Print

TRƯƠNG VỮNG - TỪ CÔNG NHÂN NGÀNH IN ĐẾN NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH

Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 6979

Thời niên thiếu Trưong Vững đã trải qua những năm tháng đẹp trên thành phố Huế...

 

untitled

 

 "Chào bạn" ảnh Trương Vững, gải nhất cuộc thi “Góc ánh lữ hành”  của Tuổi Trẻ Online 2008

     Thời niên thiếu Trưong Vững đã trải qua những năm tháng đẹp trên thành phố Huế, nơi Trưong Vững được sinh ra (24.7.1968) và lớn lên trong mái ấm gia đình.Hình ảnh cuộc sống, con người , cảnh quan, thiên nhiên sông nước hữu tình, vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Hưong, núi Ngự với quần thể di tích, lịch sử, văn hoá; sức quyến rủ của ngày và đêm trên kinh thành Huế qua các tác phẩm ảnh nghệ thuật được đăng tải, giới thhiệu trong các hệ thống sách báo, tạp chí của các bậc thầy nhiếp ảnh Nguyễn Khoa Lợi, Tôn Thất Dung, Lê Quang, Nguyễn Hữu Đính…đã tạo cho Trương Vững niềm say mê, thích thú loại hình nghệ thuật nhiếp ảnh; giúp Trương Vững tự tin nuôi dưỡng ước mơ có một ngày được cầm máy thể hiện trọn vẹn nguồn cảm hứng sáng tạo ảnh nghệ thuật..

 

Theu va non Hue

 

Nghệ nhân Dân gian Việt Nam Lê Văn Kinh (Ảnh Trương Vững)
 
      Đến năm 2001, được sự tác động, khích lệ chân tình của giới nghệ sĩ nhiếp ảnh tỉnh nhà, Trương Vững mạnh dạng bắt đầu cầm máy ảnh. Là một công nhân của Xí nghiệp in Thống kê bao bì xuất khẩu Thừa Thiên Huế với chuyên ngành chế bản phim, công việc bộn bề nên Trương Vững thường tranh thủ tận dụng những thời gian rảnh rổi thứ Bảy, Chủ Nhật, các ngày nghỉ lễ để đi sáng tác với các thành viên trong Câu lạc bộ Nhiếp ảnh thuộc Nhà Văn hoá Huế. Theo Trương Vững, những ngày đầu nhập môn, Câu lạc bộ thực sự là chỗ dựa tinh thần quý báu giúp Trương Vững định hình tay nghề. Tính chất cộng đồng của tập thể, sự quan tâm ưu ái cúa các nghệ sĩ đàn anh như Phạm Văn Tý, Đoàn Dân, Võ Đông Bảy…đã tạo điều kiện tốt đẹp cho Trương Vững gắn kết với bộ môn ảnh nghệ thuật.

     Phong cảnh sông nước trên quê hương Thừa Thiên Huế có một sức cuốn hút lạ kỳ. Trương Vững rất đam mê các cảnh quan ấy trong những lần theo đoàn nghệ sĩ nhiếp ảnh đi thâm nhập thực tế, sáng tác. Chỉ sau một năm tìm tòi, học hỏi, thử thách, bấm máy chàng công nhân trẻ của ngành in đã dạt được thành công ban đầu khi tác phẩm “Sóng bạc” đoạt giải nhất và 3 tác phẩm khác đoạt giải khuyến khích cuộc thi ảnh nghệ thuật “ Huế- Bài thơ đô thị”được tổ chức vào năm 2002. Với thành tích đầu tiên này, Trương Vững được xem như là sự xuất hiện đáng trân trọng của một tài năng trẻ ; xứng đáng với niềm tin cậy của những người làm công tác quản lý văn hoá, văn học nghệ thuật trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Từ đây, giới cầm máy ảnh nghệ thuật Huế có thêm một thành viên chính thức mới. Năm 2002, các tác phẩm ảnh nghệ thuật “Cánh bạc trong sương”, “Sóng bạc”, “Tung chài”; Năm 2003, tác phẩm “Sóng lưới, “Mùa du lịch” được Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chọn trưng bày trong triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc tại thủ đô Hà Nội.Qua 2 cuộc triển lãm này, càng khẳng định sự trưởng thành sớm của một công nhân tài năng.

     Trong những năm tiếp theo, nhờ có niềm say mê lớn về nghề mà Trương Vững đã có những chuyến đi thực tế trên nhiều miền đất nước như Hà Nội, Thanh Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Hội An...Thông qua các chuyến đi này, Trương Vững đã có dịp giao lưu với các đồng nghiệp khác và đã chân tình trao đổi, học hỏi nơi họ những thông tin, kinh nghiệm quý báu về tác nghiệp, về quan niệm sáng tạo ảnh nghệ thuật trong giai đoạn phát triển khoa học kỹ thuật một cách nhanh nhạy hiên nay trên lĩnh vực nhiếp ảnh.

     Ngoài các lần gửi ảnh nghệ thuật tham gia các cuộc triển lãm ở tỉnh nhà, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Đà Nẵng, khu vực Bắc miền Trung, các cuộc triển lãm chuyên ngành phụ nữ, công đoàn…ảnh nghệ thuật của Trương Vững còn đựợc chọn treo trong một số cuộc triển lãm quốc tế. Riêng tại Nhật Bản tác phẩm “Sóng lưới” của Trương Vững đã được trao tặng huy chương Asahusanbum, đây là giải ảnh nghệ thuật quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp nhiếp ảnh Trương Vững.

     Phát huy những thành công ban đầu, được đồng nghiệp khuyến khích, động viên Trương Vững đã gửi ảnh nghệ thuật dự nhiều cuộc thi khác và đã đạt những thắng lợi mới, trong đó đáng chú ý nhất là tác phẩm “Sang sông” được giải nhì cuộc thi ảnh nghệ thuật chủ đề “ Lễ hội truyền thống và phát triển văn hoá” được hãng Fujifilm tài trợ, và Hội LHVHNT TT Huế, Phòng VHTT Huế phát động nhân dịp Festival Huế 2004.

     Khi được hỏi về nghề, Trưong Vững tâm sự “ Ngoài những ngày cặm cụi với công việc chế bản phim tại nhà in, tôi đã được cùng với các anh nghệ sĩ nhiếp ảnh trong Hội đi đến nhiều tỉnh, thành phố khác và cũng đã nhiều khoảnh khắc bấm máy, nhưng sao vẫn chưa thấy có ảnh đẹp về các nơi ấy. Phần lớn ảnh được triển lãm, được trao giải của tôi đều là ảnh về đề tài sông nước của Huế. Phải chăng Huế vẫn luôn mới trong tâm thức, tình cảm tôi và đang nuôi dưỡng ngọn nguồn sáng tạo của một người con xứ Huế?”.

     Trương Vững đã được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp Ảnh Việt Nam do Trương Vững có một bề dày thành tích hoạt động và đầy đủ tiêu chuẩn của một hội viên trung ương.
 
Truong vung by you.
 
Bức ảnh "Lưu niệm" của tác giả Trương Vững và câu chuyện "Đôi vợ chồng du khách chụp ảnh lưu niệm trong một lần đến thăm Huế. Niềm hạnh phúc rạng ngời thể hiện qua từng cử chỉ, nét mặt khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc cung đình triều Nguyễn - một di sản văn hóa thế giới"
 
 
Tung lưới
 Nhà vô địch - giải bạc Liên hoan ảnh nghệ thuật Bắc miền Trung lần thứ 15 tại Đồng Hới 2008.
 
 
Vẽ men trên đồng, một công đoạn của nghệ thuật pháp lam.
 
 
 
Festival Huế 2008.