(NetCodo) Nhà thơ Huy Cận tạ thế vào lúc 20h53 ngày 19/2/2005 tại Hà Nội, hưởng thọ 86 tuổi. Để tỏ lòng thương tiếc nhà thơ Huy Cận, một người đã có nhiều mối quan hệ và gắn bó tốt đẹp với TT Huế trong quá trình hoạt động chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, sáng nay (24/2), Hội LH Văn học nghệ thuật TT Huế đã tổ chức lễ tưởng niệm nhà thơ tại trụ sở Hội. Đến dự có các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành tỉnh và thành phố cùng các nhà thơ, anh chị em văn nghệ sĩ TT Huế. Đổ tượng nhà thơ Huy Cận Sáng 23/2, nhận lời mờicủa gia đình nhà thơ Cù Huy Cận, nhà điêu khắc Đinh Gia Lê bắt tay vào đổ tượng toàn thân với nguyên mẫu là nhà thơ vừa quá cố. Đây là lần đầu tiên ở VN có một danh nhân được đổ tượng nguyên mẫu 100%. Nhà điêu khắc Đinh Gia Lê cũng là người đầu tiên tự đổ tượng bản thân mình bằng silicon và vừa có một triển lãm rất ấn tượng các bức tượng silicon bản thân mình với các tư thế khác nhau tại L’Espace (Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội) hồi tháng 12/2004. Theo Tuổi trẻ | Nhà thơ Huy Cận có một quá trình gắn bó thiết thân với Huế từ những ngày tuổi trẻ học ở trường Quốc Học, cho đến năm 1945 và về sau này. Thời gian học tại trường Quốc Học Huế là quãng đời tươi đẹp, ươm mầm thi ca trong tâm hồn ông để từ đó, mới 21 tuổi, nhà thơ đã hoàn thành được tập Lửa thiêng - tập thơ đưa ông vào hàng thi bá của thơ ca Việt Nam. Đồng thời, với TT Huế, nhà thơ Huy Cận là người anh lớn của phong trào. Những lần về lại Huế, ông cảm thấy như trở lại nhà và tự nhận Huế là quê hương thứ hai. Ông đã nhiều lần tâm sự: "Nếu không có thời gian học ở Huế thì chưa chắc đã thành một nhà thơ". Với Huy Cận, Huế vẫn mãi mãi là "Huế vấn vương" trong nguồn thơ dạt dào của ông. | Nhà thơ Võ Quê Chủ tịch Hội LHVHNT tỉnh TT Huế đọc lời tưởng niệm nhà thơ Huy Cận | Hôm nay, trong không khí trang nghiêm của lễ tưởngniệm nhà thơ Huy Cận, tất cả mọi người có mặt đã kính cẩn cầu nguyện hương hồn anh linh thơ của ông sớm về cõi vĩnh hằng. Và mãi mãi trong tình cảm người yêu thơ luôn tâm đắc lời ngợi ca của Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam về thơ Huy Cận: "Người đời sẽ ngạc nhiên vì không ngờ với một ít cát bụi tầm thường, thi nhân lại có thể đúc thành bao châu ngọc".
Tiểu sử nhà thơ Huy Cận | - Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, sinh ngày 31/5/1919 tại xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình nhà nho lớp dưới. Học lớp năm ở trường tổng, từ lớp tư đến khi đậu tú tài Tây học ở Huế. Năm 1939, học ở trường Cao đẳng Canh nông Hà Nội. Từ đầu năm 1942, ông vừa học Nông lâm vừa tham gia hoạt động bí mật và làm thơ, viết văn. Cuối tháng 7/1945, tham dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào và được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc (sau mở rộng thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và vào Huế dự thoái vị của Bảo Đại khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông là Bộ trưởng Canh nông và thanh tra đặc biệt của chính phủ lâm thời. Từ 5/11/1946, ông là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, trong những năm kháng chiến chống Pháp là Thứ trưởng Bộ Canh nông rồi Thứ trưởng Bộ Kinh tế. Từ 1949 - 1955, ông là Thứ trưởng, Tổng thư ký Hội Đồng Chính phủ. Từ 1955 - 1984: Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Từ 9/1984, Bộ trưởng Đặc trách công tác VH - TT tại Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng kiêm Chủ tịch UBTQ LHCHVHNT Việt Nam, đại biểu Quốc Hội khóa 1, 2 và 7. - Tác phẩm: Lửa thiêng (1940), Vũ trụ ca (1942), Kinh Cầu tự (văn xuôi, 1942), Tính chất dân tộc trong văn nghệ (nghiên cứu, 1958), Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1963), Hai bàn tay em (thơ, 1967), Phù Đổng Thiên Vương (thơ, 1968), Những năm 60 (thơ, 1968), Cô gái Mèo (thơ, 1972), Thiếu nhi anh hùng họp mặt (thơ, 1973), Chiến trường gần chiến trường xa (thơ, 1973), Những người mẹ, những người vợ (thơ, 1974), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (thơ, 1975), Sơn Tinh Thủy Tinh (thơ, 1976), Ngôi nhà giữa nắng (thơ, 1978), Hạt lại gieo (thơ, 1984), Văn hóa và chính sách văn hóa ở CHXHCN Việt Nam (viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Paris, 1994), Hồi ký sóng đôi (1997). - Nhà thơ Huy Cận đã được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 - 1996. | Hội VHNT TT Huế: | GIAO LƯU TÁC GIẢ - BẠN ĐỌC NHÂN KỶ NIỆM 30 NĂM GIẢI PHÓNG THỪA THIÊN HUẾ ( 26. 3.1975 – 26. 3.2005 ) | | (NetCodo) Nhân kỷ niệm 30 ngày giải phóng TT Huế (26/3/1975 - 26/3/2005), 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/404975 - 30/402005), 74 ngày thành lập Đoàn TNCSS HCM (26/3/1931 - 26/3/2005), Hội VHNT TT Huế, Công ty Văn hóa Phương Nam, Phòng VHTT Tp Huế cùng phối hợp tổ chức buổi giao lưu Tác giả - bạn đọc, giới thiệu các tác phẩm Bút ký của nhà văn Nguyên Ngọc - Tản mạn nhớ và quên, và Tuyển tập thơ văn yêu nước của tuổi trẻ Huế trong phong trào đấu tranh đô thị 1954-1975 - Viết trên đường tranh đấu vào lúc 19h30 tối hôm qua (25/3) tại quán cà phê sách tầng thượng nhà sách Phú Xuân. Đến dự buổi giao lưu có các đồng chí Hoàng Trọng Tấn - Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Lê Quang Dũng - Phó Chủ tịch UBND Tp Huế, anh em văn nghệ sĩ và đông đảo người yêu văn học ở Huế. | Nhà thơ Võ Quê (phải) và nhạc sĩ Lê Phùng với tiết mục giao lưu | Với những lời tâm sự rất xúc động về những kỷ niệm viết văn của nhà văn Nguyên Ngọc và một số tác giả trong cuốn Viết trên đường tranh đấu bạn đọc phần nào cũng đã cảm nhận được hồn văn của hai tác phẩm. Và mặc dù thời tiết không thuận lợi cho một buổi giới thiệu sách ngoài trời những cũng không làm giảm được nhiệt tình và niềm say mê đối với các tác phẩm văn học đích thực của độc giả. Thời gian qua, do nhiều lý do, thói quen đọc sách của người dân đang dần mai một, giờ đây với những hoạt động văn hóa đầy ý nghĩa như thế này, lòng yêu văn học của người dân nơi đây sẽ lại được hâm nóng và văn hóa đọc sẽ được khôi phục lại vị thế của mình trước sự cạnh trạnh của những hình thức giải trí khác. Đ.T | |