Lao Thừa Phủ - những ngày cuối cùng - Thái Lộc
- Details
- Category: Báo chí
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 6126
Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, phần lớn trong quần thể di tích khét tiếng sẽ bị xóa bỏ, dành chỗ cho những kiến trúc hiện đại…
Lao Thừa Phủ - những ngày cuối cùng
TTO - Bước qua cánh cửa có hai trụ cổng là hai quả bí do người Pháp để lại với ngụ ý “đã vào đây là bí đường ra”, PV báo Tuổi Trẻ có dịp ghi lại những hình ảnh nhà lao Thừa Phủ, Huế những ngày cuối cùng.
Khu nhà lao này được Công an Thừa Thiên - Huế bàn giao để xây dựng Bệnh viện Quốc tế Huế. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, phần lớn trong quần thể di tích khét tiếng sẽ bị xóa bỏ, dành chỗ cho những kiến trúc hiện đại…
Năm 1899, người Pháp lấy một phần khu đất trại thủy sư triều Nguyễn làm trại giam chính của phủ Thừa Thiên, cái tên Thừa Phủ bắt đầu từ đó. Dưới chính quyền thực dân Pháp đến chế độ Sài Gòn, tên Thừa Phủ trở nên khét tiếng là chốn “địa ngục trần gian”, nơi giam cầm, tra tấn dã man nhiều thế hệ người hoạt động cách mạng, thanh niên, trí thức yêu nước, trong đó có nhiều nhà cách mạng điển hình như đại tướng Nguyễn Chí Thanh, đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà thơ Tố Hữu…
Hai quả bí gắn ở cổng với ngụ ý “đã vào đây coi như bí đường ra” |
Từ sau năm 1975, nhà lao Thừa Phủ tiếp tục trở thành trại tạm giam của tỉnh Bình Trị Thiên và của tỉnh Thừa Thiên - Huế đến nay.
Nhà thơ Võ Quê, tác giả bài thơ Thừa Phủ ơi, lòng ta hồng biển lửa nổi tiếng, cho biết từng vào nhà lao này trước khi bị đày ra Côn Đảo vào năm 1972. Ông nói: “Tôi cũng thấy xốn xang nhưng đồng thời cũng thấy mừng vì từ nay nhà lao sẽ trở thành bệnh viện và cũng giữ lại một phần thành di tích, một phương án hợp lý của tỉnh Thừa Thiên - Huế”.
Nữ thiếu tá Nguyễn Thị Tân Phúc, phó giám thị trại tạm giam Công an Thừa Thiên - Huế, trong ngày cuối cùng dời trại tâm sự: “Những ngày chuyển trại này tôi chợt nhớ nhiều những chiến sĩ cách mạng, chiến sĩ vô danh, các anh, các chị, các cô, các chú, thậm chí các em nhỏ (cùng cha mẹ) bị giam cầm, tra tấn ở trại giam này. Chia tay cũng thấy thấy bùi ngùi”.
Nhà giam này đã gắn với thiếu tá Phúc suốt 15 năm qua với vai trò giám thị kể từ năm cô 20 tuổi. Và nhà giam này cũng từng là nơi giam giữ, tra tấn bà ngoại của cô…
Theo phương án bảo tồn di tích lao Thừa Phủ đang được lập bởi Bảo tàng Lịch sử cách mạng Thừa Thiên - Huế, ngoài phần lớn diện tích trong số 1,5ha lao Thừa Phủ giao cho Bệnh viện Quốc tế Huế, tỉnh sẽ dành một khoảnh đất gần 560m2 phía đường Lê Lai để giữ lại một vọng gác, một đoạn tường thành xưa, một số phòng giam và nhà giam nhà thơ Tố Hữu biến thành khu lưu niệm di tích, một địa chỉ giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau…
Cổng và tháp canh theo kiến trúc Pháp xưa còn nguyên vẹn |
Bên trong một khu nhà giam chung |
Nhà giam số 9, nơi từng giam giữ nhà thơ Tố Hữu |
Khu biệt giam đối với loại tội phạm nguy hiểm |
Cổng nhà giam các nữ phạm nhân |
Thiếu tá Nguyễn Thị Tân Phúc: "Đến trụ sở mới phấn khởi nhưng cũng rất cảm xúc, cũng thương cho nhà lao này" |
Nhà thơ Võ Quê tần ngần với rất nhiều cảm xúc dạo bên trong lao Thừa Phủ. Ông cũng là một trong những nhân chứng trước rất nhiều tội ác của chế độ cũ tại trại giam này |
Lao Thừa Phủ trong thời kỳ Mỹ chiếm đón |
Bài và ảnh THÁI LỘC
Thừa Phủ ơi, lòng ta hồng biển lửa! khi mùa đông rớt xuống vai người em ép mình đằng sau cánh cửa
giọt nước mắt em rưng rức từng đêm từ đó không còn bay áo mỏng em đang mơ ngày bứt xiềng bạo lực ơi người tù thiếu nữ trưa nay ngày mai trên những chuyến đò VÕ QUÊ |
Và dưới đây là bài thơ Tâm tư trong tù - thơ Tố Hữu - cũng viết tại lao Thừa Phủ:
Tâm tư trong tù Cô đơn thay là cảnh thân tù! Cô đơn thay là cảnh thân tù! Ôi! Hôm nay sao nhựa sống tràn trề Có một tiếng còi xa trong gió rúc... 29-4-1939 TỐ HỮU Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/399970/Lao-Thua-Phu---nhung-ngay-cuoi-cung.html |