Print

Nhạc sĩ MAI XUÂN HÒA

Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 10173

Image Trong những ngày đầu thành phố Huế được giải phóng, tuổi thơ Huế đã rất quen thuộc với bài hát Những ngôi sao đẹp của nhạc sĩ Mai Xuân Hòa, ngợi ca ...

 

IMG_3785

 

Tác phẩm MAI XUÂN HÒA

IMG_0689
 
NHỮNG ĐIỀU EM THÍCH, NXB Thuận Hóa 

 3118983381_c64e7214c0_m
 
HUẾ MÙA THU
 
3119846980_5bdc04b2ce_m
 
ÂM NHẠC THIẾU NHI
 

Nhạc sĩ MAI XUÂN HÒA - NGƯỜI NGỢI CA MẶT TRỜI TÍ HON 

 
 

     Trong những ngày đầu thành phố Huế được giải phóng, tuổi thơ Huế đã rất quen thuộc với bài hát Những ngôi sao đẹp của nhạc sĩ Mai Xuân Hòa, ngợi ca các anh hùng Trần Thị Tâm, Nguyễn Thị Lài...những người đã anh dũng chiến đấu chống Mỹ trong lòng địch. Riêng tôi, trước năm 1975 do thường nghe Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Phát Thanh Giải Phóng nên cũng được biết nhạc sĩ Mai Xuân Hòa với nhiều ca khúc viết cho thiếu nhi như ”Em là lính mới”, “Cháu yêu Bác lắm”, “Đội đồng ca chúng em”...phát trên làn sóng. Chính nội dung các ca khúc về tuổi thơ ấy cũng có những tác động lớn trong tâm thức tôi giúp tôi viết những bài thơ thiếu nhi trong tập “Nhờ ơn cây lúa lúa ơi” do Đối Diện xuất bản năm 1975.

     Nhạc sĩ Mai Xuân Hòa sinh ngày 1.1.1930 tại Thủy Trường, thành phố Huế. Năm 15 tuổi (1945) anh nhập ngũ, tháng 10.1954 do bị thương nên cùng đồn thương binh tập kết ra Bắc và ở tại Trại Thương binh Nam Định. Xuất phát từ niềm say mê âm nhạc, năm 1956 anh được dự học lớp nhạc ngắn hạn rồi sau đó từ 1958 đến 1962 anh được học nhạc tại Trường Âm Nhạc Việt Nam (nay là Nhạc Viện Hà Nội). Tốt nghiệp xong nhạc sĩ Mai Xuân Hòa về công tác tại Ty Văn Hóa Nam Định.

     Thời gian ở Nam Định có một sự kiện mà nhạc sĩ Mai Xuân Hòa không thể nào quên trong đời đó là dịp Bác Hồ về thăm Nam Định. Nhà văn Nguyễn Quang Hà đã viết theo lời kể của anh như sau: “ Mai Xuân Hòa vốn yêu âm nhạc. Trong các loại nhạc cụ, anh mê nhất cây sáo trúc. Chiếc gậy hành quân của anh chính là cây sáo trúc của anh. Cây sáo ấy đã nhiều lần cùng Mai Xuân Hòa khi hành quân qua đèo núi anh vượt lên trước hàng quân, chọn một địa điểm thích hợp, anh đứng thổi sáo, góp phần giục giã khúc quân hành. Ở trường nhạc ra, cùng với cây ghi-ta, Mai Xuân Hòa vẫn mê sáo trúc, anh đã sáng tác: “Tiếng chim rừng”(1959), “Nhớ thương”(1963) là hai bản nhạc không lời viết cho sáo trúc. Hai bản nhạc này đã được Nhà xuất bản Âm nhạc Hà Nội in và Trường Âm nhạc Việt Nam dùng cho chương trình học về cây sáo trúc. Vừa sáng tác xong “Nhớ thương”, nỗi khắc khoải của đứa con xa Huế, đúng lúc ấy Bác Hồ về thăm Nam Định. Thời gian Bác Hồ đi thăm thành phố Dệt, có một buổi Ty Văn Hóa tổ chức các nghệ sĩ đàn hát cho Bác Hồ nghe, Mai Xuân Hòa vinh dự được có mặt trong buổi gặp gỡ này. Sau một loạt các nghệ sĩ trình diễn, đến tiết mục sáo của Mai Xuân Hòa, anh thổi cho Bác nghe bài “Nhớ thương” do anh sáng tác.

     Tiếng sáo gợi lên nỗi day dứt thương nhớ miền Nam khôn nguôi khi hai miền Nam Bắc đang còn chia cắt. Cả hội trường hoan nghênh nhiệt liệt. Bác lên sân khấu tặng cho anh một điếu thuốc lá. Khác các nghệ sĩ nữ, Bác cho kẹo; các nghệ sĩ Nam, Bác cho thuốc. Bác khen anh: “Đựoc lắm! Hãy cố gắng nữa để trở thành nghệ sĩ giỏi”. Bác đưa thuốc cho anh. Thời gian này Mai Xuân Hòa có đứa con đầu lòng. Anh muốn vinh dự này cho con, nên Mai Xuân Hòa thưa với Bác xin đổi điếu thuốc lấy kẹo. Giống như sự đã quy định, Bác không đổi. Nhưng khi về Bác gửi hai cân kẹo cho các nghệ sĩ, Mai Xuân Hòa đã lấy phần này của mình cho con. Mai Xuân Hòa bảo:”Đây là niềm vinh dự nhất cuộc đời nghệ sĩ của tôi”.

 

3118983393_c36df0361b_m

    

Từ sau khi thống nhất Tổ quốc, nhạc sĩ Mai Xuân Hòa trở về Huế quê hương và công tác ở ngành văn hóa thông tin tỉnh. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, Mai Xuân Hòa miệt mài, đam mê sáng tác âm nhac; đi điền dã nghiên cứu sưu tầm âm nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới, Nam Đông. Tình cảm yêu thương quê nhà, yêu tuổi thơ cứ lớn dần trong mạch nguồn sáng tác của anh. Anh đã xuất bản hai tập nhạc viết cho người lớn với chủ đề tình yêu, quê hương, cuộc sống: “Nỗi đợi chờ”, “Khát vọng” và các tập nhạc viết cho thiếu nhi: “Những điều em thích” (22 ca khúc), “Những ngôi sao đẹp” (50 ca khúc), “Mặt trời tí hon” (60 ca khúc và 2 ca cảnh, NXB Thuận Hóa, 2003); “Đố bạn biết”, tập bài hát phục vụ 9 chủ điểm giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.

     Bước sang năm 2005, nhạc sĩ Mai Xuân Hòa tròn 75 tuổi. Cuộc đời hoạt động âm nhạc của họa sĩ Mai Xuân Hòa là một tấm gương sáng về lao động nghệ thuật Anh đã gặt hái những thành quả đáng trân trọng: 6 ca khúc được tặng thưởng huy chương Vàng, Bạc của các hội diễn văn nghệ tồn quốc; 2 ca khúc thiếu nhi được huy chương Bạc của Đài Truyện hình Việt Nam; Giảii thưởng VHNT Cố đô (1988-1993) với ca khúc “Nỗi đợi chờ”, Giải thưởng VHNT Cố đô (1993-1997) tập ca khúc thiếu nhi ”Những điều em thích”; ca khúc “Một chiều Thiên An” được giải A cuộc thi sáng tác ca khúc nhân kỷ niệm 20 năm giải phóng Thành phố Huế (1975-1995); Huy chương Vì sự nghiệp VHNT Việt Nam do UBTQLHCHVHNT Việt Nam trao tặng...Điều tâm huyết hiện nay của nhạc sĩ Mai Xuân Hòa là mong “ Đưa các chất liệu, sắc thái dân ca vào trong nhạc thiếu nhi. Dân ca vận dụng trong ca khúc thiếu nhi phải nhuần nhuyễn, tinh tế và dễ tiếp thu. Và muốn có sáng tác hay về thiếu nhi người nhạc sĩ phải luôn gần gũi và giàu tình yêu thương trẻ thơ...Nay xin hiến trọn một đời. Chỉ làm quả bóng cho mặt trời tí hon.”