Print

Tượng lại hóa thân vào cõi con người – Võ Quê

Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 4596

Hình ảnh: Tượng lại hóa thân vào cõi con người – Võ QuêMột trong những điều kỳ thú khi được đặt chân đến một số nước ở châu Âu trong thời gian qua là tôi được tiếp cận với những pho tượng được đặt ngoài trời hay trong hệ thống bảo tàng. Cách bài trí, không gian dựng tượng, những tác phẩm điêu khắc ở châu Âu đã tạo cho tôi một cảm giác thân thiện, gần gũi. Giữa tượng và người dường như có một sự đồng cảm lắng sâu, nhất là với những pho tượng đã đi vào văn học.Với đất nước Áo, tôi  đã hân hoan trước bức tượng Wolfgang Amadeus Mozart (27.7.56 – 5.12.1791) là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera, ông đã được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc.Một danh nhân khác được đặt tượng trong công viên thành phố Vienna là tượng Johanns Strauss (14.3.1804 – 25.10.1849). Ông sinh ra tại Viên, là một nhà soạn nhạc lãng mạn người Áo lừng danh với các điệu walzer mà nổi tiếng nhất của ông “Lorelei Rheinklänge”, nhạc kịch số 154. “Hành khúc Radetzky” của ông được xem là một trong những hành khúc thành công với tiết tấu sôi động, hứng thú!Tại Vienna, khi vào viếng nghĩa trang thành phố, tôi đã có dịp chiêm quan tượng đài của  Ludwig van Beethoven (17.12.1770 – 26.3.1827) nhà soạ nhạc cổ điển người Đức mà phần lớn thời gian ông sống ở Vienna, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được thế giới công nhận là nhà soạn nhạc lớn và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.Đứng tĩnh tại trong vòm cây xanh mát trên một con đường phố ở thủ đô Vienna là tượng thi hào thi hào Johann Wolfgang Goethe (1749 – 1832) người được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sỹ của Đức. Do đó, ông là một trong số ít người được xem là nhà thông thái. Hầu hết tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ đỉnh cao của nền văn chương thế giới Faust. Sự nghiệp và tư tưởng của ông ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa châu Âu và nhân loại.Tôi thật sự bất ngờ khi được nhìn thấy bức tượng đồng Hoàng Tử Bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), nhân vật trong tác phẩm " Hoàng Tử Bé" được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry; tại Việt Nam, nhà thơ Bùi Giáng đã dịch vào năm 1973. Bức tượng được dựng dọc một bờ rào công viên Budapest cho tôi có cảm giác cậu hoàng tử bé kia đang hồn nhiên chơi giữa đời thường như bao đứa trẻ thơ ngây, vô tư khác. Qua bức tượng, những trang văn trong “Hoàng Tử Bé” chợt hồi quang trong ký ức tôi.Khi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Tâm đưa cho tôi đến tham quan Viện bảo tàng Louvre, Paris, Pháp,  tôi háo hức nói với nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Tâm làm thế nào để được nhìn ngắm và chụp cho được một tấm hình trước bức tượng Thần Vệ nữ “Venus de Milo”. Thì ra không phải chỉ có tôi mới háo hức, trước tôi đã xuất hiện rất nhiều du khách chen chúc nhau tìm chỗ tốt, thuận tiện để chiêm ngưỡng tượng, chụp hình. Tại đây, tôi có dịp hiểu rõ thêm: “Venus de Milo” là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, có niên đại khoảng năm 130 trước Công nguyên khắc hoạ Aphrodite mà người La Mã gọi là “Venus”; tiếng Hán Việt là "Vệ nữ", vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp. Tượng được điêu khắc bằng cẩm thạch với chiều cao 203 cm (80 inches), nhưng đã mất hai tay và bệ nguyên bản. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất thì đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch. Bức tượng được được một người nông dân tên là Yorgos Kentrotas tìm thấy trong tình trạng rời làm hai mảnh năm 1820 trên đảo Milos, ở Aegae. Ông giấu bức tượng nhưng sau này các quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra và tịch thu. Jules Dumont d’Urville, một sĩ quan hải quân Pháp phát hiện vẻ đẹp của tượng và dàn xếp vụ mua bán cùng Đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Marquis de Riviere. Sau khi phục chế, bức tượng được mang giới thiệu cho vua Louis XVIII năm 1821. Cuối cùng nhà vua cho đặt tượng tại bảo tàng Louvre, Paris, nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay.Khi còn ở Việt Nam, tôi đã đượcc nghe, đọc về bức tượng “Cậu bé đứng tè” ở Brussels cho nên khi được đặt chân đến thủ đô nước Bỉ tôi đã rất vui khi chính mình “mục sở thị” pho tượng “Cậu bé đứng tè” là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc Jerome Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619, đến năm 1817 thì được thay bằng bức tượng đồng cao 60cm, đặt trên đài đá hoa cương cao 2m, với mái tóc xoăn, chiếc mũi hếch. Đã có nhiều giai thoại giải thích xuất xứ bức tượng này nhưng phần lớn du khách thích câu chuyện liên quan tới lòng yêu nước: Quân Tây Ban Nha đã phóng hỏa đốt thành phố khi rút khỏi Brussels, và một cậu bé hồn nhiên đứng giữa cơn hỏa hoạn dập tắt lửa bằng cách ... tè mong cứu thành phố khỏi bị hỏa thiêu.Đến tham quan Bratislava, thủ đô Slovakia, nhiều du khách, trong đó có tôi vô cùng thích thú khi nhìn ngắm những bức tượng được đặt trên từng góc phố, con đường dung dị, giản đơn mà lại gợi cho du khách những nguồn rung cảm, xúc động. Trong quần thể tượng độc đáo ở Bratislava tôi thích nhất là các pho tượng “Người giấu mặt” được đặt ở quảng trường trung tâm. Đó là bức tượng của một người lính Pháp đội mũ sụp che phía trên gương mặt với câu chuyện kể về một anh lính Pháp bị thương tên là Hubert yêu một cô y tá ở Bratislava . Anh đã quyết định sống tại đây và bắt đầu sản xuất rượu vang theo truyền thống Pháp. Hubert giờ đây là tên loại rượu vang nổi tiếng nhất ở Slovakia . Bức tượng “Man at work” đặt ngay trên một miệng cống ở đường phố đi bộ ở Bratislava là một tác phẩm điêu khắc gây nhiều chú ý nhất đối với du khách. Bức tượng mô tả một công nhân đứng nửa người dưới hố ga chỗ nắp cống. Với hình ảnh độc đáo này, bức tượng được người ta suy diễn: Người đàn ông này đang nhìn váy phụ nữ hay nhoài người lên để hít thở không khí trong lành sau một thời gian làm việc trong ống cống? Và người ta cũng kháo với nhau rằng chạm tay vào mũi tượng này sẽ gặp may mắn.Gần tượng “Man at work”, tượng “Người đàn ông hào hoa” được đặt ở phía trước một ngõ nhỏ. Bức tượng “Người đàn ông hào hoa” xuất xứ từ câu chuyện người đàn ông này bị bệnh tâm thần bởi vì yêu mà không được đáp lại. Dẫu rất nghèo khổ, ông vẫn trong tư thế y phục chỉnh tề ung dung trên đường phố Bratislava trong gần 40 năm.Người dân thành phố thường cung cấp cho ông thức ăn, và ông thường tặng hoa cho những người phụ nữ đi qua. Trên đường đến tham quan bảo tàng bia Heineken ở Amsterdam, Hà Lan tôi thật sự bất ngờ khi bắt gặp tượng Anne Frank, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Nhật ký Anne Frank” một thời tôi từng nghiền ngẫm. Bức tượng tưởng niệm Anne Frank được đặt bên ngoài nhà thờ Westerkerk, nơi Anne Frank đã nhiều lần nhắc trong nhật ký. Cuốn nhật ký được viết khi Anne cùng gia đình và bốn người nữa ẩn náu trên căn gác áp mái tại ngôi nhà số 263 trên đường Prinsengracht, Amsterdam, Hà Lan trong thời gian chiếm đóng của quân Đức thời Thế chiến thứ 2. Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt am Main đi Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát hiện và bị đưa tới trại tập trung của Đức quốc xã. Bảy tháng sau đó, Anne chết tại trại Bergen-Belsen, vài ngày sau cái chết của Margot, chị của Anne. Ông Otto, cha của Anne là người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái tại nơi gọi là “Chái nhà bí mật”. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký với tên “Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944”.Thật khó mà kể hết, viết hết những cảm xúc về các tác phẩm điêu khắc tượng đài ở châu Âu vốn rất đồ sộ, phong phú, đa dạng. Qua những ghi nhận ban đầu trên về một số bức tượng mà tôi được có dịp tiếp cận tôi chỉ muốn nói lên một điều khi nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao thì những tác phẩm ấy lại rất gần, rất gần khắp chốn nhân gian. Những danh nhân, những người bình thường trong xã hội một khi đã hóa thân thành tượng trước sự tài hoa sáng tạo của các bậc thầy điêu khắc thì tượng lại hóa thân vào cõi con người để cùng khổ đau, hạnh phúc, để biết nâng niu, chắt chiu cuộc sống vĩnh hằng trên trái đất thân yêu!Võ Quê(Trại Sáng tác Bãi Cháy, Quảng Ninh, 15.11.2012).Ảnh: Que Vo bên tượng "Hoàng Tử Bé" ở Budapest, Hungary.

                                       Tượng đồng Hoàng Tử Bé ở Budapest, Hungary.

Một trong những điều kỳ thú khi được đặt chân đến một số nước ở châu Âu trong thời gian qua là tôi được tiếp cận với những pho tượng được đặt ngoài trời hay trong hệ thống bảo tàng. Cách bài trí, không gian dựng tượng, những tác phẩm điêu khắc ở châu Âu đã tạo cho tôi một cảm giác thân thiện, gần gũi. Giữa tượng và người dường như có một sự đồng cảm lắng sâu, nhất là với những pho tượng đã đi vào văn học.

Với đất nước Áo, tôi  đã hân hoan trước bức tượng Wolfgang Amadeus Mozart (27.7.56 – 5.12.1791) là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng, quan trọng, và có nhiều ảnh hưởng nhất trong thể loại nhạc cổ điển châu Âu. Các tác phẩm của ông được xem là đỉnh cao trong các lĩnh vực nhạc piano, nhạc phòng, nhạc giao hưởng, nhạc tôn giáo và opera, ông đã được nhiều nhà soạn nhạc sau này ngưỡng mộ và các tác phẩm của ông đã trở thành một phần quan trọng trong nhiều cuộc hoà nhạc.

Một danh nhân khác được đặt tượng trong công viên thành phố Vienna là tượng Johanns Strauss (14.3.1804 – 25.10.1849). Ông sinh ra tại Viên, là một nhà soạn nhạc lãng mạn người Áo lừng danh với các điệu walzer mà nổi tiếng nhất của ông “Lorelei Rheinklänge”, nhạc kịch số 154. “Hành khúc Radetzky” của ông được xem là một trong những hành khúc thành công với tiết tấu sôi động, hứng thú!

Tại Vienna, khi vào viếng nghĩa trang thành phố, tôi đã có dịp chiêm quan tượng đài của  Ludwig van Beethoven (17.12.1770 – 26.3.1827) nhà soạ nhạc cổ điển người Đức mà phần lớn thời gian ông sống ở Vienna, Áo. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Beethoven được thế giới công nhận là nhà soạn nhạc lớn và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau.

Đứng tĩnh tại trong vòm cây xanh mát trên một con đường phố ở thủ đô Vienna là tượng thi hào thi hào Johann Wolfgang Goethe (1749 – 1832) người được coi là một trong những vĩ nhân trong nền văn chương thế giới. Ông là nhà thơ, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, họa sỹ của Đức. Do đó, ông là một trong số ít người được xem là nhà thông thái. Hầu hết tác phẩm của ông trường tồn với thời gian, một trong những số đó là kịch thơ đỉnh cao của nền văn chương thế giới Faust. Sự nghiệp và tư tưởng của ông ảnh hưởng sâu đậm trong văn hóa châu Âu và nhân loại.

Tôi thật sự bất ngờ khi được nhìn thấy bức tượng đồng Hoàng Tử Bé (tên tiếng Pháp: Le Petit Prince), nhân vật trong tác phẩm " Hoàng Tử Bé" được xuất bản năm 1943, là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry; tại Việt Nam, nhà thơ Bùi Giáng đã dịch vào năm 1973. Bức tượng được dựng dọc một bờ rào công viên Budapest cho tôi có cảm giác cậu hoàng tử bé kia đang hồn nhiên chơi giữa đời thường như bao đứa trẻ thơ ngây, vô tư khác. Qua bức tượng, những trang văn trong “Hoàng Tử Bé” chợt hồi quang trong ký ức tôi.

Khi được nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Tâm đưa cho tôi đến tham quan Viện bảo tàng Louvre, Paris, Pháp,  tôi háo hức nói với nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Tâm làm thế nào để được nhìn ngắm và chụp cho được một tấm hình trước bức tượng Thần Vệ nữ “Venus de Milo”. Thì ra không phải chỉ có tôi mới háo hức, trước tôi đã xuất hiện rất nhiều du khách chen chúc nhau tìm chỗ tốt, thuận tiện để chiêm ngưỡng tượng, chụp hình. Tại đây, tôi có dịp hiểu rõ thêm: “Venus de Milo” là một tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ đại nổi tiếng nhất, có niên đại khoảng năm 130 trước Công nguyên khắc hoạ Aphrodite mà người La Mã gọi là “Venus”; tiếng Hán Việt là "Vệ nữ", vị nữ thần tình yêu và sắc đẹp của người Hy Lạp. Tượng được điêu khắc bằng cẩm thạch với chiều cao 203 cm (80 inches), nhưng đã mất hai tay và bệ nguyên bản. Theo một đoạn văn khắc trên cái bệ ngày nay đã mất thì đây là tác phẩm của Alexandros xứ Antioch. Bức tượng được được một người nông dân tên là Yorgos Kentrotas tìm thấy trong tình trạng rời làm hai mảnh năm 1820 trên đảo Milos, ở Aegae. Ông giấu bức tượng nhưng sau này các quan chức người Thổ Nhĩ Kỳ đã tìm ra và tịch thu. Jules Dumont d’Urville, một sĩ quan hải quân Pháp phát hiện vẻ đẹp của tượng và dàn xếp vụ mua bán cùng Đại sứ Pháp tại Thổ Nhĩ Kỳ, Marquis de Riviere. Sau khi phục chế, bức tượng được mang giới thiệu cho vua Louis XVIII năm 1821. Cuối cùng nhà vua cho đặt tượng tại bảo tàng Louvre, Paris, nơi bức tượng vẫn được trưng bày đến ngày nay.

Khi còn ở Việt Nam, tôi đã đượcc nghe, đọc về bức tượng “Cậu bé đứng tè” Brussels cho nên khi được đặt chân đến thủ đô nước Bỉ tôi đã rất vui khi chính mình “mục sở thị” pho tượng “Cậu bé đứng tè” là tác phẩm của bậc thầy điêu khắc Jerome Duquesnoy được hoàn thành vào năm 1619, đến năm 1817 thì được thay bằng bức tượng đồng cao 60cm, đặt trên đài đá hoa cương cao 2m, với mái tóc xoăn, chiếc mũi hếch. Đã có nhiều giai thoại giải thích xuất xứ bức tượng này nhưng phần lớn du khách thích câu chuyện liên quan tới lòng yêu nước: Quân Tây Ban Nha đã phóng hỏa đốt thành phố khi rút khỏi Brussels, và một cậu bé hồn nhiên đứng giữa cơn hỏa hoạn dập tắt lửa bằng cách ... tè mong cứu thành phố khỏi bị hỏa thiêu.

Đến tham quan Bratislava, thủ đô Slovakia, nhiều du khách, trong đó có tôi vô cùng thích thú khi nhìn ngắm những bức tượng được đặt trên từng góc phố, con đường dung dị, giản đơn mà lại gợi cho du khách những nguồn rung cảm, xúc động. Trong quần thể tượng độc đáo ở Bratislava tôi thích nhất là các pho tượng “Người giấu mặt” được đặt ở quảng trường trung tâm. Đó là bức tượng của một người lính Pháp đội mũ sụp che phía trên gương mặt với câu chuyện kể về một anh lính Pháp bị thương tên là Hubert yêu một cô y tá ở Bratislava . Anh đã quyết định sống tại đây và bắt đầu sản xuất rượu vang theo truyền thống Pháp. Hubert giờ đây là tên loại rượu vang nổi tiếng nhất ở Slovakia . 

Bức tượng “Man at work” đặt ngay trên một miệng cống ở đường phố đi bộ ở Bratislava là một tác phẩm điêu khắc gây nhiều chú ý nhất đối với du khách. Bức tượng mô tả một công nhân đứng nửa người dưới hố ga chỗ nắp cống. Với hình ảnh độc đáo này, bức tượng được người ta suy diễn: Người đàn ông này đang nhìn váy phụ nữ hay nhoài người lên để hít thở không khí trong lành sau một thời gian làm việc trong ống cống? Và người ta cũng kháo với nhau rằng chạm tay vào mũi tượng này sẽ gặp may mắn.

Gần tượng “Man at work”, tượng “Người đàn ông hào hoa” được đặt ở phía trước một ngõ nhỏ. Bức tượng “Người đàn ông hào hoa” xuất xứ từ câu chuyện người đàn ông này bị bệnh tâm thần bởi vì yêu mà không được đáp lại. Dẫu rất nghèo khổ, ông vẫn trong tư thế y phục chỉnh tề ung dung trên đường phố Bratislava trong gần 40 năm.Người dân thành phố thường cung cấp cho ông thức ăn, và ông thường tặng hoa cho những người phụ nữ đi qua. 

Trên đường đến tham quan bảo tàng bia Heineken ở Amsterdam, Hà Lan tôi thật sự bất ngờ khi bắt gặp tượng Anne Frank, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Nhật ký Anne Frank” một thời tôi từng nghiền ngẫm. Bức tượng tưởng niệm Anne Frank được đặt bên ngoài nhà thờ Westerkerk, nơi Anne Frank đã nhiều lần nhắc trong nhật ký. Cuốn nhật ký được viết khi Anne cùng gia đình và bốn người nữa ẩn náu trên căn gác áp mái tại ngôi nhà số 263 trên đường Prinsengracht, Amsterdam, Hà Lan trong thời gian chiếm đóng của quân Đức thời Thế chiến thứ 2. Sau khi Adolf Hitler lên nắm quyền vào tháng 1 năm 1933, gia đình Anne Frank rời khỏi Frankfurt am Main đi Amsterdam cuối năm 1933 để thoát khỏi sự truy đuổi của Đức quốc xã. Từ tháng 7 năm 1942, họ sống trốn tránh trong những căn phòng được ngụy trang, khi đó Anne 13 tuổi. Sau hai năm, do bị phản bội, gia đình Anne bị phát hiện và bị đưa tới trại tập trung của Đức quốc xã. Bảy tháng sau đó, Anne chết tại trại Bergen-Belsen, vài ngày sau cái chết của Margot, chị của Anne. Ông Otto, cha của Anne là người duy nhất trong nhóm sống sót trở về Amsterdam sau chiến tranh và tìm thấy nhật ký của con gái tại nơi gọi là “Chái nhà bí mật”. Ông đã quyết định cho xuất bản cuốn nhật ký với tên “Het Achterhuis: Dagboekbrieven van 12 Juni 1942 – 1 Augustus 1944”.

Thật khó mà kể hết, viết hết những cảm xúc về các tác phẩm điêu khắc tượng đài ở châu Âu vốn rất đồ sộ, phong phú, đa dạng. Qua những ghi nhận ban đầu trên về một số bức tượng mà tôi được có dịp tiếp cận tôi chỉ muốn nói lên một điều khi nghệ thuật đã đạt đến đỉnh cao thì những tác phẩm ấy lại rất gần, rất gần khắp chốn nhân gian. Những danh nhân, những người bình thường trong xã hội một khi đã hóa thân thành tượng trước sự tài hoa sáng tạo của các bậc thầy điêu khắc thì tượng lại hóa thân vào cõi con người để cùng khổ đau, hạnh phúc, để biết nâng niu, chắt chiu cuộc sống vĩnh hằng trên trái đất thân yêu!

.

Võ Quê

(Trại Sáng tác Bãi Cháy, Quảng Ninh, 15.11.2012)