Với chủ trương của Ban tổ chức Festival Huế 2002, chương trình OFF cũng sẽ tương xứng với chương trình IN nhằm huy động được sức mạnh của nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vì chính người dân ở đây là chủ của lễ hội, chủ trương này đã được đông đảo quần chúng đồng tình và đang có nhiều chuyển động tích cực tham gia vào ngày hội lớn của quê nhà. Riêng giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã cho đây là một cơ hội mới để có thể cống hiến nhiều sáng tạo lao động văn học nghệ thuật góp phần lŕm phong phú nội dung Festival.
Văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế thông qua tổ chức Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế, các Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành, đã phối hợp với một số cơ quan hữu quan thực hiện thành công một số chương trình hoạt động cụ thể như sau:
- Về Mỹ thuật: Ngoài trại sáng tác điêu khắc quốc tế lần thứ 3 "Ấn tượng Huế Việt Nam"; được sự nhất trí cao của giới họa sĩ tỉnh nhà, trong niềm hứng khởi chung của giới thưởng ngoạn mỹ thuật có triển lãm mỹ thuật Huế Sài Gòn - Hà Nội với sự tham gia của họa sĩ từ ba vùng đất vốn có truyền thống kết nghĩa từ những năm tháng kháng chiến chống Mỹ; triển lăm đồ họa, triển lăm nhóm họa sĩ Thừa Thiên Huế. Ngoài triển lãm, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế cùng Câu lạc bộ Mỹ thuật thành phố tổ chức Hội chợ mỹ thuật với nội dung: trưng bày, bán các sản phẩm mỹ thuật sáng tác, vẽ tranh tại chỗ, thực hiện vẽ tranh theo yêu cầu của du khách. Cùng lúc nhiều họa sĩ Huế đã mở các gallery, studio cá nhân tại tư thất, tạo ra nhiều địa chỉ mỹ thuật góp phần làm phong phú thêm đời sống nghệ thuật của một thành phố Festival tương lai. Nhân dịp này Hội LHVHNT, Nhà xuất bản Thuận Hóa đã ấn hành tập tranh của họa sĩ Bửu Chỉ.
- Về Nhiếp ảnh: Ðược sự bảo trợ của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, và sự tài trợ của Hãng Fujifilm, Phòng Văn hóa thông tin Thành phố Huế, Hội Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức cuộc triển lãm Ảnh nghệ thuật "Huế bài thơ đô thị" với các tác phẩm chọn từ cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc đã được phát động từ tháng 12.2001; Giới nghệ sĩ Nhiếp ảnh Thừa Thiên Huế cũng đă mở cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật đen trắng chủ đề “Quê hương, con người Huế và Việt Nam".
- Về Âm nhạc: Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế, Nhà Văn hóa Huế tổ chức chương trình: Những tình khúc vượt thời gian, gồm 21 tình khúc Huế nổi tiếng, Tình khúc Trịnh Công Sơn với sự tham gia của các ca sĩ trong và ngoài tỉnh, những người con xứ Huế đã từng gắn bó với dòng Hương núi Ngữ trữ tình; Tôn trọng và phát huy các giá trị âm nhạc dân tộc cổ truyền, Hội Âm nhạc Thừa Thiên Huế còn phối hợp với CLB Ca Huế Nhà Văn hóa Huế tổ chức các chương trình Ca Huế, dân ca thính phòng và ở các sân khấu ngoài trời nhằm giới thiệu với công chúng Huế, du khách đến Festival Huế 2002 những bản sắc Huế qua gia điệu truyền thống. Nhân dịp này Hội Nhạc sĩ đă phối hợp với Nhŕ xuất bản Âm nhạc CTVH Phương Nam xuất bản Tuyển tình khúc Huế thế kỷ 20.
- Về Sân khấu: Bên cạnh các hoạt động sân khấu do Sở Văn hóa Thông tin, Trường Văn hóa nghệ thuật và các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh đảm trách, Hội Sân khấu Thừa Thiên Huế cũng đã hình thành một số chương trình, điểm diễn dân ca, ca kịch với sự tham dự của hội viên thuộc nhiều thế hệ, lão thành, trung niên, thế hệ trẻ. Qua các chương trình biểu diễn này đã khẳng định sức sống của loại hình sân khấu, âm nhạc dân tộc cổ truyền. Các buổi diễn đă thu hút đông đảo khán giả đủ mọi thành phần, độ tuổi đến thưởng ngoạn.
- Về Văn học: Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp với Công ty Văn hóa Phương Nam tổ chức tọa đàm giao lưu với Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, tổ chức cuộc thuyết trình của GS. TS Trần Văn Khê với đề tài "Âm nhạc dân tộc Việt Nam trên thế giới". Hai chương trình này đã có sự hiện diện của trên 600 cử tọa, góp phần nâng tầm khoa học, học thuật có chiều sâu cho Festival Huế 2002. Không hẹn mà gặp, giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế đã thực hiện một số công trình, tác phẩm văn học nghệ thuật trước thềm Festival Huế 2002: Tuyển tập Hoàng Phủ Ngọc Tường (4 tập) - CTVH Phương Nam, NXB Trẻ; Thập giá giữa rừng sâu, tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phê - CTVH Phương Nam, NXB Trẻ; Mưa hai mặt, thơ Nguyễn Khắc Thạch NXB Thuận Hóa, Vì người mà tôi làm vậy, tiểu thuyết Hà Khánh Linh - NXB Hội Nhà Văn; Ăn chơi xứ Huế, Ngô Minh - NXB Thuận Hóa; Nhịp sống xanh, bút ký Vĩnh Nguyên - NXB Thuận Hóa; Cõi nhân gian lạ lẫm, thơ Trần Hoàng Phố - NXB Thuận Hóa; Nhà văn Thừa Thiên Huế, kỷ yếu và sáng tác của Hà Khánh Linh, Nguyễn Quang Hà, Trần Thùy Mai, Ngô Minh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Hồng Nhu, Nguyễn Khắc Phê, Vĩnh Nguyên, Võ Quê, Nguyễn Khắc Thạch, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Ðắc Xuân, Tô Nhuận Vỹ - NXB Thuận Hóa; Năm tháng cuộc đời, trang viết, tập hồi ký của văn nghệ sĩ Thừa Thięn Huế NXB Thuận Hóa; CD Khúc tri âm, lời ca Huế của Võ Quê - Hãng phim Sài gòn sản xuất…
Biểu tượng Festival Huế 2002
Ý thức được tầm quan trọng của Festival Huế 2002, thời gian qua tạp chí Sông Hương, cơ quan ngôn luận của Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế liên tục trong nhiều số báo đã có nhiều bài viết của các nhà văn mang tính văn học góp phần biểu dương, tuyên truyền nội dung Festival Huế 2002 được bạn đọc trong cả nước chú ý. Tạp chí Sông Hương cũng đã đón nhận nhiều bài vở của các tác giả trong, ngoài nước cộng tác với nội dung chủ đề Festival Huế 2002. Những tiếng nói tâm huyết từ nhiều miền đất khác nhau sẽ giúp cho thành phố Huế có nhiều định hướng lớn; gợi mở, khai thác nhiều vấn đề thuộc về lĩnh vực văn hóa phi vật thể vốn là chất liệu quý báu của nội dung các lễ hội sẽ diễn ra trong tương lai. Giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế trong chức năng, bản lĩnh sáng tạo của mình chắc chắn đã đổ nhiều công sức trong lao động nghệ thuật để có nhiều công trình tác phẩm văn học nghệ thuật mới phản ánh cuộc sống sinh động của quê hương, con người Thừa Thiên Huế trong giai đoạn đổi mới nhằm giới thiệu với bạn bè trong nước, năm châu bốn biển về dự Festival Huế 2002.