NGHỆ SĨ NGHIẾP ẢNH HOÀNG HỮU TƯ - NGƯỜI ĐẤT QUẢNG THÀNH DANH
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 7707
Giới thiệu nghệ sĩ Nhiếp Ảnh Hoàng Hữu Tư.
Hoàng Hữu Tư, sinh ngày 24.11.1942 tại An Đôn, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, Quảng Trị. Thời niên thiếu ông học trường kháng chiến Phục Khê, Triệu Sơn. Từ năm 16 tuổi đã tham gia hoạt động bí mật, rải truyền đơn chống địch. Năm 1955, từ quê nhà Quảng Trị, ông vượt tuyến ra miền Bắc học trường cấp 2 Quảng Xương rồi cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa cho đến năm 1963 thì theo học trung cấp chuyên nghiệp công nghiệp. Ra trường năm 1966, Hoàng Hữu Tư được về công tác ở lâm trường Phong Dụ và lại được cơ quan cử đi học Đại học Lâm nghiệp khoa công nghiệp rừng ở Đông Triều, Quảng Ninh. Từ năm 1968, Hoàng Hữu Tư đã bước đầu tiếp cận với bộ môn nhiếp ảnh. Nghiệp vụ lâm trường cùng những sinh hoạt phong trào đã tạo điều kiện cho ông có dip cầm máy ảnh.
Bình minh trên biển
Trong một năm đi bộ đội từ 1972 đến 1973 ở Trung đoàn 119 đóng tại Ý Yên, Hà Nam, Hoàng Hữu Tư càng cảm nhận thêm về tình yêu quê hương, làng mạc, ruộng đồng trong thời kỳ chiến chống Mỹ. Với ông, những năm tháng trên đất Bắc đã để lại trong ông những dấu án khó quên. Khi lên sống ở khu Đại học Mỏ, Địa chất tại Bắc Thái, Hoàng Hữu Tư đã có dịp học hỏi thêm với bạn bè về nghệ thuật nhiếp ảnh, trong đó có một người cán bộ công tác ở Việt Nam thông tấn xã đã tận tinh giúp ông tham khảo các tư liệu về nghề ảnh, xem được nhiều bức ảnh thời sự có giá trị nghệ thuật từ chiến trường miền Nam gửi ra. Khi biết mình có thể thành thạo về loại hình nhiếp ảnh, Hoàng Hữu Tư bắt đầu hành nghề chụp ảnh để mưu sinh sau khi xuất ngũ cho đến năm 1979 thì vào định cư tại Huế.Với Hoàng Hữu Tư, nếu Quảng Trị là nơi chôn nhau cắt rốn với một thời niên thiếu nhiều kỷ niệm kháng chiến không quên, thì cố đô Huế là mảnh đất giúp ông ưom mầm và trưởng thành trên lĩnh vực nghệ thuật nhiếp ảnh. Trong thời gian làm công tác chụp ảnh dịch vụ ở Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Hoàng Hữu Tư đã cùng các đồng nghiệp Đặng Việt Hùng, Huỳnh Mẫn, Phạm Văn Tý, Lê Đình Liên, Phạm Bá Thịnh... chơi ảnh nghệ thuật. Thiên nhiên, cảnh quan, cuộc sống, con người Huế chính là những môi trường thuận lợi cho Hoàng Hữu Tư tác nghiệp. Ông thích chụp ảnh các chuyên đề về di tích văn hóa, kiến trúc, thiếu nữ, tuổi học đường... Vốn năng động, linh hoạt, lạc quan và luôn có niềm say mê sáng tạo nghệ thuật nên ông đã được nhiều người mẫu nhiệt thành, công tâm cộng tác trong những chuyến đi thực tế sáng tác ngắn hoặc dài ngày.
Cửu Đình tại Thế Miếiu, Đại Nội Huế
Là một hội viên Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Hoàng Hữu Tư thường tích cực tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, tập thể. Ông đã cố gắng thể hiện mình trong việc gửi ảnh nghệ thuật dự các cuộc triển lãm ở Huế, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Lạt... ớ khu vực, trung ương. Tác phẩm của Hoàng Hữu Tư cũng đã xuất hiện trên tập san Áo Trắng, Mực Tím, tạp chí Sông Hương, báo Sài Gòn Giải Phóng, báo Thừa Thiên Huế, Phụ Nữ Việt Nam...Án thờ Vua Tự ĐứcTừ những cống hiến công sức, nỗ lực sáng tác nhiếp ảnh nghệ thuật, trong những năm qua, Hoàng Hữu Tư đã gặt hái những thành quả đáng trân trọng. Ông đã được Bộ Văn hóa Thông tin tặng Huy chương Vì Sự nghiệp Văn hóa Thông Tin vào năm ông nghỉ hưu (2004); Một số tác phẩm của ông đã đạt giải thưởng mà tiêu biểu là các bức ảnh nghệ thuật Sao đêm Phu Văn Lâu, giải Nhì cuộc thi ảnh nghệ thuật do tạp chí Sông Hương tổ chức (1999), tác phẩm Sao đêm Phu Văn Lâu còn được giải Ba của UBTQLHCHVHNT Việt Nam (1999); Đất nước trọn niềm vui giải Nhì của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (2000); Đường vào di sản giải Ba cuộc thi ảnh nghệ thuật toàn quốc nhân dịp Festival Huế 2004; Mừng ngày độc lập, giải Nhì của tạp chí Ánh Sáng Đẹp thuộc Hội Nhiếp Ảnh TP. Hồ Chí Minh (2005)...
Bóng dừa
Hiện nay, tuy tuổi đã tương đối cao, nhưng Hoàng Hữu Tư vẫn còn hăng say, xông xáo trong những cuộc hành trình sáng tác cùng anh chị em đồng nghiệp. Ông cũng đã rất tâm huyết góp phần đào tạo cho hai người con trai tiếp truyền nghề ảnh. Hy vọng sau một thời gian mưu sinh bằng dịch vụ chụp ảnh, họ cũng sẽ theo gương thân sinh đến với sân chơi nghệ thuật, tạo nên diện mạo một gia đình chụp ảnh truyền thống giữa vùng đất cố đô. Hoàng Hữu Tư cho biết: " Phong trào chơi ảnh nghệ thuật cần phải nhân rộng trong đời sống xã hội. Với tôi, những tác phẩm ảnh nghệ thuật là những thông điệp gửi tới tương lai vì chúng đã ghi nhận được những khoảnh khắc đáng quý về sự đổi mới, đi lên của đất nước. Gần đây, nhờ có những cuộc giao lưu với giới nghệ sĩ nhiếp ảnh của nhiều vùng miền, xứ sở khác nhau mà tôi đã học hỏi được nhiều điều đáng quý về nghề; giúp tôi có cách nhìn khác hơn, mới hơn về những đổi thay của đất nước, trong đó có Quảng Trị quê hương yêu dấu của tôi. Dù đã lớn tuổi nhưng tôi vẫn còn phải cố gắng học tập, trau dồi trong nghệ thuật. Ảnh nghệ thuật là một thế giới muôn hồng nghìn tía. Muốn tiếp cận vẽ đẹp đó tôi cần phải vượt qua những thử thách, gian khổ của nghề.."Cầu nón