Nhạc sĩ TRẦN HỮU PHÁP
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 8895
"Ba năm sau tôi lại gặp người con gái ấy và thế là Huế mãi mãi ở trong tôi..."
Tác Phẩm Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 TRẦN HỮU PHÁP
DÒNG SÔNG AI ĐÃ ĐẶT TÊN, Sở Văn Hóa Thông Tin Thừa Thiên Huế ấn 1993.QUÊ HƯƠNG MỘT SẮC DỪA XANH, Sở Văn Hóa Thông Tin Bình Định, 2003BÓNG DÁNG QUÊ HƯƠNG, LĐ Lao Động Thừa Thiên Huế, NXB Thuận Hóa.Nhạc sĩ TRẦN HỮU PHÁP - NGƯỜI GỬI HUẾ CUNG ĐÀN
Trước năm 1975, khi đất nước còn chưa được thống nhất, qua làn sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam tôi đã được biết đến nhạc sĩ Trần Hữu Pháp khi được nghe hai ca khúc nổi tiếng thời bấy giờ : « Tiếng hát sôngHương », « Em bé Bảo Ninh », phổ thơ Nguyễn Văn Dinh, một bài hát viết cho thiếu nhi, được phổ biến không chỉ trong thiếu nhi mà rộng rãi đến quần chúng trong cả nước. Riêng tác phẩm « Tiếng hát gửisông Hương » với giọng ca của NSND Thu Hiền trong chương trình «Tiếng hát gửi về Nam » đã gây một cảm xúc lớn trong tôi từ những đêm khuya ấy. Không ngờ sau này, tôi lại được công tác cùng với nhạc sĩ Trần Hữu Pháp một thời gian dài dưới mái nhà văn nghệ 26 Lê Lợi Huế.Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp sinh ngày 5.10. 1933 (Quý Dậu) tại Ân Phong, Huyện Hồi Ân, Bình Định. Từ năm 14 tuổi là một thiếu sinh quân, tham gia Văn công tuyên truyền Liên khu 5 trong những năm kháng chiến chống Pháp với niềm say mê âm nhạc và các hoạt động văn nghệ. Cũng trong năm 14 tuổi này, cậu thiếu sinh quân Trần Hữu Pháp đã sáng tác ca khúc đầu tay « Em yêu anh thương binh » đánh dấu cho một sự khởi nghiệp về âm nhạc.
Năm 1954, khi ra Hà Nội nhạc sĩ Trần Hữu Pháp được tham gia vào Đoàn Văn công Thanh niên xung phong Trung ương và sau đó là Ủy viên thường vụ Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, phụ trách Phân Hội Âm nhạc. Trong quá trình công tác tại Hà Nội, nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã có mối quan hệ rất tốt với các thế hệ nhạc sĩ tên tuổi. Chính nhờ mối quan hệ tốt đẹp đó đã giúp ông có điều kiện trao đổi học tập kinh nghiệm sáng tác tác ca khúc, đồng thời tạo nguồn hứng khởi cho ông viết nên những bài ca có giá trị nghệ thuật. Là người con xứ dừa Bình Định nên trong những năm tháng xa quê hương Trần Hữu Pháp luôn đau đáu nhớ thương về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Theo đánh giá của Hội Âm nhạc Bình Định thì ông là một nhạc sĩ sống xa quê viết về quê hương Bình Định nhiều nhất. Người Bình Định tâm đắc với ông qua những bài ca : Quê hương một sắc dừa xanh, Bình Định xanh, Hương sắc Bình Định, Nhớ Quy Nhơn, Lời ru chim Yến, Tình mẹ. Năm 2003, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 70 của ông, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định đã phối hợp Nhà xuất Bản Thuận Hĩa ấn hành tuyển tập ca khúc Quê hương một sắc dừa xanh với 70 ca khúc chuyên đề về quê hương Bình Định.
Năm 1956, một bước ngoặt lớn đã đến cùng chàng trai Bình Định khi Trần Hữu Pháp gặp được Hồng Thị Như Thuần, nguyên là một nữ sinh Đồng Khánh, Huế trên thủ đô Hà Nội. Người vợ Huế hiền thục dịu dàng ấy đã tiếp truyền vào tâm hồn nhạy cảm Trần Hữu Pháp một mạch nguồn sáng tạo mới đó là Huế yêu thương. Ca khúc Tiếng hát gửi sông Hương được xem là nhạc phẩm mở đầu cho Trần Hữu Pháp Gửi Huế Cung Đàn với hằng trăm ca khúc chủ đề về xứ sở của sông Hương núi Ngự. Nhạc sĩ Trần Hữu Pháp đã từng tâm sự:« Huế trong tôi có lẽ từ những 40 năm về trước, lúc đó tôi đã vượt qua những con sông để lên đất liền về Hà Nội. Nguời con gái Huế dịu dàng đã đón tôi trong một đợt đón tiếp đồng bào và cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Khi ra Hà Nội, ba năm sau tôi lại gặp người con gái ấy và thế là Huế mãi mãi ở trong tôi. Trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của tôi đã có đến ba phần tư dành cho Huế từ một bài ca khúc nhỏ như Hànhkhúc đội thiếu niên du kích thành Huế đến Tiếng hát gửi sông Hương và Dòng sông ai đã đặt tên... »
V.Q
.Nguyễn Việt, Lê Phùng,Trần Hữu Pháp, Minh Phương.
Hàng sau: Minh Phương, Lê Phùng, (?) Hàng trước:Phó Đức Phương, Trần Hữu Pháp, Hà Sâm&&&
Mời các bạn nghe ca khúc
DÒNG SÔNG AI ĐÃ ĐẶT TÊN - TRẦN HỮU PHÁP
Vân Khánh trình bày
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=TuuHFbKBQD
Thanh Thanh Hiền trình bày
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=b-RaJGIdnD