Print

NHÀ THƠ TÔN THẤT LANG

Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 5424

Giới thiệu Nhà thơ Tôn Thất Lang, hiện đang sinh sống tại Cần Thơ.

IMG_5001

 

"Cuộc đời đâu phải tự nhiên xanh" Chợt nhớ một câu thơ như thế khi đọc cuốn sách nhỏ Những cảnh đời, những tấm lòng (NXB Văn Nghệ) của nhà báo tự do Tôn Thất Lang. Mộc mạc như chính tựa sách, những câu chữ của anh cứ thật như những cuộc đời, những tấm lòng...

23_15_25_29_858

 

Là những cô gái, chàng trai, những người đàn ông, đàn bà không may bị teo chân, mất tay, mù mắt. Họ không còn lành lặn nhưng cuộc sống thì vẫn thế, vẫn khó nghèo, vẫn vất vả, ngày thì dài mà năm thì ngắn. Nên những giọt mồ hôi của họ đổ xuống gấp ba, bốn lần; nên nghị lực, ý chí của họ cũng phải bật lên gấp ba, bốn lần. Và ăm ắp trong đó là cái tình, không chỉ là tình yêu thương của những người lành lặn với người khuyết tật, mà là tình yêu thương của những người không may thiệt thòi dành cho cả cuộc đời.

Nên anh thương binh cụt cả hai chân đã tình nguyện làm chú nuôi dạy trẻ cho bà con yên tâm đi làm đồng mùa lũ. Nên người đàn ông khiếm thị không cần chong đèn trong đêm vẫn cần mẫn dùi nên những câu thơ... Họ không chỉ sống tốt cuộc đời mình, chăm sóc tốt thế hệ sau mình, mà còn đóng góp đầy đủ phần mình cho xã hội.

Tôn Thất Lang cũng góp phần mình vào đó bằng cách ghi lại những ánh lấp lánh của những cuộc đời thầm lặng.

Theo TTO

NGƯỜI CỦA HAI QUÊ ĐẦY LÒNG NHÂN ÁI

 

Ba%20Linh%20Chi%20trao%20phan%20thuong%20cho%20casc%20em%20hs%20gioi[1]

Trong tiết Xuân ấm áp của cỏ cây đất trời, những người con xa xứ  mang tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê lòng chợt buồn man man. Để tìm hơi ấm giữa xứ lạ, quê người, nhiều năm qua hội đồng hương Huế tổ chức buổi họp mặt đầu Xuân, để cùng nhau cảm thông chia sẻ, ở đây cũng có những món ăn như Tết Huế. Điều đáng quý đó là cảm giác như đang sống trong tình làng nghĩa xóm ở quê nhà. Người có công lớn trong việc tổ chức ngày họp mặt, đan nối tình cảm người xa quê lại gần nhau, được ăn các món ăn Huế trong ngày họp mặt đó phải kể đến bà Trần Thị Linh Chi.

Bà Trần Thị Linh Chi, người con của Huế sinh ra trong một gia đình văn học, là con nhà nòi, là nhà thơ, nhà văn là hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ, đã cho ra đời nhiều tập thơ, nhiều truyện ngắn được nhiều độc giả ái mộ.

Ngoài công tác văn học, hơn nửa cuộc đời đều có bước chân bà đến những nơi bị thiên tai bão lụt, những mảnh đời cơ nhỡ, hoạn nạn khó khăn để nhường cơm sẻ áo.

Có lẽ Huế là những năm tháng lũ lụt, sinh ra ở Huế đều lớn dần theo mùa lũ lụt vì thế mà lòng bà quặn thắt khi nhớ lại người mẹ già ngồi nhìn nước dâng lên mà thở dài não nuột, nhớ từ củ khoai, củ sắn… ăn độn cho qua những ngày mưa bão. Nhớ những trận lụt kéo dài đã quét đi không khí của một làng quê vốn dĩ êm đềm và cuốn trôi tất cả những gì chắt chiu, tạo dựng từ những tháng năm cơ cực, lam lũ. Tiếp đến là bao lo toan vất vả của bà nuôi đàn con ăn học, thiếu thốn đủ mọi bề đã làm cho bà luôn thấu hiểu, cảm thông, những mảnh đời có cùng cảnh ngộ. Hễ nghe đâu có học sinh, sinh viên nghèo mồ côi, người tàn tật, thiên tai, mà chưa làm một việc gì giúp đỡ là cảm thấy như mình còn món nợ chưa trả.

Trong những lúc quê nhà bị bão lụt, ngoài tấm lòng của  bà, bà còn đi vận động mạnh thường quân của ít lòng nhiều mong góp phần nhỏ để chia sẻ khó khăn với bà con quê nhà. Riêng ở Cần Thơ những năm lũ lụt, một số bà con “Huế” ở Ô Môn, Thốt Nốt, bà đã đi đến tận vùng quê sâu lo cho đồng hương mình, chứng kiến cảnh đó ta mới thấy được tấm lòng bao la của bà.

Khuôn mặt bà phúc hậu, đôi mắt, nụ cười còn biểu lộ lộ nét xuân sắc một thời, với giọng Huế rặt : “Thấy nhiều con người đói nghèo giữa xã hội phồn vinh, nhìn họ tiều tụy lang thang xin ăn nơi góc phố tối tăm, tôi trải lòng không chịu được cảnh tương tâm”.

Tấm lòng nhân ái của bà bền bĩ với thời gian, bà bước những bước đi không đơn độc, mỗi bước đi của bà là nối vòng tay bè bạn, nối những tấm lòng nhân ái cùng đồng hành. Như vừa qua bà đã cùng một số người xa quê ở Cần Thơ ủng hộ gây quỹ cho học sinh nghèo chăm học ở Huế theo lời kêu gọi của Tổng biên tập báo Sông Hương.

Hằng năm, hội đồng hương đều trao học bổng và phần thưởng cho các sinh viên, học sinh học giỏi người Huế xa quê, những lúc đó luôn có sự góp mặt của bà, bà thố lộ: “Năm nào tôi cũng xuất vài học bổng giúp cho học sinh nghèo, gia đình tôi cũng là địa chỉ của những người xung quanh, đồng hương khi gặp khó khăn tìm đến. Nhiều trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh nghiệt ngã, tôi thường tạo điều kiện âm thầm giúp đỡ mong các em trở thành người có ích. Việc làm nhỏ bé của tôi đâu bằng ai, mấy chục năm qua tôi chưa bao giờ nghĩ mình đã giúp cho bà con, chỉ đi đến họ bằng cái tâm “ tình người”.

Năm 2000, những người Huế ở Cần Thơ như bác sĩ Hồ Đắc Duy, bác sĩ Hoàng Quỳnh cùng bà đã tổ chức bữa ăn thân mật và phát quà cho hơn 100 em bé cơ nhỡ, không gia đình tại nhà hàng Ninh Kiều. Lúc đó, Đài Truyền Hình Cần Thơ có đến quay phim buổi ăn ấm áp, mang hơi ấm gia đình, biểu lộ sự hân hoan, hạnh phúc của các em cũng như người tổ chức, đó cũng là niềm vui lây của người đồng hương ở Cần Thơ.

Ngôi nhà của bà cũng là địa chỉ của các nhà văn, nhà thơ mỗi lần có dịp ghé Cần Thơ. Ngoài ra trong giới văn nghệ, tác giả nào xuất bản truyện ngắn, ký, thơ… đều được bà mua giúp vài cục cuốn để chia vui cùng tác phẩm ra đời.

Hơn nửa cuộc đời chia sẽ với nhiều em học sinh nghèo, nay đã có nhiều học sinh trở thành kỹ sư, bác sĩ, giáo sư…họ nhìn bà với đôi mắt biết ơn và trân trọng.

Với tấm lòng nhân ái, luôn giúp người khó khăn trong hoạn nạn của bà, được sự ủng hộ nhiệt tình của chồng và các con. Nhờ thế mà mấy chục năm qua và cho đến bây giờ với tấm lòng nhường cơm sẻ áo, bà vẫn giữ được tặng phẩm nuôi dưỡng linh hồn đó là “ lòng nhân ái”.

Xuân 2009 lại về, trong ánh mắt xa xăm có lẽ bà đang nghĩ đến những mảnh đời cơ nhở, mồ côi, những sinh viên nghèo ở quê nhà cũng như ở Cần Thơ đang cần mình chia sẻ.

Tôn Thất Lang

*

Ảnh trên: Nhà văn Trần Thị Linh Chi trao phần thưởng cho các em học sinh giỏi

* Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 "Nhà báo" của những người bất hạnh


 

Anh Lang (thứ hai từ phải sang)  với chị Nguyễn Thị Bảy Nhỏ (bìa phải), một phụ nữ cụt tay gặt lúa mướn - nhân vật trong bài viết của anh
TT - Từ mười năm qua, có một người ngày nào cũng lặn lội khắp vùng sâu, vùng xa săn tìm địa chỉ của những mảnh đời bất hạnh để chia sẻ, giúp đỡ và tạo điều kiện cho họ hòa nhập cuộc sống cộng đồng bằng chính những bài viết trên nhiều tờ báo có uy tín trên cả nước.

Anh Tôn Thất Lang sinh ra ở Huế nhưng lại có duyên nợ với Cần Thơ. Sau hơn mười năm công tác ở trạm y tế xã Khánh Lâm, U Minh, Cà Mau, anh lại trở về Cần Thơ (1990) kết duyên với văn học và báo chí.

Trong quá trình cầm bút như một nhà báo tự do, anh thường đi sâu vào các mảng đề tài văn hóa - xã hội nên thường xuyên tìm đến những gia đình người khuyết tật, đến từng trại dưỡng lão và những mái ấm tình thương để động viên, an ủi và làm nhịp cầu nối giữa những người nghèo khổ với những nhà thiện nguyện.

Anh thường viết bài cho các báo với chuyên mục "địa chỉ cần giúp đỡ". Công việc của anh tuy âm thầm nhưng tốn rất nhiều thời gian và công sức. Nhiều hôm đã khuya, tôi điện thoại tìm anh mới biết anh còn đang say sưa viết bài về những thân phận nghèo khó.

Anh nói: "Thương người như thể thương thân, miễn sao xoa dịu được nỗi đau của người khác là hạnh phúc lắm rồi!". Có lần anh đứng lặng người trước số phận nghiệt ngã của chị Chu Thị Hương ở tận Sóc Trăng, một phụ nữ bị bệnh tật hành hạ suốt 32 năm liền, anh trở về và viết ngay một bài báo. Sau vài lần gặp anh, họ đã vui lên vì anh đã đem lại cho họ một niềm tin và hi vọng, dù là những hi vọng hết sức mong manh.

Nhiều năm qua anh đã giới thiệu hàng trăm tấm gương vượt khó và những mảnh đời bất hạnh lên mặt báo, như em Nguyễn Hoàng Minh, "cậu bé đi học bằng hai tay" nhưng rất giàu nghị lực. Sau bài báo của anh Lang, em Minh đã được giúp đỡ 35 triệu đồng.

Và nhờ nhiều bài viết về những đứa trẻ bị nhiễm chất độc da cam; những phụ nữ tật nguyền, những anh thương binh tàn nhưng không phế; những cụ già cô đơn không nơi nương tựa và những em bé mồ côi tự bươn chải kiếm sống... của anh mà nhiều cơ quan từ thiện và các nhà hảo tâm đã tìm đến giúp đỡ, bảo trợ và tạo cơ hội cho nhiều gia đình vượt lên số phận, xây dựng được mái ấm tình thương. Tính đến nay, qua những bài viết của anh, tổng số tiền ủng hộ do bà con gửi đến các báo đã lên đến gần 600 triệu đồng.

Thậm chí sau bài viết, tòa soạn lại nhờ anh mang tiền đến tận nhà giao cho gia đình những người nghèo, vậy là anh phải bỏ tiền túi lặn lội cả ngày đường trở lại trao những phần quà, tiền giúp đỡ của bạn đọc gần xa.

Trong lần nhận giải về cuộc thi "Vươn lên và hội nhập" do báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức, anh đã tâm sự: "Tôi chỉ muốn đưa lên báo những mảnh đời bất hạnh để mong được nhiều người chia sẻ hơn”.

Mặc dù tuổi đã cao nhưng ngày nào anh cũng xách máy ảnh lên đường để tìm đề tài viết báo. Anh cho biết ngày nào còn sức anh sẽ còn viết, còn chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh. Bài viết của anh tuy chân phương nhưng tràn đầy xúc động, mỗi dòng chữ giống như một thông điệp "từ trái tim đến trái tim". Bạn bè vui miệng thường gọi anh là "nhà báo khuyết tật" vì trong cặp anh lúc nào cũng có hàng trăm địa chỉ của những người cần giúp đỡ.

HOÀI PHƯƠNG