Print

NGHỆ SĨ KIM KIỀU KẾ THỪA NGHỆ THUẬT CA KỊCH HUÊ CỦA GIA ĐÌNH

Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 5209
Đang độ tuổi thanh xuân, Kim Kiều tiếp thu nhanh các sở trường của cha mẹ và đồng nghiệp nên thường thành công trong các tiết mục múa phục vụ nhân dân...

 

NGHỆ SĨ KIM KIỀU

KẾ THỪA NGHỆ THUẬT CA KỊCH HUẾ CỦA GIA ĐÌNH

 Kim Kiều là người con của một gia đình nghệ sĩ sân khấu ca kịch Huế, thân sinh : NSƯT Ngọc Yến, thân mẫu: nghệ sĩ Kim Oanh đều là những người nổi tiếng với nhiều cống hiến to lớn trong việc góp phần bảo tồn, chấn hưng, phát triển loại hình ca kịch Huế. Kim Kiều quê quán ở làng Uất Mậu, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế nhưng lại được sinh vào ngày 1.5.1953 tại Hà Tĩnh khi mẹ đang theo đoàn lưu diễn nơi đây. Sinh ra rồi lớn lên trong môi trường của  Đoàn Ca Kịch Trị Thiên Huế, được cha mẹ định hướng đi theo nghệ thuật sân khấu, lại tiếp cận hằng ngày cung đàn điệu hát trong các chương trình biểu diễn của đoàn nên Kim Kiều rất say mê ca hát.

      Năm 15 tuổi, Kim Kiều được học nghệ thuật múa và khi chính thức lên sàn diễn Kim Kiều được tổ chức bố trí vào ban múa của đoàn. Đang độ tuổi thanh xuân, Kim Kiều tiếp thu nhanh các sở trường của cha mẹ và đồng nghiệp nên thường thành công trong các tiết mục múa phục vụ nhân dân.

      Khi đến tuổi trưởng thành, Kim Kiều được nhận vào đoàn Văn công Khu ủy Trị Thiên. Đây là quảng thời gian đầy gian lao, khắc nghiệt đối với Kim Kiều vì phải xa cha mẹ, người thân vào phục vụ chiến trường, phải chịu đựng nhiều gian khổ, thử thách trong bối cảnh khóc liệt của chiến tranh. Tuy vậy, nhờ sự đùm bọc thương yêu của đoàn thể, của lãnh đạo đoàn cùng tinh thần đồng đội, chiến hữu đã giúp Kim Kiều ổn định tư tưong, hăng hái tập luyện nhiều tiết mục mới và đem hết lòng nhiệt thành để biểu diễn có hiệu quả sân khấu, được bà con, khán giả hoan nghênh, nhất là khán giả bộ đội. Thời gian này Kim Kiều đã thầm yêu một nhạc công trẻ trong đoàn là Đỗ Hùng, mối tình thầm lặng ấy cũng được đền đáp nhưng chỉ hai người biết, không hề dám tâm sự cùng ai. Mãi đến năm 1975, mối tình ấy mới được công khai bằng một lễ thành hôn. Hiện nay vợ chồng Kim Kiều đã có một con trai cũng theo nghiệp bố đang dạy nhạc cụ dân tộc tịa trường Đại học Nghệ thuật Huế, một con gái cung học ca Huế, thỉnh thoảng cùng mẹ xuống thuyền sông Huơng biểu diễn phục vụ du khách.

      Với chất giọng thanh, trong, âm lượng cao, có chiều sâu, Kim Kiều thể hiện thành công nhièu bài bản lớn của ca Huế, nhiều làn điệu lý, dân ca Bình Trị Thiên.  Nhiều du khách khi nghe Kim Kiều hát thường yêu cầu Kim Kiều ca điệu Lý năm canh.Với hình ảnh đợi chờ của người sương phụ trong tâm trạng cô đơn thắt thỏm cộng với giọng ca mượt mà, trau chuốt của Kim Kiều, điệu lý co một chiều sâu tha thiết, tâm cảm. Nghệ sĩ Kim Oanh đã có công lớn khi truyền thụ cho hai chị em Kim Kiều, Kim Vàng những tinh tế của nghệ thuật xử lý cách lấy hơi, nhả chữ cùng giúp họ thuộc hình thức nhiều làn điệu, nội dung các bài ca Huế.

      Khi đoàn Văn công Khu Ủy Trị Thiên giải thể, Kim Kiều được về đoàn Ca Kịch Tri Thiên Huế do nghệ sĩ Xuân Lư làm trưởng đoàn. Sau một thời gian rèn luyện, học tập, bồi dươngc các kỹ năng biểu diễn ca kịch Huế, Kim Kiều được đoàn phân công một số vai diễn như vai Sen (vở Trần Thị Tâm), vai thằng Hiếu (vở Cái tủ thờ), vai em bé (vở Con gà chân chì), vai bà  Bồ (vở Trần Bồ), vai Điêu Thuyền (vở Phụng Nghi Đình), vai Băng (vở Vòng oan nghiệt) … Kim Kiều cho biết, điều thú vị của Kim Kiều là phần lớn các vai diễn Kim Kiều thường đóng vai con nit, em bé. Khi thì bé trai, khi thì bé gái và may mắn là vai nào cung đóng thành công, được lãnh đạo đoàn tin cậy, được khán giả thương quý.

     Do hoàn cảnh gia đình, Kim Kiều đã xin đoàn cho nghỉ hưu sớm. Mặc dù  không còn theo đoàn lưu diễn như trước nhung lòng say mê, yêu nghệ thuật ca kich Huế trong Kim Kiều vân x được ấp ủ, nung nấu. Kim Kiều đã cùng các nghệ sĩ khác cũng nghỉ hưu như Kim Vàng, Châu Dinh, Hồng Tuyết, các nghế sĩ lão thành như Mộng Điệp, Minh Tâm … tích cực tham gia sinh hoạt với Câu lạc bộ Ca Huế của Nhà Văn hóa Huế. Ngoài các buổi biểu diễn thính phòng, Kim Kiều còn thực hiện một số trích đoạn tuồng để làm phong phú hình thức hoạt động của câu lạc bộ.

      Bên cạnh các hoạt động trên, Kim Kiều còn được Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh mời tham gia giảng dạy một số chương trình ca Huế, biểu diễn ca kịch Huế; dàn dựng mẫu một số kịch mục, hoạt cảnh cho các em học sinh thực tập. Tâm huyết với truyền thống sân khấu ca kịch của gia tộc, Kim Kiều nguyện đem hết sở trường của mình để truyền đạt cho thế hệ kế tục. Với thành tích tham gia trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Kim Kiều đã được Nhà Nước tặng Huân chương Kháng chiến hang Ba.