Joomla 1.7 NivoSlider developed by NewJoomlaTemplates in collaboration with best web hosting reviews and ratings.
Print

TRANG VĂN, THƠ NGUYỄN NỮ ÁNH HỒNG

Giới thiệu sáng tác Nguyễn Nữ Ánh Hồng, Chủ nhiệm CLB Sao Khuê.

 

3249669436_054c7e65cc_m


 

ĐÔI DÉP

thơ Nguyễn Trung Kiên

 

Nguyễn Nữ Ánh Hồng

Bài thơ đã dễ dàng đi vào lòng người bởi tình cảm chân thành và ngôn từ giản dị, tác giả là Nguyễn Trung Kiên, 34tuổi, hiện là công nhân cơ khí, từng là sinh viên khóa 1997-2001 khoa Ngữ Văn, ĐHSP TP.HCM. Bài thơ ra đời tháng 12/1997, đoạt giải 2 “Tiếng

thơ sinh viên 1998” do nhà Văn hóa Thanh niên – HCM tổ chức.

Tác giả tiết lộ rằng lấy cảm hứng bài thơ từ cuộc tranh luận với người bạn xem khi mang dép thì chiếc bên nào sẽ mòn trước. thật là thú vị, và tác giả viết bài thơ khi vẫn chưa tìm được một nửa của mình. Sau này tác giả đã tặng lại bài thơ cho ngườI vợ yêu quý của anh.

Tựa bài thơ là một hình ảnh rất giản dị, hay nói thẳng ra là bình thường đến mức tầm thường, ko phải là hình ảnh cao quý, đẹp đẽ mà người đời nâng niu đem vào thơ “mây gió trăng hoa tuyết núi sông”, thậm chí không phải “dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về” (Tố Hữu) mà là đôi dép, chính sự bình dị đó đã khiến độc giả tò mò để xuyên suốt cùng nhịp thơ tác giả.

Mở đầu bài thơ là cách nói chân tình, mộc mạc như một lời tâm sự, không mài dũa, khách sáo:

Bài thơ đầu anh viết tặng em

Là bài thơ anh kể về đôi dép

tác giả vào đề rất tự nhiên, và để bày tỏ nỗi lòng, để giải thích về đôi dép tặng em của mình, tác giả ngập ngừng thổ lộ

Khi nỗi nhớ trong lòng da diết

Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Thì ra là thế, chỉ có thơ mớI chứa đựng, mớI chắp cánh cho cảm xúc thăng hoa. Tại sao có người nói làm thơ là khó, có người lại xuất khẩu thành thơ? Có thơ vui cũng ko thiếu thơ buồn? chung quy lại cũng chỉ vì xúc cảm. Đối với tác giả “ khi nỗi nhớ trong lòng da diết” thì chỉ có thơ là nơi gửi gắm đựoc nỗi niềm, để những vật tầm thường như Đôi dép những viết được thành thơ.

Tại sao tác giả lại chọn đôi dép? Quả thật đây là một hình ảnh thân thuộc trong đời sống hằng ngày nhưng lạ rất mới trong thơ. Tác giả bày tỏ sự băn khoăn của mình, thoáng nghe có vẻ như vô lý:

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ

Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước

Câu hỏi tưởng đơn giản mà hóa phức tạp, tưởng phức tạp nhưng lại thật đơn giản. ai cũng hiểu con người có 2 chân thì dép sản xuất phải là 2 chiếc, điều đó thật đơn giản nhưng “Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ” thì ai có thể lý giải được dưới góc độ thi sĩ?

Tác giả thổi hồn vào đôi dép, chúng trở thành hai con người từ xa lạ hóa thân quen, và không chỉ thân quen mà chúng còn ko muốn lìa xa nhau, kề vai sát cánh bên nhau đối mặt với cuộc sống

Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược

Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

2 chiếc dép

Cùng bước cùng mòn ko kẻ thấp người cao

Cùng chịu đựng sức người đời chà đạp

Đồng cam cộng khổ, luôn luôn song hành

Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác

Tại sao lại như vậy? chất keo nào đã gắn kết, sợi dây vô hình nào đã buộc hai chiếc dép với nhau như thế? Bởi:

Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Cuộc sống không phải luôn luôn bình lặng, không theo một lối mòn nào, dẫu biết rằng hai chiếc dép đã hy sinh rất nhiều chỉ để được ở bên nhau nhưng ai dám chắc chúng sẽ được bên nhau mãi mãi? Tác giả đặt ra nghi vấn

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi?

Tất nhiên là mọi chuyện đều có thể xảy ra. ừ nhỉ, nếu chỉ còn 1 chiếc thôi thì sao? Nó sẽ gánh vác nẻo đường, lên thảm nhung, xuống cát bụi, chịu sức người đời chà đạp một mình, được không? Tất nhiên là không được rồi. Vậy ghép nó vớI một chiếc khác, thế là có một đôi mớI chăng? Tác giả nhanh chóng phủ nhận

Mọi thay thế đều trở nên khập khiễng

Tại sao? Lời giải thích thật đơn giản nhưng sâu xa lắm, nó lột tả trọn vẹn tấm lòng chung thủy của chiếc dép hay của chính tác giả ẩn đằng sau

Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết

Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Khổ thơ tiếp theo, cảm xúc được nâng lên một bậc cao hơn, không còn hình ảnh đôi dép,tác giả bộc lộ tình cảm của mình, của “anh và em” cũng gắn bó bên nhau như đôi dép, cũng đứng trước thử thách chia lìa xa nhau và có sự xuất hiện của nhân vật thứ ba

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau

Bước chông chênh cứ nghiêng về một phía

Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Khổ thơ tiếp theo, cảm xúc được nâng lên một bậc cao hơn, không còn hình ảnh đôi dép,tác giả bộc lộ tình cảm của mình, của “anh và em” cũng gắn bó bên nhau như đôi dép, cũng đứng trước thử thách chia lìa xa nhau và có sự xuất hiện của nhân vật thứ ba

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau

Bước chông chênh cứ nghiêng về một phía

Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Ở đây ta bắt gặp cảm xúc tác giả cũng như Xuân Quỳnh trong “Sóng”, đều nói xa nói gần, làm đòn bẩy cho cái tôi hiện hữu mỗi lúc mỗi rõ nét, rồi đến lúc cái tôi đứng vững một mình, tuy nhạy cảm nhưng đầy khát khao

Rồi tác giả lại nghĩ về đôi dép:

Đôi dép vô tri khắng khít song hành

Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối

Chẳng hứa hẹn mà ko hề phản bội

Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Phép lặp cú pháp giúp nhịp thơ thêm dồn dập, ý thơ thêm mạnh mẽ và cảm xúc tác giả được đẩy đến cao trào

Không thể thiếu nhau trên những bước đường đời

Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái

Tôi yêu em bởi những điều ngược lại

Gắn bó đờI nhau vì một lối đi chung

Đi cùng tác giả qua bảy khổ thơ, với những góc nhìn khác nhau, những tâm trạng khác nhau, những xúc cảm khác nhau, độc giả như lặng đi trước tình yêu cao thượng, tình yêu đích thực. Khổ thứ 8, khổ kết của bài thơ là điểm nhấn ấn tượng nhất.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song

Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc

Chỉ còn một là không còn gì hết

Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Bài thơ kết thúc để lại dư âm cho người đọc, từng lời thơ mộc mạc, chân tình sâu sắc cứ thế ngân vang mãi.

Đời sống bộn bề, nhịp sống khẩn trương làm con người ta chạy theo vật chất quá nhiều, tình yêu trở nên thực dụng. Với những khoảng lặng trong cuộc sống, nhấn nhá từng lời thơ của Đôi dép để biết yêu người và trân trọng tình yêu đích thực hơn.

 

Thơ Nguyễn Nữ Ánh Hồng

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 TÌM MÂY CHỐN CŨ

Em là Mây của khung trời dạo ấy

Từng làm anh “chuếnh choáng” chẳng cần men

Em thanh cao như muôn ngàn cánh sen

Đẹp dịu dàng cho lòng anh xao động

 

Anh ôm ấp bóng hình em trong mộng

Dạm ngõ rồi, lại sợ nói…lời yêu

Để chiều nay giữa Bến Ngự cô liêu

Anh lang thang đi tìm hình bóng cũ

 

Ba mươi năm cớ sao lòng cứ nhủ

“Huế hữu duyên biết đâu lại tình cờ”

Xuôi Đập Đá cho anh lạc cõi mơ

Mây đợi anh…vẫn âm thầm, lặng lẽ

 

Nắng hanh hao níu đôi làn gió nhẹ

Kéo Mây về ngồi dưới căn nhà xưa

Dăm ba chuyện, Mây nhỏ nhẹ “dạ” “thưa”

Vẫn xuyến xao bởi nỗi lòng chưa tỏ

 

Nếu giấc mơ cho anh về ngày đó

Ba mươi năm như thể chỉ hôm qua

Thì hôm nay trên con đường đầy hoa

Nguyện cùng em xây ngôi nhà hạnh phúc…

 

Picture%20039[1]

 

 

 

 

 

 

 

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

 Copyright © 2008 - 2013 Võ Quê All rights reserved.