NHẠC SĨ HUY CHU - NGƯỜI TÂM HUYẾT, MIỆT MÀI TRÊN TỪNG KHUƠNG NHẠC
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 8851
Nhạc sĩ Huy Chu sinh tháng 12.1932 tại Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Thời niên thiếu Huy Chu rất thích ca hát trong những sinh hoạt cộng đồng, tập thể. Lúc bấy giờ anh là một hướng đạo sinh năng động, luôn có ý thức xã hội, mình vì mọi người khi tích cực làm các công việc từ thiện thể hiện tình cảm yêu người, yêu đời, yêu quê hương đất nước. Năm 1947, Huy Chu gia nhập quân đợi và trực tiếp chiến đấu tại mặt trận chiến trường Đông Bắc (Đông Triều, Quảng Ninh) cho đến năm 1951 thì được cấp trên cử đi học ở Trường Sĩ quan Lục quân Vân Nam, Trung Quốc (khoá 7). Học xong, Huy Chu được đơn vị phân công về làm huấn luyện tân binh ở tuyến 2 nhằm chuẩn bị bổ sung cho chiến trường Điện Biên Phủ.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), khi hoà bình được lập lại, Huy Chu được điều lên làm nhiêm vụ trao trả tù binh châu Phi rời đón bô đội, đồng bào ở miền Nam tập kết ra miền Bắc tại Sầm Sơn, Thanh Hoá. Hoạt động tại đây một thời gian, Huy Chu theo Tiểu đoàn 11 vào bổ sung cho Sư đoàn 325 đóng tại Đồng Hới với cấp bậc thiếu uý. Năm 1955, do có năng khiếu về âm nhạc và công tác tổ ở chức các hoạt động biểu diễn văn nghệ, Huy Chu được điều lên xây dựng đội văn công chuyên nghiệp của Sư đoàn 325 và đến tháng 12.1957 thì Sư đoàn 325 là một trong bốn đơn vị về thành lập Đoàn Văn công khu 4 tại thành phố Vinh. Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và 15 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân, Huy Chu vô cùng hạnh phúc, sung sướng khi được Đoàn Văn công Quân khu 4 mời ra thành phố Vinh dự lễ Đoàn ̣đón nhận danh hiệu “Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang thời chống Mỹ cứu nước” do Nhà nước phong tặng. Với Đoàn Văn công Quân khu 4 Huy Chu đã trãi qua những năm tháng đẹp, hào hùng cùng sát cánh bên những chiến hữu văn nghệ sĩ trên chiến trường chống Mỹ ác liệt. Thời gian công tác ở Đoàn, với cương vị Phó trưởng Đoàn chỉ đạo nghệ thuật kiêm nhạc trưởng và nhạc công phong cầm, Huy Chu đã cùng Đoàn đi biểu diễn phục vụ trên khắp ba chiến trường A, B, C. Đáng nhớ nhất là những chuyến lưu diễn tại cao nguyên Bơlêvan, các miền trung, hạ, thượng Lào; ở các mặt trận B4, B5, Quân khu Trị Thiên Huế...
Năm 1960, Huy Chu được ra học ngành sáng tác và chỉ huy âm nhạc tại Trường Âm Nhạc Việt Nam tại Hà Nợi. Những năm 60 với Huy Chu là những năm tháng đáng nhớ của cuộc đời sáng tác của anh. Xuất phát từ lòng căm thù giặc Mỹ xâm lược, từ tình yêu nước nồng nàn, mãnh liệt Huy Chu đã sáng tác ca khúc để đời “Quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lượt”. Ca khúc này đã được Cục Chính trị Quân khu 4 xuất bản hàng chục ngàn dưới hình thức nhạc bướm để phổ biến sâu rộng trong bộ đội, trong quần chúng nhân dân. Giai điệu ca khúc này có tiết tấu nhanh, hùng tráng một khí thế quyết thắng, thể hiện không khí sục sôi của cách mạng: “Quyết đánh là quyết thắng! Đã đánh là phải thắng!Bộ đội ta vâng theo lời Bác đánh thắng khắp nơi nơi. Trận đầu đã chiến thắng chiến công vang dội rực chói ngời ngời...Cả nước ta đang lên đường, thúc giục đoàn ta xông ra chiến trường...” Ca khúc “Đáng đời thằng Mỹ” cũng là mợt tác phẩm đáng nhớ của Huy Chu trong giai đoạn chiến tranh cục bộ. Những ca khúc của Huy Chu đã được Đoàn Ca múa nhạc Nhân dân Trung ương biểu diễn tại Trung Quốc, Liên Xô.. Ca khúc “Câu hò thống nhất” do NSND Thương Huyền hát trên Đài Tiếng Nói Việt Nam cũng là một trong những ca khúc được nhiều người yêu thích. Ngoài trên 100 ca khúc được sáng tác trong thời kháng chiến chống Mỹ, Huy Chu còn sáng tác nhiều tác phẩm vũ nhạc kịch, đáng nhớ nhất là vũ nhạc kịch viết về đề tài Tây nguyên “Trên Buôn Kamala” của anh do Nguyễn Hân biên đạo múa đã được Huy chương Bạc năm 1962.
Tháng 8.1976, theo lời đề nghị của nhạc sĩ Trần Hoàn, Trưởng Ty Văn hoá Thông tin Thừa Thiên Huế, nhạc sĩ Huy Chu rời Vinh vào làm Trưởng đoàn Ca múa nhạc của tỉnh và đến năm 1988 làm Trưởng đoàn Ca Kịch Huế cho tới năm nghỉ hưu (1997). Thời gian nghỉ hưu với nhạc sĩ Huy Chu là những tháng ngày miệt mài sáng tác ca khúc. Anh đã viết hơn 60 ca khúc qua các chủ đề: Quân đội (Lực lượng vũ trang), nông nghiệp, quê hương đất nước, ca ngợi tình hữu nghị Việt Lào, tình ca cho tuởi trẻ...Gần đây, nhạc sĩ Huy Chu rất thích phổ thơ của nhiều tác giả văn học, một số ca khúc đã gây được tiếng vang như: “Nếu như chẳng có sông Hương”, thơ Huy Tập; “Nhà mẹ bên sông”, thơ Lê Viết Xuân, “Huế tháng Năm”, thơ Nguyễn Khắc Thạch; “Khúc ru tình”, “Biển và em”, thơ Văn Công Toàn...Nhạc sĩ Huy Chu cũng đã gửi sáng tác để tham gia các cuộc thi âm nhạc trong nước như ca khúc “Sáng niềm tin”,”Dòng sông quê hương”...dự cuộc thi kỷ niệm 30 năm Giải phóng Đà Nẵng do UBND T.P Đà nẵng, Hội Nhạc Sĩ V N phối hợp tổ̉ chức.
Nhạc sĩ Huy Chu đã có một quá trình sống chiến đấu, lao động nghệ thuật đáng cho các thế hệ tiếp nối khâm phục, học tập. Huy Chu đã nhận được Huân chương Chiến thắng Chống Pháp; Huân chưong Kháng chiến Chống Mỹ hạng I; ba Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Quân đội hạng I,II,III; Huy chưong Văn Hoá, Huy Chương Vì Sự nghiệpVăn hoá quần chúng của Bộ Văn hoá Thơng tin; Huy chương Vì Sự nghiệp Văn học Nghệ thuật VN của UBTQLHCHVHNT Việt Nam...Điều đáng ghi nhận mợt cách trang trọng nơi Huy Chu là dù đã lớn tuởi,anh vẫn dành hết tâm huyết của mình cho sáng tạo âm nhạc. Từ một góc lặng lẽ ở 46 Chi Lăng, âm hưởng những bài ca của Huy Chu như ngân lên từng ước mơ, khát vọng về cuộc sớng:” Sau cơn mưa tầm tả, dẫu nát lòng hoa lá, sắc màu vẫn đậm hương. Bên anh còn có em, gọi mùa Xuân thức dậy...”