NHÀ THƠ CAO QUẢNG VĂN
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 5672
Nhà thơ Cao Quảng Văn
Sinh năm Đinh Hợi, 1947 ( khai sinh: 13.7.1946)
Quê quán: làng Phước Yên, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
Nguyên phó ban sáng tác Tổng hội sinh viên Sài Gòn.
Hội viên Hội Nhà văn TPHCM, Hội Nhà báo VN.
.
Địa chỉ NR: 103/17B Trần Kế Xương, P.7, Q. Phú Nhuận, TPHCM.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Đăng thơ trên các báo, tạp chí từ 1966: Văn Học, Bách Khoa, Trình Bày, Đối Diện, Tin Văn, Khởi Hành... ở Sài Gòn.
Sau 1975: Văn Nghệ,Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ TPHCM, Thế Giới Mới, Người Lao Động, Sài Gòn Giải Phóng, Tiền Phong, Văn Nghệ TPHCM...
- Thơ đã in :
Tiếng hát những người đi tới, tập 1, Tổng Hội SVSG 11966-1967.
Thầm lặng màu xanh, NXB Trẻ, 1995
Về đâu mây trắng, NXB Thanh Niên, 2001
Những chân trời, NXB Thanh Niên, 2010
. THƠ CAO QUẢNG VĂN
|
EM CÓ ĐẾN… Qua mau đi, hỡi tàn đông rét mướt Cho lá lên xanh Hoa thắm ấm tim người Vườn sương ánh muôn chim về tấu nhạc Cho say nồng hương hạnh phúc trên môi
Xuân lại đến Như bình yên con suối Rì rào róc rách ngắm trời xanh Em có đến thì xin đừng bước vội Cho niềm vui lặng lẽ úa sao đành . Ta đứng đợi Xuân cùng em ghé lại Cho bốn mùa hoa lá hát màu xanh Niềm vui đến Ở cùng người mãi mãi Trái tim yêu Vũ trụ mới Vô ngần… . THƠ GỞI MÂY TRỜI Hãy cứ xôn xao Và im lặng Như chiều . Như chiếc lá tơ non Im nghe Mùa xào xạc Gió Gió mãi tận nơi đâu Mây trời ngơ ngác Hững hờ em Mùa xuân qua. . MỘT NGÀY SA PA Chập chùng Sương bủa Trắng Sa Pa Tre trúc quanh co rợp nắng òa Thơ thẩn loanh quanh từng bậc đá Buổi chiều Lên xuống ngắm người ta . Lây rây đường tối Mưa và mưa Xe cứ đi rong Mấy ngõ chờ Chợ họp Đèn soi người lóng ngóng Chợ tình lưng mỏi Mắt lơ ngơ… * Mây tỏa ong u Nhớ chập chùng Dật dờ chân bước cõi mông lung Những tre cùng trúc xanh xao ngó Từng bước Sa Pa - gót ngại ngùng
. QUA KINH BẮC Tặng Trương Nam Hương Lặng lờ xe rảo qua Kinh Bắc Lòng phơ gió nhẹ Nắng bình yên Mắt ngóng trời xa mờ tít tắp Trời xa Thơ có nhẹ ưu phiền? |
C.Q.V |
TẢN MẠN CHUYỆN THƠ: CÓ MỘT NHÀ THƠ THÔN VỸ… CAO QUẢNG VĂN |
Trong bài Đây thôn Vỹ Dạ, nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912- 1940) từng viết: Sao anh không về chơi thôn Vỹ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền (…) Đúng rồi, phải về với Huế vào một sớm mai, khi nắng mới lên, xanh trên những hàng cau,trên những khu vườn mượt mà màu ngọc bích, nhìn ngắm cành trúc phất phơ nhành lá che ngang mấy bức bình phong hàng giậu chè tàu vuông vức chữ điền…ở phía trước các nhà vườn Huế mới có thể cảm nhận hết cái đẹp đặc biệt dịu dàng của Huế! Ở đó, nơi thôn Vỹ Dạ tiếp giáp với thôn Tây Thượng trên đường lên phố, hay với thôn Nam Phổ trên đường xuống bãi biển Thuận An, mây gió thảnh thơi trên dòng trăng lấp lánh, đứng bên này bờ nam sông Hương, từ Bến Cạn nhìn qua bên kia Cồn Hến, nhành trúc phơ phất buồn thiu, hoa bắp lay động nỗi niềm…, khách đường xa dễ lạc vào cái cảm giác man mác thần tiên, khói sương huyền ảo… Có dịp đọc lại bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn, tôi bất chợt nhớ về ngôi nhà cổ kính ba gian hai chái Chu Hương Viên cùng căn nhà khang trang rộng rãi Lộc Minh Đình với bao nhiêu cửa mở về hướng Đông ở thôn Vỹ Dạ, Huế xưa cùa thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị ( 1877- 1961), vị chủ súy của Hương Bình thi xã thuở nào mà tôi đã có dịp ghé thăm từ mấy chục năm trước. Không rõ nhà thơ Hàn Mặc Tử xưa có biết, sau những ngôi nhà vườn mướt xanh màu lục lá kia, sau những bức bình phong chè tàu vuông vắn có nhành trúc vắt ngang lơ lửng thơ mộng kia, Vỹ Dạ thôn từng là nơi lưu dấu một thời vàng son của một thi nhân , tài tử ? Vỹ Dạ thôn có lão vương tôn là Thúc Giạ Ưng ca, ưng hát, ưng giã gạo hò khoan Ham vui điệu cổ thi đàn Nghe câu tuyệt xướng muôn vàng cũng mua ! Chỉ mấy câu dí dỏm tự trào thôi mà đã vẽ nên cốt cách, hình ảnh phong lưu của một nhà thơ luôn sống chan hòa với thiên nhiên, giữa vui vầy thôn xóm. Nhà thơ quý tộc mà dân dã Ưng Bình, một quốc lão đại thần, vương tôn triều Nguyễn, là cháu nội của vị hoàng tử thứ mười một con vua Minh Mạng – nhà thơ Tuy Lý Vương Miên Trinh, cùng với “ ông hoàng mười “ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, là những bạn thơ thân thiết của Chu Thần Cao Bá Quát.
Luôn cảm thông, gần gũi với dân nghèo, luôn khiêm cung từ tốn. Lúc đương quyền cũng như lúc về hưu, nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị lúc nào cũng sẵn sàng hòa đồng, chia sẻ buồn vui với mọi người, nhất là những ai có số phận hẩm hiu, bị người đời bỏ bê, hất hủi.
Vui nếp sống thanh cao, bình dị, không màng danh lợi phù hoa, với cụ Ưng Bình, thơ và nhạc đã trở thành thú tiêu khiển thanh tao, không thể thiếu. Chu Hương Viên, Lộc Minh Đình trở thành nơi gặp gỡ thường xuyên của người yêu thơ, của các thành viên Hương Bình thi xã. Đó là nơi đầu tiên cất lên lời ca, tiếng hát theo đủ điệu hò khoan, mái nhì, mái đẩy, lưu thủy, hành vân… các bài thơ của cụ Ưng Bình và các thi hữu trước khi được lưu truyền rộng rãi rồi hòa nhập vào kho tàng văn học dân gian. Như câu hò nổi tiếng, quen thuộc Chiều chiều trước bến Văn Lâu : Chiều chiều trước bến Văn Lâu, ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm, ai thương ai cảm, ai nhớ ai trông? Thuyền ai thấp thoáng bên sông, Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non… Hay câu ca Một vũng nước trong, mười dòng nước đục. Một trăm người tục một chục người thanh. Biết ai gan ruột với mình. Mua tơ thêu lấy tượng Bình Nguyên Quân, mà không ít người không hề hay biết là của Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Thế nhưng , có thể nói bài thơ tâm đắc nhất của nhà thơ thôn Vỹ đươc bao người gật gù tán thưởng là một bài thơ thất ngôn Đường luật: bài Tự thuật năm bảy mươi mà cụ ngẫu hứng vào dịp sinh nhật lần thứ 70 vào năm Bính Tuất 1946 :
Ngưỡng mong ơn Phật với ơn Trời, Tuổi thọ nay đà đến bảy mươi. Rượu có mùi hương nên uống mãi, Thơ là thuốc bổ cứ ngâm chơi ! Thuở ra sân khấu không làm rộn, Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi Giở tấm gương vàng soi tóc bạc Sương pha tuyết điểm lại càng tươi. Bài thơ hàm súc bao ý chân thành của một ông quan thanh bạch, một nghệ sĩ ưu thời mẫn thế, thanh thản an bình nhìn lại bao chặng đời đã qua : Biết đủ, dầu không chi cũng đủ Nên lui, đã có dịp thì lui! Hai câu thực đầy ý vị về rượu và thơ trong bốn món phong lưu cầm kỳ thi tửu. Đặc biệt là hai câu luận được rất nhiều người ngâm ngợi: Thuở ra sân khấu không làm rộn, Khi hạ vai tuồng ít hổ ngươi ! Có lẽ ai cũng hiểu , ngầm hiểu ra cái ý ở ngoài lời – ý tại ngôn ngoại – song cũng không ít người cắc cớ, giả vờ thắc mắc , hỏi nhà thơ rằng sao cụ không viết là chẳng hổ ngươi mà lại viết là ít hổ ngươi ? Nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị chỉ mỉm cười, nhẹ nhàng, từ tốn trả lời : Đã ra sân khấu thì không làm rộn nhiều cũng làm rộn ít, bởi thế cho nên tôi dùng chữ ít hổ ngươi xem ra phải chăng và có lý hơn ! Thật khiêm nhường và nghiêm cẩn biết bao cung cách sống nhàn nhã, liêm khiết mà phong lưu của nhà thơ thôn Vỹ Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Người đã ung dung đi vào cõi Vô Cùng từ ngày 19 tháng hai năm Tân Sửu 1961 .
Một số tác phẩm của Ưng Bình : · - Tuồng Lộ Địch,1936, tái bản 1959. Tuồng hát bội, phóng tác theo bi kịch Le Cid của kịch tác gia Pierre Corneille, Pháp. · - Bán buồn mua vui ( các điệu ca Huế ), 1954. · - Đời Thúc Giạ,thơ, 1961. · - Tiếng hát sông Hương,hò Huế, 1972, tái bản 2005. · - Thơ ca tuyển Ưng Bình Thúc Giạ Thị,1992. · - Lộc Minh Đình Thi Thảo ( thơ chữ Hán ). · - Tuồng Tào Lao, 21 điệu ca ngâm, hò hát Huế.. GIỌNG ĐIỆU THƠ CAO QUẢNG VĂN Trần Xuân An Chắc hẳn đối với nhiều người cầm bút tại thành phố này, ở mắt nhìn trong đôi lần gặp gỡ hay tận sâu trong những trang nhật kí của trí nhớ họ, đều hiện hữu một người hiền hoà, chân tình, tận tuỵ trong sinh hoạt thơ ca. Đó là nhà thơ Cao Quảng Văn. Riêng tôi, sau gần hai mươi năm có cơ duyên quen biết, chuyện trò và đọc thơ anh, tôi cảm thấy xác tín hơn bao giờ hết về một điều không mới trong cảm nhận thơ. Quả thật, điều ấy không mới, nhưng mãi mãi vẫn là tiêu chí muôn thuở. Đó là giọng thơ, âm điệu thẩm mĩ riêng trong thơ của mỗi nhà thơ. Tuy đến với các trang thơ trên báo chí từ những năm còn rất trẻ, nhưng nhà thơ Cao Quảng Văn, khi đã đứng tuổi, mới xuất bản, ấn hành các tập thơ riêng: “Thầm lặng màu xanh” (1995), “Mây trắng về đâu” (2001), “Những chân trời” (Nxb. Thanh Niên, 2010-2011). Chính tập thơ mới nhất, “Những chân trời”, đã khiến tôi tự ngẫm nghĩ lại một câu hỏi rất thông thường: Mỗi người có đặc điểm, ấn tượng nào giúp ta dễ nhận ra nhất? Cố nhiên đó là giọng nói, chất giọng riêng không ai giống ai, cứ như dấu vân tay không người nào y hệt người nào. Nhưng dẫu sao đó cũng chỉ là giọng thể chất. Và giọng thể chất cũng có nhiều cung bậc cảm xúc. Tuy cũng vậy, có điều, trong thơ, giọng thơ (hay giai điệu thơ, âm điệu thẩm mĩ thơ ca) lại không thể phát lộ thành nét riêng nếu chưa từng trải qua một quãng thời gian hàm dưỡng nội lực và thoát khỏi sự pha tạp, lai giọng buổi ban đầu sáng tác. Điều đáng nói ở đây, chính là giọng thơ thuần nhất với cung bậc cảm xúc hầu như ít thay đổi, rất đáng lưu ý trong tập “Những chân trời”. Giọng thơ thuần nhất là đặc điểm đáng quý nhưng cảm xúc thẩm mĩ ít thay đổi cung bậc lại dễ khiến người đọc cho là đơn điệu. Tuy vậy, đối với tôi, đọc một thi tập, khoảng trên 70 bài thơ, như “Những chân trời”, tôi lại có những giờ khắc nhẹ nhàng, bâng khuâng đầy hoài niệm mơ hồ về những quãng thời gian trong đời người đã vĩnh viễn trôi qua. Và đôi khi, cũng cùng “Những chân trời”, tôi cảm thấy không thể không nhói thắt với tác giả. Ấy là những lúc Cao Quảng Văn thao thức tự vấn về trách nhiệm cầm bút trước bao mảng tối đầy quỷ sứ giữa đời. Nhưng rồi những thoáng cảm giác nhói thắt khiến xót lòng ấy lại được âm điệu chung của “Những chân trời” phủ lấp, điều hoà. Như một điều tự khẳng quyết, trong quãng đời anh viết tập thơ này, Cao Quảng Văn vẫn không nguôi khát vọng đi khắp, trải khắp, nối lại tất cả “những chân trời” với nhiều địa dư, chiều kích, bản sắc, thời đoạn, nhưng anh hầu như đắm chìm trong tâm trạng của một người luống tuối, với những bước chân vào tuổi xế chiều. Tuy thế, thật ra rồi cũng như những phút giây tự vấn về thiên chức cầm bút và sứ mệnh cao cả của thơ ca, khát vọng “những chân trời” của anh hình như chỉ là những hồi quang ở ráng chiều. Ráng chiều ấy, tuy có thoáng chốc bừng lên rực rỡ, nhưng vẫn rực rỡ của hồi quang – hồi quang của bao tia nắng ban mai, bao ánh nắng giữa trưa trong những năm tháng trai tráng của đời người chưa thoả nguyện. Tuổi trẻ đã trôi qua, nhưng khát vọng cũng chưa thực hiện được! Vì thế, hồi quang rất đỗi ngậm ngùi. Nhưng may mắn thay, chính những thoáng dư vị ngậm ngùi ấy không trở nên đắng chát, cay xé là nhờ âm điệu dịu ngọt, thanh tao chủ đạo trong tâm hồn Cao Quảng Văn, đặc biệt thể hiện trong tập “Những chân trời”. Chung nhất, giai điệu thơ anh vẫn là an nhiên, hiền hoà, điềm đạm, chan chứa trong đó bao hoài niệm mênh mang, những hoài niệm mơ hồ mà thơ anh chỉ hé mở. Lá rơi hoài như thế Mà sao thu không đầy? Nắng dịu dàng như thể Em lại vừa qua đây? Thơ Cao Quảng Văn không mới mẻ, đột phá về tư tưởng – nghệ thuật, tứ thơ, cách cấu tạo hình ảnh thơ cũng như ngôn từ. Thơ anh đẹp một cách cổ điển về giai điệu thơ, và có thể nói thêm, ở khá nhiều bài, vẻ đẹp ấy còn là tính hàm súc. Tuy không nhiều trong tập thơ, nhưng bài thơ ngắn gọn “Và mùa thu” (tr. 79, sđd.), không phải là tuyệt tác sao? Trong một đời thi sĩ, có gì hạnh phúc hơn khi tìm ra được điệu hồn đích thực của mình và viết được dăm bài thơ thuộc vào loại in sâu mãi mãi vào tâm hồn người đọc? Trần Xuân An
|