HỌA SĨ TÔN THẤT ĐÀO
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 9368
Giới thiệu cố Họa sĩ Tôn Thất Đào.
Tranh của Tôn Thất Đào sắp “biến mất”
(TT&VH) - Ghé thăm lại gia đình của một trong những bậc thầy vẽ tranh lụa của Việt Nam là Tôn Thất Đào, ở 53 Mạc Đĩnh Chi (Phú Cát, Huế), chúng tôi cảm thấy rất lo ngại. Sinh thời họa sĩ này vẽ rất nhiều thể loại tranh, lên đến vài trăm tác phẩm, nhiều nhất là lụa, giấy dó, tiếp đến là sơn dầu, chì màu, phấn tiên… nhưng trong điều kiện thời tiết khá ẩm ướt và khắt nghiệt, cũng như cách bảo quản quá sơ sài, khoảng 30 tác phẩm còn lại tại tư gia của ông đều ở trong tình trạng hư hại, và có thể “biến mất” trong vòng 5-10 năm tới, nếu không được bảo quản và phục chế kịp thời.
Thất lạc và hư hại
Ông sinh ngày 15/10/1910 (Canh Tuất) và mất ngày 02/9/1979 (Kỷ Mão), thuộc dòng dõi chúa Nguyễn thứ 6 - Nguyễn Phúc Chu (1675-1725). Tôn Thất Đào tốt nghiệp Mỹ thuật Đông Dương, nguyên là Hiệu trưởng đầu tiên của Cao đẳng Mỹ thuật Huế. Trường này được thành lập từ năm 1957, cạnh bờ sông Bến Ngự, 3 năm đầu thuộc Viện Đại học Huế, Viện trưởng là Linh mục Cao Văn Luận, sau đó trường chuyển vào thành nội. Dưới thời của Tôn Thất Đào, trường này có sự tham gia giảng dạy, quản lý của các tên tuổi cùng thời như Lê Yên, Trương Đình Ý, Phạm Đăng Trí (học Mỹ thuật Đông Dương), Mai Lan Phương, Phan Xuân Sanh (Mỹ thuật Paris), Thiềm Quốc Hùng (Mỹ thuật Bắc Kinh)... Rồi các họa sĩ trẻ sau đó như Trần Kiêm Hùng, Hồ Hoàng Đài, Đỗ Kỳ Hoàng, Tôn Thất Văn, Mai Chửng, Trịnh Cung, Đinh Cường… cũng có giảng dạy. Họ là những thế hệ có nhiều đóng góp vào tiến trình phát triển mỹ thuật tại Việt Nam.
Tôn Thất ĐàoTôn Thất Đào, theo lời kể của Trịnh Cung là người rất khuôn mẫu, mực thước. Tuy ông không bài xích cái mới nhưng luôn e dè và giữ một khoảng cách nhất định. Ông vẽ tranh từ rất sớm và khá đều đặn, số lượng theo ước tính của gia đình lên tới vài trăm bức. Theo lời kể của cô Liên Phương (dâu trưởng của ông) thì có hai biến cố khách quan làm tranh của ông ngày nay còn rất ít. Những năm sau 1975, đại diện của một bảo tàng có vào viết giấy mượn “một xe lam” tranh về Hà Nội triển lãm, sau đó làm thất lạc. Một thời gian sau, các học trò của ông Đào nhìn thấy một phần số tranh ấy ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu?!. Số tranh mà họa sĩ cố tâm giữ lại, đa phần là lụa và giấy dó, được cất trong ống đồng cẩn thận và giấu rất kỹ. Thế nhưng trận lụt lớn năm 1999, gia đình lo dọn nhà mà để quên, cái ống đồng ngập nước, kết quả số tranh này bị hư hỏng hoàn toàn.Bức tường trước bàn thờ, nơi “bảo quản” tốt nhất,nhưng vẫn khá xộc xệch, ẩm ướtTôn Thất Đào có 4 người con, con trai đầu là Tôn Thất Lục (sinh 1947), năm 1999 bị tai biến, hiện nằm một chỗ, 2 người kế theo ở nước ngoài và từ lâu mất liên lạc. Người con trai út thì bị chết cách đây khá lâu. Gia đình không có ai theo ngành mỹ thuật; và hiện thuộc diện xóa đói giảm nghèo của phường Phú Cát, Huế.Tranh treo rải rác trên nhà, dưới bếpTrong khoảng 30 tác phẩm còn sót lại, chỉ còn vài bức tranh sơn dầu khổ lớn, một hai bức tranh lụa và vài bức tranh giấy dó khổ nhỏ, treo ở khu vực bàn thờ là ít bị hư, những bức khác treo rải rác khắp các gian của căn nhà cổ xập xệ, thậm chí treo cả ở khu vực nhà bếp thì đều bị đóng bụi, mối mọt, rách và mục.Nhiều bức ở trong tình trạng hư hỏng như thế nàyCô con dâu trưởng, người đang quán xuyến gia đình nói rằng: “lúc trước khổ cực quá, nên không để ý tới chuyện tranh pháo, một vài bức nhìn thấy đẹp đã bị lấy cắp”. Số còn lại, tuy không phải là tiêu biểu, nhưng cũng có vài người đến hỏi mua, xem như là giữ một chút kỷ niệm với họa sĩ, nhưng gia đình chưa bán. Cô Liên Phương nói thêm: “Nhiều khi thấy chồng con bệnh tật, cũng muốn bán để lo thuốc thang, nhưng rồi nghĩ lại thấy tiếc, vì ông cụ chỉ còn có chừng đó, bán đi thì thấy không được cho lắm. Mà để lại thì cũng không biết bảo quản thế nào”. Cô Phương nói rằng, cách chăm sóc duy nhất là những khi trời nắng, đem ra phơi khoảng 15 phút thì đem vào. Nhiều bức toan và khuôn căng toan đã hư, lại không có tiền làm khung, nên cứ để xộc xệch như vậy.Chúng tôi cũng chưa có dịp tìm hiểu và đối chiếu xem hiện nay tại Huế và Việt Nam, tranh của Tôn Thất Đào (nhất là mảng tranh lụa) còn lưu giữ ở những đâu, được bao nhiêu tác phẩm. Nhưng rõ ràng, với rất nhiều lớp họa sĩ sau này ở Huế, họ chẳng biết “ông này” là ai!?. Thậm chí, để tìm ra nhà của ông, chúng tôi và một vài văn nghệ sĩ lớn tuổi ở địa phương đã rất vất vả, mất cả ngày, vì chẳng mấy người biết cụ thể. Câu hỏi được đặt ra cho những tác phẩm còn lại của Tôn Thất Đào, một họa sĩ rất ít được đề cập, dù đóng góp của ông không nhỏ, là chúng sẽ ra sao? Bởi gia đình muốn giữ lại nhưng không có khả năng để bảo quản, phục chế, các bảo tàng thì có vẻ “lơ là”, chẳng lẽ cứ để tác phẩm của họa sĩ này biến mất từ từ trong vòng 5-10 năm nữa?!VĂN BẢYCổng thành Đông Ba - Huế - 1941 - Tôn Thất Đào