Joomla 1.7 NivoSlider developed by NewJoomlaTemplates in collaboration with best web hosting reviews and ratings.
Print

TRẠI SÁNG TÁC VĂN THƠ THIẾU NHI HUẾ 2008

(Bài viết đọc trong lễ bế mạc Trại tại Bạch M, 23.7.2008)
    TRI SÁNG TÁC VĂN THƠ THIU NHI HU 2008
 
TRẠI SÁNG TÁC VĂN THƠ THIẾU NHI HUẾ 2008
magnify

Đến hẹn lại lên. Năm nay tuổi thơ Huế chúng ta lại gặp nhau trong trại sáng tác văn thơ thiếu nhi hè 2008. Cuộc hội ngộ thân tình, hòa ái được diễn ra tại hai danh thắng của quê hương: Vườn Quốc gia gia Bạch Mã kỳ vĩ và biến Cảnh Dương xanh mát. Núi và biển. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp này sẽ góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trinh thơ của các em; giúp các em có thêm những trang viết đẹp, hay về non sông cẩm tú dấu yêu của đất nước mình.

Chỉ trong một thời gian ngắn tham gia sáng tác, Ban tổ chức Trại Sáng tác Văn Thơ thiếu nhi Huế 2008đã nhận được 51 bài thơ và 31 bài văn xuôi của 32 em . Đây là một số tác phẩm tương đối nhiều so với thời lượng không dài mà các em có được trong quá trình sáng tác.

Điểm nổi bật của Trại sáng tác năm nay là nội dung, đề tài sáng tác của các em đã có những nét mới. Các em đã đề cập các vấn đề nấy sinh, diễn ra trong cuộc sống thường ngày; đã biết quan tâm đến những hoạt cảnh buồn vui, khổ đau, hạnh phúc...quanh mình; các em đã viết rất trung thực về những gì các em từng bắt gặp, trải nghiệm.

Về Văn xuôi: Một số tác phẩm của các em đã chú ý khai thác đề tài về quê hương xứ sở. Từng trang viết đã diễn tả, bộc lộ được tấm lòng yêu thiết tha nơi chốn em đã được sinh ra, khôn lớn, học hành. Khát vọng, ước mơ về một nơi chốn bình yên trên quê nhà là điểm chung của nhiều tác phẩm. Tiêu biểu cho mảng đề tài này là Mấy mùa sương khói (Nguyễn Hữu Tấn), Lòng yêu nước (Trương Hoàng Bảo Ngọc), Nước sông trong hơn, cây cỏ xanh hơn (Nguyễn Thị Ngọc Hân), Huế quê tôi (Nguyễn Minh Thuận)...Từ một khía cạnh khắc, đề tài về gia đình, cha mẹ cùng những người thân yêu trong dòng tộc, chung một mái ấm yêu thương cũng được các em trang trọng đồng cảm thể hiện qua các tác phẩm Điều hạnh phúc (Võ Thị Quỳnh Tiên), Gia đình tôi (Lê Công Anh Thư), Tuổi thơ của ba (Phan Thị Nguyệt Minh), Mẹ tôi (Nguyễn Phúc Minh Tâm)...Do có nguồn tình cảm đặc biệt dành cho gia đình, cha mẹ, ông bà...mà các em đã rất chi tiết khi viết về họ. Đằm thắm, chân thành, hồn hậu là những từ ngữ có thể khái quát cho nội dung thuộc lĩnh vực này.

Entry for 29 July 2008

Học đường vơi trường lớp, thầy cô, bạn bè cùng trang lứa. Thế giới học trò hoa mộng, vô tư cũng là đề tài được các em chú trọng, ưu ái khi khai thác: Phượng đỏ lòng ai, Lớp học tuổi thơ (Nguyễn Hữu Tấn); Cảm nghĩ về một người thầy đáng kính (Phạm thị Hoài Linh)...chất chứa một nguồn tình cảm ấu thời, niên thiếu. Chúng ta tin tưởng, kỳ vọng rằng từ những trang viết trong sáng này các em sẽ nuôi hoài nhiều kỷ niệm đẹp, thánh thiện về một thuở học trò thơ dại. Và một mai kia khi các em đã trưởng thành sẽ không quên những ký ức tươi xanh, tinh khôi ấy.

Về các mảng đề tài khác như tự sự về chính bản thân mình, hoặc về những con người quanh nơi em sinh sống cũng đã được các em chắt lọc, gạn đục khơi trong nhằm khắc họa, mô tả tâm lý nhân vật bằng những dòng văn giàu cảm xúc, có tình. Hoa bồ công anh trong gió (Hoàng Hữu Phước); Nắng, trăng tròn (Nguyễn Nữ Ánh Hồng); Nắng và mưa (Đinh thị Hoàng hà); Cát và sóng (Đặng Phan Trân Châu); Trắng và đen (Lê Sĩ Dự); Không đề (Mĩ Lam); Tự sự một góc tâm hồn tôi (Phan Anh Thư); Rung động đầu đời (Dương Thị Ánh Linh); Những giọt mưa thiên thần (Lê Thị Nhật Linh); Đôi găng tay (Trần Thị Hoàng Anh)...là những tác phẩm văn xuôi tâm huyết, nhiệt thành của các em.

Nhìn chung về văn xuôi, hầu hết các em đã biết chú ý đầu tư cho việc hành văn, cú pháp, bố cục... Chữ nghĩa thể hiện trên mỗi trang viết đã được trau chuốt, đặt đúng nơi, đúng chỗ giúp cho câu văn mạch lạc, trong sáng. Các truyện ngắn đã ra truyện góp phần dẫn dắt người đọc vào những tình tiết, cao trào của nội dung tác phẩm. Với những tiến bộ đáng biểu dương này, hy vọng các em sẽ còn chăm chút hơn đến trang viết của mình. Các em cần tránh sự dàn trải, sa đà không cần thiết; bớt dùng những ngôn từ sáo rỗng, những chi tiết không ăn nhập đến chủ đề em muốn viết. Thêm nữa, các em cũng nên quan tâm đến các lỗi chính tả sơ đẳng; luyện chữ viết đẹp hơn để các tác phẩm hoàn thiện nội dung, hình thức. 

Entry for 29 July 2008

Về Thơ: Sung sức, nhiệt thành, những bài thơ của các em đã làm cho trại viết hoa mộng, lung linh hơn, màu sắc hơn, góp sức, chung tay nâng cao thành công cho trại. Cũng như thể loại văn xuôi, thơ do các em viết cũng tập trung vào các chủ đề về cha mẹ: Quà tặng mẹ (Trương Mộng Cẩm); Quà của mẹ (Xuân Anh); Cha tôi (Phạm Văn Lương); Cha và con (Nguyễn Nữ Ánh Hồng)...Về Huế, quê hương em cùng thiên nhiên non nước hữu tình thì có các bài thơ: Về với Huế (Nguyễn Thị Minh Thuận); Sông trăng (Hoàng Hữu Phước); Bốn mùa (Trương Đức Hiển); Nóng (Nguyễn Thị Thanh Hiền); Bình minh trong vườn (Bảo Ngọc); Hồn sông (Nguyễn Thị Ngọc Hân)...Về tuổi học trò, các em cũng có những trang viết tâm thành hướng về những tháng năm tươi đẹp dưới mái trường rợp hồng hoa phượng: Mùa hạ cuối (Mộng Cẩm); Nỗi buồn hoa phượng (Nguyễn Nhật Linh); Cổ tích tuổi học trò (Nguyễn Minh)... Với các em, tình cảm, suy tư về mình, về người, về đời cũng là những chất liệu cho những bài thơ em viết. Ngậm ngùi (Đinh Thị Hoàng hà); Nhịp Thời gian (Tôn Nữ Mỹ Trinh); chùm thơ 5 bài (Minh Huế)...là những bài thơ đã phần nào bày tỏ những giây phút lạc quan hay những băn khoăn ray rức của các em về nhịp đi của tháng năm, về từng trạng thái vui buồn trong tâm hồn người. Với thơ, các em viết dưới nhiều hình thức như thơ lục bát, thể thơ truyền thống, thơ tự do...Các em viết không gò bó, không khuôn sáo mà tự để mạch hồn mình theo đầu ngọn bút. Qua những bài thơ, chứng tỏ các em đã biết cách quan sát thực tiễn cuộc sống, biết đưa những vốn quý giữa đời thường bình dị vào thơ.

Đến hẹn lại lên. Chúc mừng các trang thơ văn trại sáng tác 2008 đã có những thành công đáng quý. Nhưng chắc chắn rằng, tuổi thơ chúng ta không dừng lại ở đây. Chúng ta cứ xem trại sáng tác này chỉ là một khởi điểm ban đầu cho nguồn sáng tạo không ngưng nghỉ của hôm nay và mai sau. Từ đêm rừng thiêng Bạch Mã đến ngày nắng gió Cảnh Dương Chân Mây, các em hãy bằng thực tế sinh động nơi đây, bằng những gì các em đã tiếp cận, thâu lượm được trong suốt thời gian tham quan, vui chơi, tắm mát...các em hãy viết. Viết thật chân thật. Rất hồn nhiên. Rất tự tin. Thời gian không chờ đợi ai xao lãng niềm đam mê sáng tạo. Làm chủ thời gian. Làm chủ chính mình, tuổi thơ chúng ta tiếp tục thảnh thơi, thoải mái vui sống. Tiếp tục hát ca và viết. Những trang viết giàu tình yêu thương quê hương, yêu gia đình, yêu thầy cô, bè bạn. Yêu chuyện học hành, khát vọng, ước mơ...

Chúc tâm hồn tuổi thơ chúng ta mãi mãi giàu có nguồn văn thơ lai láng và trong trái tim, trí huệ mỗi em luôn ngời ngời, lấp lánh sao Khuê!

Võ Quê

Entry for 29 July 2008
magnify 


 

 Copyright © 2008 - 2013 Võ Quê All rights reserved.