vực tổ chức các loại hình nghệ thuật ẩm thực, là nơi lý tưởng để tổ chức tiệc cưới hỏi, hội nghị hội thảo,sự kiện, lễ hội, tiệc chiêu đãi, tiệc tổng kết…

 

 

Trung Tâm Ẩm Thực Nam Châu Hội Quán

Nơi diễn ra “Đêm âm nhạc dân gian vùng Huế”  vào các tối 12, 13, 14. 6. 2009