Joomla 1.7 NivoSlider developed by NewJoomlaTemplates in collaboration with best web hosting reviews and ratings.
Print

Nguyễn Cửu Thị Bích Thuỳ - CLB Sao Khuê

 

 


Giới thiệu trang thơ văn của Nguyễn Cữu Thị Bích Thùy, thành viên mới của CLB Sao Khuê.

 

                     Một chuyện nhỏ …

 

IMG_0626

 

Ngồi miên man trong quán cà phê nghe nhạc Trịnh, nó chợt đờ người ra khi nhận được tin nhắn của một đứa bạn bảo nó làm tiếp chủ đề mới của lớp. Nó-một con nhóc tóc đuôi gà đang thẩn thờ khi nhớ về một cái gì đó…

“Green of enveronment” một chủ đề qúa mới đối với dân cư lớp 9D của nó. Nhưng chẳng tên nào trong lớp đề phòng cái cụm từ mà nhỏ bí thư vừa viết to tướng trên bảng đó cả, vì nó và cả lớp nó điều biết đó chỉ là một hình thức trong giờ sinh hoạt mà lúc nào cô chủ nhiệm khó tính cũng bắt tất cả phải suy ngẫm một lần rồi đi vào dĩ vãng mãi mãi. Thế là đứa nào cũng nằm dài trên bàn mặc kệ cô đang nhăn nhó và bực bộ...  Sẽ không có chuyện gì khi vào một ngày nắng đẹp cô giáo dạy chuyên sinh lớp nó lôi ra cái chủ đề cực Green ấy, và rồi bài thực hành treo lũng lẳng như để cả lớp trố mắt nhìn vào. Theo ý của cô giáo, lớp nó phải chia làm bốn nhóm, mỗi nhóm là mỗi tổ. Chẳng may nó lại nằm trong tổ hai và nhóm một, cái nhóm mà bài luôn được chọn làm bài mẫu. Bài thực hành chung, điểm chung cho cả tám cái đầu tròn vo nhưng chỉ có mình nó là phải tự biên, tự diễn tất cả. Thế là 24/24giờ của nó kín mít , vừa tìm tư liệu, vừa viết bài, nó chán nản, định từ bỏ hết  và sẽ chấp nhận điểm 1  cho bài đó. Nhưng rồi, trong lúc nó chán nhất thì chuông điện thoại reo, là chị hai nó, với một giọng nói đầu dây bên kia vang lên, không đợi chị hai nói nó đã nhay bổ vào than van với chị, chị nó vừa nghe vừa cười rồi nhận lời giúp nó. Nó sướng run lên sau khi nghe điện thoại và  khi nhận được mail của chị hai. Nó vừa hát vang vừa mở Word, nó bắt đầu viết, viết hết những gì mà chị nó chỉ. Cuối cùng thì nó cũng hoàn thành xong bài tập vô cùng “xanh lè “đó nhưng trong đầu nó lại trống rỗng. Rồi một tuần trôi qua , nó chẳng thèm nhớ đến cái bài tập khó nhằn ấy nữa. Cho đến khi cô giáo trả bài thực hành thì cả bảy cặp mắt mới trố ra nhìn nó, điểm của nhóm nó cao nhất và cũng được khen nhiều nhất.Nó đã vui mừng đến phát điên vì nó chẳng tưởng tượng ra điểm số đó. Thế là nó liền lấy điện thoại gọi ngay cho chị hai nó khoe thang điểm nó vừa nhận được nhưng rồi mặt nó bỗng tái xanh đi khi chị nó hỏi: “Em có vui thật sự không ?”- Nó chỉ biết câm lặng trong khoảnh  khắc đó , nó đã bật khóc ngay giữa lớp.  Nó đã vô tâm với bài tập đó, đã nhờ chị nó làm, để rồi hôm nay nó lại nhận được lời khen ngợi của tất cả bạn bè, nhưng nó chẳng thích vậy chút nào vì nó cảm thấy những lời chúc mừng đó như là những sự cười chê thì đúng hơn, chúng làm nó đau. Và rồi sau trận khóc đó nó nhận ra rằng:”Điểm số có thể rất quan trọng nhưng nó cũng chẳng là gì khi nếu nó từ trên trời rơi xuống. Và hạnh phúc là khi mình tự biết suy nghĩ, hành động. Còn khổ đau là khi những suy nghĩ và hành động đó bị đàn áp bởi sự lười nhát.”… Nó gửi lại một dòng tin nhắn từ chối bởi vì nó không muốn thêm một lần nữa phạm sai lầm. Bây giờ nó vẫn ngồi nghe nhạc, vẫn ngồi uống tiếp ly trà sữa. Và nó cảm thấy thật bình yên và ấm áp.

 

B.T
Đứa bé ven đường…

Em lớn lên trong những tiếng cười

Có lúc ngây ngô , có lúc buồn

Cuộc sống với em là dấu hỏi

Khi dòng đời sẽ trôi ngược về đâu?

 

Em – đứa trẻ đen, mặc áo vá ven đường

Sống không nhà và trời đất nương thân

Lết đôi chân tật nguyền qua ngõ ngách

Cứ ngày ngày sống với những khổ tâm.

 

Em đã khóc  khi nhận được mẫu bánh

Đã mỉm cười như thay tiếng “cảm ơn”

Là em đó, em bé không cha mẹ

Bị bỏ rơi khi chỉ mới chào đời

Là em đó , đứa em trai bất hạnh

Sống cuộc đời không biết đến ngày mai.

 

Em vẫn vậy đôi mắt xanh hy vọng

Theo từng ngày và theo những tháng năm

 

Trong cuộc sống còn có nhiều hơn thế

Nhiều hơn em đứa trẻ lang thang

Em - một trong những chứng nhận cuộc sống

Một trong ngàn bất hạnh cuốn dòng đời…

 

B.T

               

Phượng hồng

 

 

 

Cây cổ thụ ngàn năm in bóng mát

Dưới mái trường ngói đỏ lá rêu phong

Thân gầy guộc mà hứng đầy sương gió

Qua thời gian, qua bão táp mưa nguồn

.

Cây đứng đó, lặng thầm không rung động

Chỉ nở hoa, màu hoa đỏ phượng hồng

Như muốn nói mùa tan trường đã đến

Ép cánh hoa trong lưu bút ngày thơ

.

Chút vấn vương với thầy cô, bè bạn

Với nhành hoa yêu dấu tuổi học trò

Xa, xa mãi, mái trường in bóng phượng

Nước mắt dâng trào chẳng nói nổi nên câu

.

Chia ly ấy như ngàn giờ ghi mãi

Chữ thầy cô, chữ năm tháng học trò

Rồi khắc thêm một bóng cây cằn cỗi

Giữa sân trường mà trong mãi lòng tôi

Giữa mùa hạ reo, vắng tiếng cười

Tôi xa trường, xa những kỉ niệm vui.


Nguyễn Cửu Thị Bích Thuỳ

THCS Phạm Ngọc Thạch, Huế.

 

IMG_0626

 

Bích Thùy (thứ ba từ trái sang) trước Nhà Thiếu Nhi Huế (18. 4. 2010)

Ảnh: Lê Sĩ Dự

 

TUỔI THƠ CHƯA MẤT BAO GIỜ

 

 


 

Sương xuống, đêm lạnh và buồn .Ngồi một mình trên ban công, cố tìm kiếm một ánh sao nào đó hiếm hoi trên bầu trời đen mịt nhưng hình như thật khó. Bỗng chốc, một làn gió nhẹ thoảng qua mái tóc Trân và một khoảng ký ức xưa gợi về. Gợi thời gian của bốn năm trước, lúc Trân còn có các chị gái và em trai ở bên. Những năm tháng đó đối với Trân đẹp tuyệt. Rồi mắt cô nhoè đi khi bắt đầu nhớ về những kỉ niệm năm xưa, những kỉ niệm mà cô suốt đời chẳng thể nào quên được…

    Sinh ra và lớn lên ở một nơi cách biệt với thế giới bên ngoài bởi một cái hồ nhỏ, bốn bề là những vườn cây mọng quả, Trân và gia đình sống những ngày tháng êm đềm như trong chốn thần tiên. Nơi đó với Trân thật yên bình và ấm áp. Ở đó, Trân có một người mẹ hiền, ngày ngày nuôi lớn cô, hát cho cô nghe những lời ru ngọt ngào như dòng nước trong vắt đầu nguồn và  một người cha luôn dành tình yêu thương cao cả nhất cho những đứa con thơ , người cha chăm chút những nét chữ cho con , dạy cho con đạo lý làm người.Chính nơi đó đã tạo cho cô một tình yêu đầu đời , không phải là thứ tình yêu giữa chàng Ađam và nàng Eva mà là tình yêu thương của đức mẹ và những đứa trẻ đồng sinh, lòng thương cảm của con người với con người .Trân vẫn ngồi miên man nhớ lại lúc cùng các chị và em trai vui đùa bên hồ nước trong xanh, cùng nhau lội nước  bắt cá , rồi cùng nhảy dây đá cầu. Và rồi trong những giây phút cuốn theo khoảng thời gian xưa ấy , Trân bỗng nghe thấy tiếng mẹ cô dưới phòng gọi với lên bảo cô vào nhà ngủ . Trân lững thững đóng sập cánh cửa ban công , bước vào phòng , nhảy vào ôm lấy chiếc giường nhỏ của mình  mắt cô nhắm nghiền lại , cố quên đi cái tuổi thơ đã qua đó.Và rồi, cô đắm mình vào giấc ngủ say nhưng đâu ngờ quá khứ vẫn như con thuyền trôi dạt về trong cô… Hạnh phúc đầy ắp tiếng cười mà cô tưởng sẽ tồn tại mãi . Nào ngờ, một ngày buồn chị ba cô nhận được giấy báo của  một trường đại học trong Nam, xa rất xa, rồi chị từ biệt  gia đình  tìm  tương lai của riêng chị . Như chị  ba, chị hai cô cũng bắt đầu đi xa lập nghiệp .Rồi tháng năm trôi , cả hai chị cô cũng đã lấy chồng .Nhớ chị , thèm tình thương mà chị dành cho , thèm những trò rượt đuổi mà chị thường chỉ cô chơi, Trân và em trai thay đổi hẳn tính tình . Trân thì trở nên ít nói , ít cười hơn xưa , cô lạnh lùng và sống khép mình , không chia sẽ cho ai bất cứ một điều gì .Như cô, em trai cô cũng vậy, hai chị em cô không còn đùa vui như trước nữa . Còn bố mẹ cô vì lo cho hai chị ở xa mà mái tóc cũng phai màu theo năm tháng. Nhà cô trở nên buồn hơn… Rồi thời gian trôi…

      Trong giấc mơ mắt Trân ứa lệ, cô bàng hoàng tỉnh giấc khi nghe tiếng chuông nhà thờ ngân vang, ngơ ngác nhìn phòng mình, nhìn những tấm ảnh chụp cả gia đình cô. Cô nhận ra rằng bữa tiệc nào rồi cũng phải tàn, dòng thời gian cũng vậy, cô không thể níu nó lại được. Và cô bây giờ lại muốn nó trôi theo thời gian  vì có lẽ qua đi một tuổi thơ đẹp, cô bây giờ lại có một cuộc sống đẹp hơn.

         Đơn giản là tuổi thơ có thể mất trong ai đó , nhưng với Trân  tuổi thơ sống mãi …

Đêm vẫn lạnh, cô nhìn lại những tấm ảnh, ôm chúng, cô thoáng cười nhẹ rồi từ từ chìm vào giấc ngủ, một giấc ngủ say.

 

Bích Thùy

 

                                                      

                                       


 Copyright © 2008 - 2013 Võ Quê All rights reserved.