Joomla 1.7 NivoSlider developed by NewJoomlaTemplates in collaboration with best web hosting reviews and ratings.
Print

Họa Sĩ Hồ Đắc Hiệp

hodachiep-2  Giới thiệu họa sĩ Hồ Đắc Hiệp, hiện đang sinh sống tại Sài Gòn.
Hồ Đắc Hiệp – người đi tìm những mảnh màu nát vụn
 
  

Với mong muốn gióng lên hồi trống kêu gọi giữ gìn các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam đồng thời cổ vũ sáng tác nghệ thuật bảo vệ môi trường, Hồ Đắc Hiệp say mê đi tìm những mảnh màu nát vụn từ chất liệu thiên nhiên để ghép thành những tuyệt tác nghệ thuật vô giá.

Những người yêu nghệ thuật hội họa nhất là thể loại tranh bằng giấy báo màu, lá cây hay vỏ tràm đều đã quá quen với cái tên Hồ Đắc Hiệp. Với mong muốn gióng lên hồi trống kêu gọi giữ gìn các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam đồng thời cổ vũ sáng tác nghệ thuật bảo vệ môi trường, Hồ Đắc Hiệp say mê đi tìm những mảnh màu nát vụn từ chất liệu thiên nhiên để ghép thành những tuyệt tác nghệ thuật vô giá.



Các bức tranh tại triển lãm

Trong suốt cuộc đời làm nghệ thuật của mình, Hồ Đắc Hiệp đã sáng tạo nên rất nhiều tác phẩm có giá trị độc đáo. Trong số đó, nhiều kỉ lục đã khắc sâu dấu ấn mang tên Hồ Đắc Hiệp trong làng nghệ thuật hội họa Việt Nam. Có thể kể đến những kỉ lục Hồ Đắc Hiệp đã dày công tạo dựng bằng tất cả tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật vô bờ như “Nhà Rông bằng hoa tươi” tại Festival hoa tươi Đà Lạt (12/2005), bức thư pháp lớn nhất Việt Nam tại Rạch Giá Kiên Giang (8/2007), bức tranh Bắc Trung Nam: “Cánh bướm vỏ tràm” tại Festival Huế (6/2008). Chào mừng và hưởng ứng Huế 2010, Hồ Đắc Hiệp một lần nữa mang đến cho du khách tại Huế một không gian nghệ thuật mới mẻ và tràn đầy hơi thở cuộc sống qua các tác phẩm được trưng bày tại triển lãm “Đến hẹn lại lên” với bức tranh kỷ lục mới cùng tên. Bức tranh có kích cỡ 140x300cm, được thực hiện trong 90 ngày trên chất liệu giấy báo màu xé vụn.

Hồ Đắc Hiệp đang nói chuyện với du khách về bức tranh kỷ lục Việt Nam "Đến hẹn lại lên"

“Đến hẹn lại lên” là cụm từ hết sức quen thuộc và in đậm vào tiềm thức của những ai yêu làn dân ca Bắc bộ. Bắt nguồn cảm hứng từ không gian hát đối đáp trong những ngày hội Lim ở một bộ phim cùng tên, “Đến hẹn lại lên” là bức tranh làm bằng báo màu xé vụn lớn nhất Việt Nam được kết dính bằng keo sau khi phát thảo hoàn chỉnh. Hình ảnh liền anh liền chị trong chiếc áo tứ thân, chiếc nón quai thao đã hằn sâu trong sinh hoạt văn hóa truyền thống của loại hình hát quan họ Bắc Ninh – được thể hiện rõ nét qua hội Lim hằng năm. “Cây đa bến đình” nơi đã từng lưu giữ bao kỉ niệm của nhiều thế hệ liền anh liền chị trong những dịp tết đến xuân về cũng được thể hiện rất sắc xảo qua tài nghệ điêu luyện của người nghệ sĩ tài hoa tên Hiệp. “Đến hẹn lại lên” vừa chuyển tải được sự bảo tồn vốn quý văn hóa phi vật thể vừa thể hiện giá trị nghệ thuật tạo hình bằng chất liệu khá ý thức với môi trường.

Triển lãm “Đến hẹn lại lên” tại Festival Huế 2010 lần này, ngoài việc giới thiệu bức tranh kỷ lục, còn trưng bày nhiều bức tranh cùng thể loại mang chủ đề phố cổ, làng quê và những quá khứ tốt đẹp đi qua cuộc đời người họa sĩ Hồ Đắc Hiệp nhưng không xa rời các hoạt động giản dị và yên bình của làng quê Việt Nam. Một phiên "Chợ quê" sắp tàn trả lại sự vắng lặng vốn có, một đứa trẻ mục đồng trên lưng trâu trở về trong một buổi “Chiều quê” yên ả, những cô nữ sinh bị níu chân bởi sắc hoa mùa xuân chớm nở vẫn còn lưu chút thu vàng vào lúc “Tan trường”, một buổi “Chiều vàng” ở miền sơn cước trung du lấp thấp mái liều tranh hay tà áo dài “Dáng quê” thướt tha trên mấy nhịp cầu cong cong ở vùng sông nước Tây Nam Bộ,… tạo cho người thưởng lãm một cảm giác yên bình khó tả, gợi lên những cảm xúc đa chiều về cảnh và tình trong mỗi bức tranh.

 

"Tan trường" bằng giấy báo

Phiên "Chợ quê" sắp tàn

"Dáng quê" bên cầu tre Nam Bộ

Cũng tại triển lãm, người xem còn được dịp chiêm ngưỡng những tác phẩm tranh bằng vỏ tràm của họa sĩ Trương Hữu Võ diễn tả vẻ đẹp phong cảnh làng quê Việt Nam nơi “Xóm chài” hay “Đồng vắng”… và một số tác phẩm mang chiều sâu nội tâm nhân vật như “Tan tác”, “Một cõi đi về”,…

Hoàng Gia

 

Nghệ thuật tranh bướm

Cánh bướm qua cái nhìn của người nghệ nhân không thuần túy như nhiều người khác mà chúng là cả một thế giới hình ảnh, âm thanh phong phú, sống động… Qua đôi bàn tay tài hoa đó, cánh bướm không chỉ nhỏ nhỏ xinh xinh mang trên mình vô vàn hạt phấn, mà là cả một mảng trời riêng một chiều buồn hoài niệm phố xưa, về quê hương hay chính những kỉ niệm đã qua.

 

Do sinh ra và lớn lên tại làng quê thanh bình nên phần lớn tranh của hoạ sĩ Hồ Đắc Hiệp đều thể hiện đề tài này. Khi giới thiệu bức "Chiều quê", cảnh cậu bé dẫn trâu về, ông đã nói với một phóng viên: "Đó là một phần của kí ức tôi, nó hiện về mồn một khi tôi thể hiện bằng cánh bướm”. Hay ông chỉ tay vào một góc phố Hà Nội và nói "Tôi đã từng qua đây", rồi say sưa kể về Phá Tam Giang khi nói về bức Bến nước.

 

Mọi người bị ấn tượng và lôi cuốn vì sự mới lạ độc đáo của chất liệu thể hiện tranh, nhưng đồng cảm sâu sắc khi chìm đắm vào khoảng không nghệ thuật và tìm lại hình ảnh những ngày đã qua. Không chỉ tranh bướm, các loại hình nghệ thuật khác cũng thể hiện điều này.

 

Mỗi loại tranh đều có vẻ đẹp của nó, tranh bướm cũng vậy. Và ai sẽ công nhận vẻ đẹp đó nếu không phải là công chúng, báo chí? Tranh bướm cũng là một loại hình nghệ thuật cần được phát huy. Bên cạnh các loại tranh truyền thống khác, tranh bướm cần trở thành một phần của nghệ thuật Việt Nam, vì nó rất riêng, rất Việt Nam và chỉ tìm thấy trên mảnh đất hình chữ S này. Hãy tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thật sự mang tên Việt Nam, Việt Nam và chỉ tìm thấy ở Việt Nam. Và tranh bướm muốn góp phần nhỏ bé tạo nên cái riêng này bên cạnh tranh sơn mài, tranh cát, tranh đá quý…
 

Xin giới thiệu chùm ảnh tranh bướm. Ảnh cộng tác của Đắc Ly, Hà Nội:

 

2

4

11

1

7

8

3

10

9

12


(Theo http://vietnamnet.vn/bandocviet/2007/10/750948/ )

 Copyright © 2008 - 2013 Võ Quê All rights reserved.