Print

NHỚ MÃI THẦY KÍNH YÊU - TIỂU KIỀU

Published Date
Written by Võ Quê
Hits: 5539
"...Thầy dạy ngôn ngữ - môn học mà dân gian đã khái quát "phong ba bão táp, không bằng ngữ pháp Việt Nam..."

NHỚ  MÃI THẦY KÍNH YÊU

 

TIỂU KIỀU 

             “ 50 sinh viên của lớp, chỉ cần nhìn vào mắt của một người ( H.T.X. V ) là đủ hứng thú để dạy bởi ta cảm nhận được SV ấy hiểu được nội dung mình truyền đạt, số SV còn lại – không cần thiết , không quan tâm “

Thật cường điu ! Thật quá quắc ! Song chỉ với chừng ấy chi tiết, chúng em đã thì thầm cùng nhau: Thầy là nhân vật đặc biệt. Thưa Thầy Nguyễn Tri Niên ạ !

Thầy về công tác ở Khoa Văn  ĐHSP Huế lúc chúng em đã tốt nghiệp nên không được vinh dự là học trò mà Thầy trực tiếp giảng dạy. Tuy thế trước khi Thầy về với Khoa chúng em đã được nghe rất nhiều điều tốt lành khiến chúng em rất muốn sơm sớm được diện kiến dung mạo: Thầy là người thông minh, lịch lãm,dạy giỏi, nghiêm túc trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Niềm kính yêu tăng lên bội phần  khi phát hiện Thầy từng có một thời niên thiếu đẹp ở Huế. Chúng em thật sự ngưỡng mộ và khâm phục Thầy vô cùng dù chưa một lần gặp mặt.

Thầy dạy ngôn ngữ - môn học mà dân gian đã khái quát phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam“, SV rớt nhiều như lá rụng mùa thu, tha hồ mà thi lại lần II, đến nỗi họ đã thở than và ngầm đặt cho thầy biệt danh “ dũng sĩ diệt SV “. Có thể một phần do dân văn chương ưa lãng đãng mà phải học môn có tính khoa học,  tư duy logic này nọ, thêm nữa do Thầy đòi hỏi cao: ý thức học tập, trình độ tiếp thu, khả năng diễn đạt… mà đa số SV chưa thực hiện tốt nên Thầy chưa hài lòng.

Cứ mỗi lần họp Khoa, cán bộ trẻ chúng em luôn mong ngóng nghe Thầy phát biểu đầy hứng thú bởi ý tưởng, lý l, ngôn ngữ của Thầy đa phần là “ lời hay ý đẹp “;  mà chúng em chưa đủ tư duy, chưa có dũng cảm để nói nên lời dẫu lòng rất muốn. Những ngày đầu ở lại Khoa, chúng em hãy còn rụt rè, e ngại mọi điều …Thầy ạ.

Mỗi khi có dịp được trò chuyện với Thầy thật muôn vàn hân hạnh là thích thú - lối nói dí dỏm (những người thông minh mới có khả năng này), lời lẻ nhẹ nhàng, chuyện đông tây kim cổ - những ý tưởng lạ lẫm sâu sắc. Không biết tiếp thu những điều hay ho ấy đến đâu nhưng ai nấy đều lắng nghe  say sưa với tất cả sự kính phục. Chính sự cởi mở của Thầy đã làm cho chúng em mạnh dạn trao đổi, hiểu biết thêm những điều mình chưa biết, và sự giao tiếp  thân tình này cho ta ấn tượng về tình cảm thân thiết – cao quý của tình thầy trò. Trên bục giảng Thầy  cho chúng em kiến thức chuyên môn ngôn ngữ, ngoài lớp học Thầy dạy cho SV lý tưởng sống đẹp của tuổi trẻ học đường.

SV vừa sợ vừa yêu. Yêu bởi thầy chân tình với thế hệ trẻ, sợ bởi môn của Thầy dạy quá khó. Với SV giỏi thì phương pháp giảng dạy của Thầy làm cho họ say mê học tập, với những bạn loại trung bình hay yếu kém, hầu hết ai cũng dành thời gian miệt mài học ngôn ngữ để mong được là học sinh giỏi của Thầy.

“ Hổ phụ sinh hổ tử “ con trai của Thầy cũng rất thông minh, khôi ngô tuấn tú, tính tình thật đáng yêu và cũng có tí ti kỳ khôi như … Thầy vậy.

Điều làm cho chúng em thật sự xúc động là dù đang ở xa, thời gian đã qua lâu nhưng tình cảm không phôi pha, khi nghe tin học trò cũ bị bệnh Thầy đã điện thăm hỏi và gởi thuốc vào cho. Có thể do thuốc đặc trị tốt hay vì quá cảm động và tri ân tình Thầy - trò của thầy - liều thuốc tinh thần quí báu mà em chóng lành bệnh, Thầy ơi, em cám ơn Thầy rất nhiều .

Thầy giã từ cố đô Huế để về sống an nhàn ở thủ đô Hà Nội. Chúng em – những người còn ở lại của 30 năm sau, mỗi lúc có dịp họp mặt nhau như Hội khoa, tết lễ, 20/11… đều luôn nhắc đến Thầy với tất cả lòng kính yêu và  thành tâm cầu mong Thầy sức khỏe, sống hạnh phúc những ngày cuối đời thật ý nghĩa.

 

                                                                  

 


 

Văn