Joomla 1.7 NivoSlider developed by NewJoomlaTemplates in collaboration with best web hosting reviews and ratings.
Print

NGƯỜI NGHÈO - CÀM RÀM

"...chúng ta từ nhà nghèo mà ra và đừng quên ngày đó..."

 

 

NGƯỜI NGHÈO 

CÀM RÀM

Chúng ta, có trở nên khá giả hơn, có giàu có, sung túc hơn… thì ngày xưa chúng ta cũng rất nghèo, hoặc ba mẹ chúng ta đã từng rất nghèo. Nói ngắn gọn, chúng ta từ nhà nghèo mà ra và đừng quên ngày đó.

Thế nhưng, chúng ta đã làm gì với những ngày xưa ấy hay chỉ là một sự lãng quên, quên đến độ vô cảm rằng, xung quanh chúng ta đang có những người như chúng ta ngày xưa đó.

Đã có những lần chứng kiến những người nghèo buôn thúng bán bưng phải chạy vì bị công an, dân công đuổi vì lấn chiếm lề đường. Nhưng, cứ thử ngồi đó hàng giờ mà xem, cái lề đường ấy có mấy ai đi. Và đuổi thì đuổi vậy, chứ sau đó người dân vẫn phải bán buôn ở đó, mang trong mình một nỗi thấp thỏm, không biết khi nào lại bị đuổi, không biết khi nào bị tịch thu đồ. Không phản đối việc dọn dẹp lề đường cho quang cảnh sạch đẹp. Nhưng sạch mà chi, đẹp mà chi, khi có những người nghèo phải thiếu ăn, thiếu mặt, khi những gia đình túng quẫn khiến con trai phải trộm cắp, con gái phải đứng đường bán thân. Vả lại, cũng có thể sắp xếp, tổ chức ngay chính trên những vỉa hè, lề đường để vừa tạo được sự thông thoáng, vừa tạo điều kiện cho người dân buôn bán.

Cái lệnh cấm xe ba, bốn bánh tự chế đã tạm gỡ bỏ, nói đúng hơn là tạm gia hạn đến tháng 6/2008, nhưng từ đây đến đó, các loại xe bị cấm nói trên cũng chỉ được lưu thông từ 22g đêm đến sáng, nhưng giờ đó, nói như mấy bác xích lô là ai đi ra đường mà đi xích lô, nếu có người ra đường, chủ yếu cũng dân chơi các loại đã có xe gắn máy, ô tô riêng, hay taxi phục vụ. Mới thấy, chính quyền ơi chính quyền, có phải đang gỡ rối bởi một cái lệnh hợp lý thiếu tình của mình bằng một biện pháp rất ầu ơ ví dầu và xa sách cuộc sống đến thế không. Tại sao không chỉ cấm lưu thông một số loại xe quá làm mất mỹ quan đô thị ở các quận nội thành (còn thì xe xích lô du lịch vẫn tạo điều kiện). Tại sao không hỗ trợ nâng cấp những chiếc xe tự chế (vốn là sáng tạo của người dân) đến một chuẩn mực tốt hơn? Tại sao không đẩy nhanh những công trình rùa để hạn chế kẹt xe thay vì quy thêm trách nhiệm kẹt xe là vì những xe ba, bốn bánh tự chế cồng kềnh? Tại sao ở một số nơi vùng ven, việc để tiếp tục tồn tại những chiếc xe tự chế ấy cũng không làm thiệt hại gì hơn cho xã hội, mà trái lại còn đóng góp được gì đó cho cộng đồng tồn tại thêm một thời gian nữa, và chỉ khai tử khi sự tồn tại của nó không phù hợp? Tại sao không có một chương trình thay đổi nghề nghiệp trước khi người dân nghèo phải chia tay cái nghề đang làm. Nhà nước hãy cân nhắc kỹ, và đặt mình vào chính những tình huống có thể phát sinh, nếu không, mọi nỗ lực với mục đích tốt trở nên phản tác dụng, hoặc tạo tác hại khác. Ví dụ, có thể làm cho đường phố sạch đẹp bớt kẹt xe nhưng lại đẩy vào xã hội nhiều tệ nạn, nhiều bất an.

Đã có những chương trình từ thiện, đã có nhiều quỹ vì người nghèo lập ra với sự chung tay góp sức của cả từ phía nhà nước lẫn các đoàn thể, các doanh nghiệp và mọi người dân. Nhưng một khi những chương trình này còn nhiều thì nghĩa là người nghèo vẫn còn nhiều. Và như một câu ngạn ngữ: hãy cho người ta cần câu, hơn cho người ta con cá. Cần lắm cả những chính sách vì người nghèo, để người nghèo có thể tự chính mình thay đổi số phận hơn phải dựa dẫm vào những đồng tiền từ thiện. Quan trọng nhất là, cũng đừng ỷ y hay biện minh rằng, những chương trình từ thiện đã là những biện pháp, những hành động quan tâm đến người nghèo. Vì nếu cứ thế, dần dần chúng ta sẽ trở nên vô cảm với những bất hạnh xung quanh mà tự bằng lòng với chính mình bằng những điều nửa vời và dần xa cách với thực tế cuộc sống.

(viết chưa ưng ý lắm, cứ để đó viết lại sau, giờ tới giờ phải chạy, năm mới đã ước mình có nhiều thời gian)

 

C.R

 

 Copyright © 2008 - 2013 Võ Quê All rights reserved.