VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUÊ NĂM 2008 THÀNH TỰU VÀ PHÁT TRIỂN
- Details
- Category: Báo chí
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 4710
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT THỪA THIÊN HUÊ
NĂM 2008 THÀNH TỰU VÀ PHÁT TRIỂN
Từ những thành quả nổi bật đạt được trên lĩnh vực văn học nghệ thuật trong năm 2007, năm 2008 giới văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế bằng trách nhiệm công dân, với tình cảm dạt dào giành cho quê hương yêu dấu, thông qua tổ chức Hội Liên Hiệp Văn Học nghệ Thuật và các hội chuyên ngành đã có nhiều cống hiến đáng kể trong sáng tác; sưu tầm nghiên cứu, phê bình; giới thiệu, công bố nhiều công trình, tác phẩm có chất lượng trước công chúng, tích cực góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa…của tỉnh nhà.
Về văn học, việc thâm nhập thực tế cuộc sống, tham gia các trại sáng tác của trung ương và địa phương đã giúp cho các nhà văn, nhà thơ trên địa bàn Thừa thiên Huế có những tác phẩm phản ánh khá trung thực về diện mạo của xứ sở. Về sức sống của nhân dân tỉnh nhà trong giai đoạn đầy cam go và thách thách hiện nay. Bên cạnh các hoạt động văn học, sự xuất hiện của tuyển tập “700 năm thơ Huế”, “1000 Nhà thơ Huế đương thời” tập 2, tuyển tập “30 năm văn xuôi Thừa thiên Huế”, “30 năm Thơ Thừa tiên Huế”, “30 năm nghiên cứu, lý luận, phê bình Thừa thiên Huế”… đã đánh dấu một cách nghiêm túc sự thành tựu và phát triển của văn học tỉnh nhà qua thời gian.
"Quảng trường thi ca" - Đinh Khắc Thịnh, nghệ thuật sắp đặt, Festival Huế 2008.
Năm 2008, những người yêu chuộng loại hình nhã nhạc cung đình, ca Huế và nghệ thuật dân gian đã vui mùng trước sự kiện nghệ nhân dân gian Việt Nam Trần Kích (ảnh dưới) được Bộ Văn hóa Pháp phong tặng danh hiệu Hiệp sĩ Văn học Nghệ thuật (Art Lettre Retublique Francaise) và ba nghệ nhân Ca Huế, Kim hoàn, Chạm khảm được Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam phong tặng danh hiệu nghệ nhân Dân gian Việt Nam.
Trên lĩnh vực mỹ thuật, giới nghệ sĩ tạo hình Thừa Thiên Huế cũng đã thể hiện mình qua cuộc liên hoan mỹ thuật khu vực Bắc Miền Trung tổ chức tại Huế đầu tháng 6. 2008 (tác phẩm điêu khắc “Đứng đầu gió” của Trần Anh - Thừa Thiên Huế - đạt giải A); qua các cuộc triển lãm tranh trong nước và quốc tế mà nổi trội nhất là trong thời gian diễn ra Festval Huế 2008. Giới thưởng ngoạn mỹ thuật đã đánh giá cao về những giá trị nghệ thuật mà họa sĩ Thừa Thiên Huế đã thể hiện trong năm 2008.
“Đứng đầu gió” giải A, Trần Anh (Triển lãm Khu vực Bắc Miền Trung tại Huế, 2008)Nghệ thuật nhiếp ảnh cũng là một trong những thế mạnh của tỉnh ta. Năm 2008 song hành với các cuộc triển lãm có quy mô lớn, nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh đã đạt nhiều giải thưởng cao trong nước và quốc tế. Tại cuộc thi “Góc ảnh lữ hành” do báo Tuổi Trẻ Online tổ chức, nghệ sĩ Trưong Vững đạt giải nhất ( trị giá 25.000.000 đồng), nghệ sĩ Phạm Bá Thịnh đạt giả nhì (trị giá 20.000.000 đồng). Việc tổ chức thành công cuộc tọa đàm và lễ dâng hương danh nhân Đặng Huy Trứ, người được xem là ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam đã nói lên đạo lý tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn của những người cầm máy ảnh ở Thừa Thiên Huế.
"Chào bạn" ảnh Trương Vững, gải nhất cuộc thi “Góc ánh lữ hành” của Tuổi Trẻ Online
Trong năm 2008, Thừa Thiên Huế cũng được sinh động lên bởi nhiều hoạt động âm nhạc sôi nổi, đa dạng của giới nhạc sĩ đúng như nhận định của Hội LHVHNT tỉnh: “ Hội Âm nhạc và Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại thừa thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú và có hiệu quả; các hoạt động biểu diễn, nghiên cứu phê bình, sáng tác, công tác phát triển hội viên đều có những khởi sắc đáng kể; nhiều công trình nghiên cứu của các hội viên mang tầm khu vực và quốc gia, được giới chuyên môn đánh giá cao và giành nhiều giải thưởng lớn của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, góp phần là phong phú thêm đời sống âm nhạc chung của cả nước…”.
Nhạc sĩ Lê Phùng, PCT Hội Âm Nhạc Thừa Thiên Huế phát biểu tại Lế Khai mạc Trại Sáng Tác Âm Nhạc "Huế Mùa Thu" (từ 15. 10 đến 30.10. 2008).
Sân khấu là một hoạt động đáng biểu dương trong năm 2008 bởi sân khấu đã đóng một vai trò chủ đạo cho các chương trình phục vụ các ngày lễ lớn, các dịp kỷ niệm quan trọng của các ngành nghề trong năm. Đặc biệt là trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và các chương trình có quy mô lớn trong Festival Huế 2008. Từ những đóng góp quý báu đó, giới nghệ sĩ sân khấu, nghệ sĩ múa truyền thống và đương đại đã để lại nhiều ấn tượng tốt đep cho khán giả trong và ngoài nước.
Với ngành kiến trúc, năm 2008 Hội Kiến trúc sư Việt Nam Thừa Thiên Huế đã cùng Sở Xây dựng tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ngành xây dựng Việt Nam và 6o năm ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Hội cũng đã cùng Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch Tỉnh tham gia các hoạt động phản biện, tham vấn và quy hoạch trong địa bàn tỉnh. Riêng CLB Kiến trúc sư trẻ đã tổ chức nhiều hoạt động bổ ích nhằm nâng cao chất lượng tác nghiệp trên lĩnh vực chuyên môn.
Từ những thông tin có tính khái quát trên, có thể nói năm 2008 là một năm được mùa của văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế. Hy vọng trong thời gian tới với tinh thần Nghị quyết số 27 – NQTW “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ Thừa Thiên Huế sẽ phát huy hơn nữa tâm huyết, trí tuệ, tài năng của mình để có nhiều công trình, tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tương xứng với mảnh đất và thời mình đang sống. Và về phía lãnh đạo Tỉnh nhà chắc chắn cũng sẽ đề ra những biện pháp cụ thể, những chính sách thỏa đáng cho trí thức, văn nghệ sĩ nhằm thu phục nhân tâm, trọng dụng nhân tài để lực lượng này toàn tâm toàn ý sáng tạo nên nhiều hơn nữa những sản phẩm tinh thần hoàn thiện phục vụ các yêu cầu thưởng ngoạn văn học nghệ thuật của công chúng đang ngày một nâng cao.
“Vọng niệm mùa thu” - Tô Trần Bích Thúy