Nhà văn TRẦN HỮU LỤC
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 8267
Tiểu sử:
Tên thật; Trần Hữu Lục
Năm sinh: 1944
Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
Bút danh: Yên My, Trần Phước Nguyên, Hồng Hữu
Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam
Thể loại: Thơ, truyện ngắn
Các tác phẩm:
Cách một dòng sông (1971)
Chiếc bóng (1989)
Lời của hoa hồng (1997) Thơ
Thời tôi yêu (1998)
Thu phương xa (2003) Thơ
Chuyện Huế ít người biết (2004) Biên khảo
Vạn Xuân (2006) Thơ
Đưa đò Tản văn - Bình văn
Mẹ và con (2007)
Ngày đầu tiên Thơ. NXB Hội Nhà Văn 2010.
Giêng xanh Tập thơ Trần Hữu Lục, Tôn Nữ Thu Thủy, Cao Quảng Văn, Tôn Nữ Hỷ Khương, Hồ Đắc Thiếu Anh, Trương Nam Hương. NXB Thanh Niên 2011.
Thoắt không thoắt có
Con thú hoang trở lại rừng
Ngọn gió đã bay về đồng cỏ
Em thoắt không thoắt có
Anh bắt đầu cuộc kiếm tìm
Anh để vuột mất cơn gió
Mỗi vết cắt chưa hết đau
Nỗi cô đơn chỉ có một
Lòng bao dung vô bờ
Anh tìm em tìm em
Chỉ thấy chính mình
Đâu rồi khoảng trời trong vắt
Tiếng chim hót chẳng đợi bình minh
Cánh rừng có là chỗ dung thân
Khi gian dối hóa thành mật ngọt
Em bây giờ mỗi phút giây còn lại
Cũng thoắt có thoắt không
Trích từ tập Lời của Hoa Hồng
Nguồn: Nhà Xuất bản Trẻ 1997
Giữ hộ
Muốn gởi chút màu rêu trong mắt
Ngược dòng thời gian có muộn không ?
Giữ hộ tiếng nguyệt cầm trong gió
Xa vắng vẫn dịu dàng bên em.
Một nửa câu thơ... tìm chưa thấy
Một đêm dài mong đợi nắng lên
Đường về mù sương giờ lạc lối
Phương ấy, em chơi trò ú tim.
Chiếc nón nghiêng bờ vai tượng đá
Trách chi màu mắt phút phải lòng
Dù tháng dù năm... em giữ hộ
Chảy bên đời thầm thì dòng sông.
Hoa cát tường ngày ấy đơm nụ
Giờ còn đắm đuối cuối cơn mê
Giọng nói cười reo lên lúc nhớ
Và gió mù tăm chợt thổi về.
Bến phà đêm
Dòng sông đêm lấp loáng ánh đèn
Ngã ba sông neo chuyến phà cuối
Tiếng phà gọi dường như xa lắm
Bến sông này áo trắng thôi bay...Đôi bờ vẫn nối đêm và ngày
Tiếng phà đêm nối thời thơ dại
Đôi mắt dõi theo lục bình tím
Ngày ấy, giờ chìm khuất trong sương
Bến phà đêm đợi người qua sông
Dường như gió khuya đã ngừng thổi
Dẫu em về kịp chuyến phà cuối
Như hạt phù sa về cội nguồn...Mai này cầu mới bắc qua sông
Còn đâu tiếng phà giục năm tháng
Mỹ Tho có phôi pha lời hẹn
Bến đợi sông chờ cá quẫy trăng...Những đóa hoa hướng dương
Đường chúng ta đi không bằng phẳng
Mỗi ngày vẫn gặp một đóa hướng dương
Bóng tối sẽ lùi,hừng đông sẽ rạng
Trái tim khẽ hát những lời yêu thương
Rất nhiều người vẫn sống vì mọi người
Ai đang lăn lội kiếm tìm đường đến
Những cảnh đời rướm đau đành lỗi hẹn
Thoáng hạnh phúc rất thật còn mong manh
Quanh đây còn rất ít điều lành
Ai đang lặng lẽ đi tìm lẽ phải
Lên rừng xuống biển,vào Nam ra Bắc
Mà công lý ,sự thật ở ngay trong lòng người
Làm nghề báo có lúc phải vào vai diễn
Như người đi trên dây xiếc một mình
Lặng lẽ với niềm đau,hiểm nguy không hề nản
Và lặng thầm khi sự thật hiện nguyên hình
Đẹp quá những đóa hoa hướng dương
Chỉ nở một đời với mặt trời tỏa rạng
Như chim báo bão trên từng trang báo
Ngày hôm nay sống vì đất nước mai sau.
(5-2006)
Mùa hương
Lên hết con dốc, Thượng đã nhìn thấy những vườn mận nằm thoai thoải. Và khi vô tới căn nhà đầu ấp, anh bắt gặp lại một cảm giác thân quen… Trước mắt anh, lúc lỉu trên cành hằng hà trái mận chín. Màu mận chín như đang vàng mọng hơn, đỏ thẫm hơn. Những trái mận đầu mùa căng đầy hơn. Thượng đứng lặng yên, xao xuyến, anh đã có nhiều lần đi về các vùng ven trong thời tạm chiến, những thôn ấp nổi tiếng về mận. Trong những chuyến công tác vào nội thành giữa đêm mù sương, anh đã lần theo hương mận để đi, tránh được những đoạn bị phục kích. Chính vào những giây phút đó, anh đón nhận một mùi hương dìu dịu vương nhẹ quanh mình và sau đó như thấm dần và đọng lại nơi những giọt sương đêm. Anh đã thầm biết ơn những người trồng mận, thương những vườn cây che chở…
- Xin lỗi, ông tìm ai?
Thượng vội quay lại, chào người đàn bà đứng tuổi, bối rối và ngập ngừng thưa: - Thưa má, tụi con…
Và anh vội đưa tay về phía đoàn thu mua đang kéo nhau đi vào, người đàn bà kêu lên:
- Có mô mà sớm rứa, cũng phải cuối tháng mới hái được.
- Nhưng má ơi, xí nghiệp tụi con hết sạch mận rồi, má đã thương thì…
- Mô được. Rứa đứa mô thương chuyện má phải bán mận non lỗ sạch vốn đây? Cái o chi đã tới ký hợp đồng mô rồi?
Bà lấy cái nón vừa quạt vừa như muốn xua mọi người đi ra khỏi vườn nhưng nét mặt thì hồn hậu và tươi cười. Thượng hỏi làm quen.
- Năm nay, mận được mùa hả má?
- Được vô kể. Nhưng cái o chi của đoàn thu mua bữa trước thì cũng khôn đáo để.
Một người trong đoàn bất chợt reo lên:
- Thôi đúng là cái o Hương rồi. Bữa nay o Hương đi hướng khác mà má. Có gì má cứ nhắn với cái anh này này…
Mấy người trong đoàn thu mua đều quay lại nhìn Thượng cười tinh nghịch. Người đàn bà cũng vội quay lại ngó anh một chập và cười hiền lành hỏi anh:
- Hồi mô rứa, răng không nghe hắn mời cau trầu chi cả. Nhà o nớ ở bên kia nhà ga xe lửa. Rứa mấy đứa bây tính răng chừ?
- Má đã thương thì thương cho trót.
- Con trai chi bây mà miệng dẻo quẹo. Thôi đi theo tau!
Bà cầm cái nón che nắng, đi ra vườn. Đoàn thu mua đi theo sau. Vườn mận đầu mùa chín chưa được đều trái. Thượng lần ra cuối vườn nơi có thể đứng nhìn thấy vùng quê của Hương. Những ngôi nhà mái tôn hoen rỉ, nằm bên ga xe lửa bỏ phế, hư nát. Đường rây chạy hun hút qua những đồi trọc. Chơ vơ nằm trên khu đồi là ngôi chùa cổ mái ngói đỏ vươn lên. Và xa hơn là những vườn cây mận rải rác dọc theo con đường đất đỏ.
Suốt buổi hái mận, người đàn bà vẫn lén nhìn anh, rồi như chợt nhớ ra điều gì, đến bên anh hỏi:
- Tau nói ri cũng kỳ nhưng bỏ lỗi nghe. Rứa hai đứa bây quen nhau hồi phong trào phải không? Và con đã về ngang đây mấy lần rồi phải không?
- Dạ có.
- Đúng mà, má nhớ có sai mô. Hồi nớ, mấy đứa bây không có cơ sở chỗ ni thì làm răng mà vào trong thành được. Rứa hai đứa bây cưới hỏi hồi mô?
- Dạ…
- Chắc là cơ quan lo hết. Tụi bây tệ bạc dữ. Khó khăn thì tìm đến, khi vui lại quên luôn. Mà thôi nói rứa chứ tau mừng lắm.
- Thưa má tụi con chỉ mới quen nhau thôi. Anh em họ nói đùa chơi. Cái o Hương cũng cùng quê với má đó.
Bà gật đầu kéo Thượng vào trong nhà uống nước. Bà đã kể cho anh nghe về gia đình của Hương.
Theo lời kể thì Hương làm giao liên, vừa cắp sách tới trường đại học. Cô thường mặc áo dài xanh da trời, đội nón bài thơ, tay ôm cặp sách, má lúc nào cũng ửng hồng như màu hoa đào. Cô đã vào ra thành như con chim én, dịu dàng, ngây thơ, dễ thương… cô đã qua mặt được nhiều trạm gác để đưa tài liệu vào cho cơ sở. Cho đến ngày giải phóng, cô là một trong những người may cờ đem treo lên khu phố sớm nhất.
Câu chuyện người đàn bà cùng quê với Hương kể lại trở nên một nỗi ám ảnh dịu dàng, một niềm hy vọng tha thiết. Thượng nhớ là khi ra về, anh có nói với bà má “vườn mận” ấy: “Vùng này là quê hương của con, quê hương một đời, má đã thương thì…” Nhưng rồi anh đã bỏ lửng câu nói, khi nghĩ đến Hương, nhớ cái cánh mũi nhíu lại và cái nhìn “dễ ghét” của cô ấy…
*
Từng ngày, nhìn thấy những trái mận nằm ngổn ngang trên sân phơi, Thượng càng mong chuyến xe thu mua cuối cùng của xí nghiệp trở về. Những trái mận thân thiết kia gợi cho anh những ý nghĩ dở dang, một tình yêu thầm lặng và một sự gắn bó nghề nghiệp lạ lùng… Trước mắt anh, chen lẫn những trái mận địa phương, là những trái mận pomme, mận Vân Nam, đã được một số bà con dày công lai giống. Đợi thêm một lát nữa vẫn chưa thấy chuyến xe trở về, anh vô phòng pha chế. Anh đi vòng quanh cái xi-tẹc bằng kim loại đầy cồn, không biết đã mấy lượt. Sau cùng anh dừng lại trước một bình thủy tinh. Phải nói với Hương những điều cần phải nói không? Có thật cái quá khứ không quan trọng bằng những việc làm bây giờ? Mấy hôm nay mình là kẻ bị thừa ra trong xí nghiệp. Cả tấm lòng yêu thương và say mê nữa sao? Cơn giận lại ùa đến làm cho anh run cả người. Một chút buồn tủi, cay cú mang lại cho anh cái cảm giác hụt hẫng. Và anh nhớ lại, nhớ lại tất cả…
- Tôi đề nghị các anh, chị nghiên cứu lại phương pháp xúc tác và kích thích để tạo ra một loại men bảo quản. Với cách làm này ta có hy vọng rút ngắn thời hạn hoàn thành chỉ tiêu…
- Chúng ta không có đủ thời gian để làm thí nghiệm. Vả lại, anh Thượng cũng có làm thử rồi… -
Bác tổ trưởng tổ pha chế bỏ lửng câu nói.
Nhưng Thượng chỉ nhìn cái môi mỏng và con mắt nhỏ của ông ta, cũng biết ông có ý đồ gì rồi. Anh nghĩ trong đầu: “Ừ, tôi đã làm hỏng của xí nghiệp hàng trăm lít cồn đấy”.
- Tôi nghĩ đây chỉ là một cách sao chế lại cách pha chế của các hãng rượu nước ngoài. Trong điều kiện còn thiếu các thiết bị tinh luyện hiện đại, cái sáng kiến của anh Thượng không thể vận dụng được. Cho dù cứ gọi là sáng kiến đi nữa! – Ông trưởng phòng nghiệp vụ phát biểu một cách cao ngạo.
Một ý nghĩ khác lại đến với Thượng: “Cả ông nữa đấy, từ trước đến nay chỉ biết đi trên một lối mòn, không dám công nhận bất cứ tìm tòi khám phá của ai vì sợ họ sẽ hơn mình chứ gì?”
- Nhiệt tình, say mê thôi chưa đủ đâu, tốt hơn hãy biết dừng lại. Đừng buộc người khác làm theo ý chí của mình. – Một chị ngồi gần anh nói nhỏ nhưng cũng đủ cho mọi người ngồi họp nghe rõ.
Nhưng Thượng vẫn bướng bỉnh nghĩ: “Làm theo cái lý của khoa học chứ? Thôi xin các người đừng làm tình làm tội một sáng kiến nhỏ ấy nữa. Chị đang xúc phạm đến tôi, chị có biết không? Các người nghĩ một đường mà nói thì một nẻo. Không phải thế đâu! Tôi nghĩ thế đấy”.
Còn Hương thì trước sau vẫn ngồi nhìn cánh mũi rất điệu. Không có ai lên tiếng bảo vệ cái sáng kiến ấy. Cả Hương cũng im lặng khó hiểu. Những ý nghĩ lại ồ ạt hiện ra trong đầu anh: “Các người toa rập phủ nhận một tài năng vì các người sợ thay đổi nếp suy nghĩ và cách làm cũ. Tôi không chấp nhận sự đánh giá này. Các người phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về năng suất và chất lượng khi mà ông giám đốc còn đang phải nằm viện”.
Anh nghĩ là phải nói những ý nghĩ thầm kín ấy với Hương. Sự im lặng lúc này là sự quay lưng, ngoảnh mặt lại với tấm lòng của anh. Rằng tuổi trẻ phải nhạy bén với cái mới, không lẽ ai cũng muốn vùi dập kẻ khác sao?
Tiếng còi xe ngoài cổng cơ quan cắt đứt ý nghĩ của Thượng. Chiếc xe thu mua cuối cùng đã về. Rời khỏi xe, Hương đỏ bừng mặt vì nắng, hay vì thẹn, nhưng sao cô gặp anh không chào hỏi một câu. Còn giận sao? Hay là vì con gái vẫn thế? Không chào hỏi một câu mà ánh mắt lại đang reo lên, long lanh. Anh nghe trái tim mình đập mạnh, anh đi theo cô một đoạn, mới nói nhỏ:
- Anh gặp Hương một chút. Một chút thôi, được không? – Hương vẫn tỉnh bơ: - Gặp chuyện riêng hay chuyện cơ quan.
- Cả hai.
- Xin lỗi, vậy mai thì tiện hơn.
- Một chút thôi mà, anh đợi… đã ba bốn hôm…
Hương đỏ mặt, bối rối nhìn anh, ánh mắt hấp háy như có ý nói gì với anh.
Thượng đã qua hết lúc bối rối, nhưng vẫn thấy hồi hộp. Một sự im lặng đáng ghét có khả năng kéo dài, anh vụt hỏi:
- Tại sao lại im lặng?
- Anh nói sao, em đang chờ nghe anh đây.
- Không, anh muốn nói đến sự im lặng của em trong buổi họp. Cả em cũng nghĩ rằng quá khứ một người không là cái gì nữa sao?
Giọng nói của Thượng như có vẻ trách móc, cay cú lẫn lộn. Hương nói nhẹ nhàng: - Anh chỉ biết trách người khác thôi, còn anh lúc nào cũng chực chờ để chống lại. Anh chỉ muốn người khác hiểu và ủng hộ anh, nhưng anh thì không chịu hiểu và chờ đợi. Hình như cả cơ quan ai cũng cho rằng anh “công thần” nhưng trong lĩnh vực khoa học…
Hương bỏ lửng câu nói, đưa mắt nhìn con dốc, Thượng cũng đưa mắt nhìn theo và nghĩ: “Có thể mình đang trượt dài trên con dốc…”, nhưng anh lại nói ngược lại với ý nghĩ vừa chợt đến như thế:
- Nhưng chuyện ấy không có gì mới mẻ, anh sẽ đi cho tới tận cùng của lẽ phải và chân lý. Em nên ủng hộ việc làm của anh. Không lẽ anh có những ngày hoạt động phong trào, có hiểu biết về cây trái, hương hoa trên vùng đất này, anh lại không được tiếp tục với sáng kiến và những tìm tòi của anh?
- Cây trái nào cũng có một loại men riêng của nó. Còn lại là ở chính anh. Em phải về nhà. Một chút của anh mà sao lâu thế. Em về nghe. Anh nên sống như mọi người trong cơ quan.
- Vâng em về, cám ơn em… anh vẫn sống như những ngày phong trào mà! – Và anh kêu thầm: “Ôi thật đáo để, nhưng dù em chưa tỏ thái độ dứt khoát anh đã nhìn thấy loại men tự nhiên ấy rồi…”
Hương ra về đã lâu, nắng trên đỉnh cây cũng đã vàng nhạt. Thượng mới rời khỏi phòng pha chế, đi lững thững trên những con dốc nở đầy hoa ngũ sắc. Mùa này, gió hú buồn trên các ngọn cây, hình như trong gió có nhiều loài hương họp lại. Thiên nhiên vẫn đẹp như ngày nào. Trăng đầu tháng soi bóng anh lả lơi trên đường. Giàn hoa giấy nhà ai đã lờ mờ chìm vào màu trăng nhàn nhạt. Anh nghe lòng chùng lại, ấm ức và giận hờn, xa xôi mà ấm áp. Anh nhớ lại những chi tiết của lần gặp gỡ vừa qua, mà thấy thương, thấy giận mình quá. Như cái vụ anh làm hỏng mấy trăm lít cồn trong phòng thí nghiệm, cả cơ quan đều tin rằng anh sẽ không còn cơ hội để tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm bất cứ một loại đề tài nào. Riêng anh lại có cảm giác là mình hình như đã thừa ra, cả cơ quan đang lao vào kế hoạch, chạy đua với thời gian, nhưng anh lại vật vờ như chiếc bóng. Có thể nào sống mãi như thế sao? Mình đang trượt dài vì chủ quan, dốt nát vì bướng bỉnh và liều lĩnh? Ai trong cơ quan đã gán cho mình là “thằng cha công thần ấy”. Anh dừng lại, đốt một điếu thuốc, đốm lửa lập lòe trong mù sương giăng đầy lối đi, anh vội quay về nhà.
Suốt đêm, anh chong mắt ngồi nhìn trăng tà và đợi bình minh lên. Trong nỗi riêng, anh lại hình dung những gian khổ của những ngày hoạt động, những đêm vượt qua những vườn mận chín, những lúc bị đói cơm lạt muối, những anh em đã hy sinh, những ngày lao tù, những lần cơ sở bị vỡ, nhưng tất cả vẫn đứng vững. Còn bây giờ, vì những tự ái vớ vẩn mà mình không vượt qua được. Hay vì ở lãnh vực công tác mới này, mình bị bứt đi chăng? Anh nghe nhói trong tim khi dừng lại với ý nghĩ sau cùng.
*
Sau nhiều lần tìm thăm một vài người quen đã am hiểu về một loại men tự nhiên trong trái cây, nhiều buổi đến thư viện tìm đọc một số tài liệu của các hãng rượu nước ngoài, anh muốn được tiếp tục công việc dở dang của anh. Cái say nghề nghiệp lại đến với anh, thôi thúc canh cánh bên lòng. Hội nghị liên tịch của cơ quan coi như có ý kiến và xếp cái sáng kiến của anh vào một góc tủ nào đó rồi. Cả Hương cũng lững lờ và nhíu cánh mũi rất điệu của cô. Chỉ còn lại là ông giám đốc là chưa có ý kiến. Anh nghĩ là không nên làm thế dù sao ông ấy đang nằm viện, vả lại anh ngại phải tranh thủ như vậy. Nhưng chẳng còn cách nào khác tốt hơn. Anh đã tìm đến thăm ông tại bệnh viện. Ông Hà tiếp anh với những dè dặt:
- Cậu vẫn khỏe chứ, tôi vẫn thường được nghe báo cáo công việc của cơ quan.
Một ý nghĩ lại thoáng đến với anh: “Tôi biết mà, chắc họ nói xấu tôi với ông chứ gì. Không sao, cái giá trị của một người là ở tấm lòng và công việc…” nhưng anh lại nói khác đi:
- Tôi đến thăm anh là chủ yếu, nhìn thấy anh được phục hồi sức khỏe, tôi rất mừng.
- Cám ơn cậu. – Ông Hà cười hồn hậu và cởi mở.
- Thưa anh, có ý kiến cho rằng…
- Cậu cứ tự nhiên, tôi rất vui được nghe cậu nói. – Ông Hà đang hiểu nhầm những lời anh sắp nói ra.
- Vâng, rằng trái cây vốn có một loại men tự nhiên để tránh những vi khuẩn làm chua.
- Đó là về mặt lý thuyết.
- Và có thể dùng nồng độ thật cao rồi dùng phương pháp xúc tác và kích thích để tạo ra một loại men bảo quản.
- Đúng, nhưng sao cậu biết được điều ấy, tôi thú vị quá, tôi vẫn ấp ủ những điều mới mẻ trong sản xuất, cậu cứ nói hết những trăn trở của mình. Tôi sẽ giúp gì cậu đây?
- Nhưng điều tôi đang báo cáo với anh lại là điều đã bị gạt bỏ rồi.
- Có lẽ nào…
Anh kêu thầm: “Ôi cái sáng kiến của tôi bị vùi dập mà ông không biết sao? Những người của ông đang đi theo lối mòn, tôi không có ý chế giễu họ đâu”. Nhưng anh lại nói thong thả:
- Vâng đúng thế, thật đáng tiếc.
- Tôi chưa được báo cáo về việc này. Ồ, mà cậu cũng biết đấy, nhiều lúc, nhiều nơi tôi cũng có quan liêu thật, mà thôi, vấn đề còn lại là cậu có tiếp tục với những dự ước của mình không nào?
- Rất cám ơn anh. Khi đến xin ý kiến của anh, tôi vẫn nghĩ là tôi sẽ tiếp tục, dù trong hoàn cảnh nào. Đây cũng là một thái độ của tuổi trẻ chúng tôi trước cuộc sống.
- Tốt quá, cậu cũng phải thông cảm với anh em, người ta chỉ dễ dàng tha thứ một khuyết điểm nào đó, hay phải tiếp nhận một cái mới khi có thời gian và sự thuyết phục của nó. Tôi sẽ bàn lại.
- Thưa anh, sáng kiến này sẽ góp phần tăng năng suất và chất lượng của cơ quan ta vì nó sẽ rút ngắn thời gian và quy trình sản xuất.
- Anh có hơi lạc quan không đấy. – Ông Hà cười vui vẻ.
Thượng hơi lúng túng vì biết mình vừa nói quá lời, anh kêu thầm: “Tại cái tính tự cao của mình cả, kết quả của công việc làm sao mà dám khẳng định trước được”. Và anh nói như tự dặn mình:
- Tôi hứa là sẽ cố gắng hết sức mình.
Từ bệnh viện ra về, anh trở lại với những hăm hở ban đầu, anh vui thật sự. Anh muốn san sẻ niềm vui này với Hương ngay lúc này. Khi anh đến cơ quan tìm Hương thì cô đã theo đoàn thu mua đi thêm một chuyến nữa. Một số anh em trong tổ pha chế cũng đã theo đoàn thu mua hương liệu trái cây đặc sản của địa phương. Anh bắt tay vào công việc một mình. Các phản ứng hóa học không diễn ra đúng như tính toán, anh lại phải làm lại từ đầu. Thời gian thì qua nhanh, nỗi lo âu chồng chất, niềm hy vọng trở nên mong manh. Trong những ngày đơn độc ấy, hình ảnh một vườn quê thơm lừng hương mận, giọng nói ngọt mềm lại đến với anh, xoắn xuýt và đằm thắm hơn bao giờ hết. Anh thường nán lại sau giờ hành chánh, để làm thêm, xem xét các phản ứng cần thiết. Và sau những buổi như thế, anh có linh cảm là anh không ở lại một mình trong phòng pha chế. Một đôi lần anh phát hiện có một vài thay đổi nhỏ nào đó, chẳng hạn vị trí của cái phễu bị dời đi, một mẩu giấy ghi các biến ứng nằm lại trên bàn… Anh vẫn nghĩ các anh ở phòng kỹ thuật cũng đang tiến hành một thí nghiệm nào đó, thú vị mà khó hiểu quá. Anh cũng không hiểu nổi cú điện thoại của ông giám đốc từ bệnh viện gọi về nhắc anh cần phải điều chỉnh lại nồng độ.
Trước những ống thủy tinh và mùi vị của các hóa chất, anh đang tiếp cận với nỗi sâu thẳm của tâm hồn anh. Rồi cả những kích thích và xúc tác trong cuộc sống, trong tình yêu cũng phức tạp như trong thí nghiệm. Cái màu trong suốt của thành thủy tinh dễ gợi cho anh một đoạn đời trong sáng, những chuyến đi về trong vườn mận chín, cái nhíu mũi rất điệu của Hương, loáng thoáng sau những ý nghĩ ấy, là cảm giác lạnh lạnh, đau nhói trong tim.
Một buổi chiều cuối tuần, Thượng ở nán lâu hơn để theo dõi một chất mới vừa xuất hiện trên thành thủy tinh thì Hương từ ngoài phòng đi vào nhẹ nhàng, tự nhiên, dáng điệu tinh nghịch, bất chợt thấy anh còn ở lại trong phòng, cô luống cuống muốn quay trở lại. Anh sững sờ, ngạc nhiên, nhưng ánh mắt như đang reo lên, mừng rỡ, anh cất giọng hỏi: - Hương về hồi nào?
Hương lúng túng, chỉ biết đưa mắt nhìn thành thủy tinh, đôi mắt ấy muốn nói với anh rằng: “Ừ, về hồi nào thì anh biết rồi, còn hỏi, người chi mà vô tâm…”
- Sao chẳng có ai nói với anh một lời.
- Ơ hay!
Hương kêu lên, có vẻ tiếc nuối và thoáng một vẻ ngạc nhiên. Cánh mũi rất điệu, má ửng hồng màu hoa đào, Hương quay vội ra khỏi phòng pha chế. Lúc đầu Hương bước đi thoăn thoắt, về sau thì Hương đi như chạy… Hương lao về phía vườn mận, Thượng chạy đuổi theo. Anh cảm động và vui sướng quá. Hạnh phúc đang ở trong tầm tay. Bấy giờ, chỉ còn lại một mùi hương mận chín đang tỏa nhẹ khắp vườn…
Mẹ Ca Dao
Mẹ tôi quê ở Cồn, cù lao trồng bắp giữa dòng sông Hương trong vắt. Mùa hạ, nước mặn biển Đông tràn qua cửa Thuận An lên tới Cồn . . . có lẽ vùng sông nước có khi "trong" lúc "lợ" nên đã "vận" vào cuộc đời của mẹ tôi?
Hồi nhỏ, tôi vẫn nghe bà con gọi đùa mẹ tôi là "Bà-nói vần". Mẹ tôi không có nhiều chữ để có thể làm thơ nhưng mẹ thuộc ca dao nằm lòng và hay xen vào giữa câu chuyện một hai câu ca dao ấy. Tôi gọi thầm, mà chẳng dám nói cho mẹ biết, rằng mẹ là "Mẹ-ca-dao". Những lúc nghe ai đọc một câu ca dao nào đó, tôi bồi hồi nhớ mẹ tôi . Dường như mẹ tôi đã thuộc nhiều câu ca dao man mác buồn.
Mẹ tôi lấy chồng năm 18 tuổi. Đám cưới mẹ tôi phải rước dâu bằng thuyền. Mẹ tôi rời Cồn vào đất liền, mang theo những câu hát ru buồn. Không biết mẹ tôi có trắc trở chi chuyện tình duyên trước khi lấy cha tôi, mà những câu hát bên "tao nôi" nghe thật da diết:
Hai tay cầm bốn tao nôi,
Tao thẳng, tao dài, tao nhớ tao thương
Có lần, chị tôi lựa lời hỏi mẹ có long đong, trắc trở chi về đường tình duyên không, mẹ tôi chỉ nói bóng gió:
Sen xa hồ sen khô hồ cạn
Lựu xa đào lựu ngã đào nghiêng
Em xa anh như bến xa thuyền
Như Thúy Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi?
Đã vậy mà cha tôi lại ít khi ở nhà. Thời loạn lạc, cha tôi đi biền biệt, mẹ tôi tảo tần sớm tối nuôi con. Cả vùng quê nghèo chạy dài theo mấy nhánh sông đều vậy. Những ngày tháng ấy, tôi lớn lên trong tình yêu thương của mẹ. Và một đêm khuya thanh vắng, trăng soi vằng vặc, mẹ tôi ngồi đợi cha về. Mẹ nói "Thôi con ngủ đi", rồi mẹ bồng ru tôi:
Chim bay về núi về non
Cá kia về vực, ai còn trông ai?
Sau này lớn lên, tôi mới hiểu được nỗi lòng của mẹ tôi. Nỗi lòng ấy có nỗi buồn của ca dao, những câu nói vần mà mẹ tôi đã học ở người khác suốt thì con gái. Những câu hò mái nhị, êm ả vang lên trên một vùng sông Hương - Cồn. Nỗi buồn ca dao ấy đã "vận" vào đời mẹ, chảy vào máu thịt tạo thành giọng ru tha thiết vời vợi.
Anh đi đằng ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Nước non chung một mối tình
Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng?
Gần như là một cách chọn lựa cuộc sống của mẹ tôi nữa:
Thiên sanh nhơn hà nhơn vô lộc
Địa sanh thảo hà thảo vô căn
(Mà BN xin tạm dịch:
Thuyền em trôi giạt giữa giòng
Biết ai gửi phận trao lòng xe duyên)
Mẹ tôi rất thương yêu con cái và hiếu thảo với ông bà ngoại . Mẹ tôi thường mặc chiếc áo dài màu lam dẫn con về Cồn thăm nhà . Quê ngoại ngày càng nghèo hơn . Và sau mỗi chuyến về thăm, mẹ tôi lại nói vần, vừa để căn dặn anh em tôi, vừa như giải bày tâm sự:
Cầu mô cao bằng cầu danh vọng
Nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con
Ví dầu nước chảy đá mòn
Có xa nhau ngàn dặm cũng còn nhớ thương
Mấy năm sau, cha tôi trở về. Tháng sau thì Tây càn. Mẹ tôi gánh tôi và anh tôi trên đôi thúng chạy loạn. Hết trận càn, mẹ tôi lại gánh anh em tôi về mà không than vản một lời. Cũng vào giữa năm này, tôi bị phỏng nặng ở khuỷu tay trái vì mải mê theo tụi bạn đi nhặt "chiến lợi phẩm" sau một trận du kích chống càn, tôi bị rơi xuống một hầm trú đang còn cháy ngấm. Hồi ấy, chẳng có thuốc tây và đang có đánh nhau, vết bỏng của tôi làm mủ, về sau lở loét thành dòi. Mẹ tôi tìm lá cây làm thuốc, rồi mặc vội chiếc áo dài nối màu nâu gánh tôi trên thúng chạy lên nhà thương huyện. Tôi thấy mẹ tôi lấy vạt áo chấm mắt và khóc. Tôi ân hận và không thể nào quên được hình ảnh của mẹ tôi lúc đó. Mẹ chỉ khóc mà không rầy la tôi một lời. Trái tim của mẹ quá hồn hậu. Tấm lòng của mẹ rộng lượng, yêu thương biết dường nào . . . Mẹ đã gánh con qua thời ly loạn.
Khi lớn lên mới hiểu hết hai chữ "sinh thành", tôi lại đi theo con đường của mẹ tôi, hòa mình vào những lời ru ngàn đời. Và tôi chợt hiểu ra.
Trèo non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ già
Chẳng phải đợi đến lúc mẹ nhắn nhủ, tôi càng thương nhớ những câu ca dao vời vợi:
Có con phải khổ vì con
Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng
Những lúc tôi vấp ngã, mẹ đã vực tôi dậy . Mẹ an ủi: "Mẹ nghèo, chỉ có lời khuyên thôi ". Rồi mẹ tôi nói thơ Lục Vân Tiên, rằng: "Trai thời trung hiếu làm đầu . . . ".
Năm mẹ tôi mất, tôi đã không về kịp . Tôi tự trách mình là còn nợ mẹ cả cuộc đời . Bởi mẹ đã cho con cuộc sống, và mẹ còn dạy con phải sống như thế nào ? Tôi làm thơ khóc mẹ . Những câu thơ muộn màng, chẳng được sâu sắc đằm thắm và ý nhị như ca dao, nhưng đây là tấm lòng thổn thức của người con
Lần lửa đã mấy mùa Xuân
Bóng mẹ sớm chiều quạnh quẽ
Có nỗi nhớ nào hơn xa mẹ
Đời con vằng vặc Mẹ vầng trăng . . .
Bây giờ, mẹ tôi không còn nữa . Lòng thương yêu trìu mến của mẹ vẫn như ngọn lửa soi sáng mọi bước chân con . . .
Tập San "Áo Dài Huế" (Nhớ Huế - tập 3)
Nhà Xuất Bản Trẻ 1999.
T.H.L
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
*
TƯ LIỆU:
Huế thu - Thơ Trần Hữu Lục - Nhạc Võ Tá Hân - Ca sĩ Vân Khánh
Nhà thơ Trần Hữu Lục và tập thơ mới "Ngày đầu tiên" - Thanh Hà
http://www.donghuongtth.com/news/news.aspx?cat=7&post=314
“Ngày đầu tiên” - tập thơ Xuân của Trần Hữu Lục - Nguyễn Tý
http://phapluattp.vn/20100202050452493p1021c1088/ngay-dau-tien-tap-tho-xuan-cua-tran-huu-luc.htm
Vô sắc trong thơ Trần Hữu Lục - Phan Thị Thu Hằng
http://www.donghuongtth.com/news/news.aspx?cat=7&post=292 TRẦN HỮU LỤC
*
Văn chương Nhóm Việt
Các thành viên Nhóm Việt:Trần Hữu lục, Trần Duy Phiên, Đông Trình, Tần Hoài Dạ Vũ, Lê Văn Ngăn, Nguyễn Phú Yên, Trường Sơn Ca (Tiêu Dao Bảo Cự), Thái Ngọc San, Nguyễn Đông Nhật, Bửu Chỉ, Trần Phá Nhạc, Võ Quê.
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4
ÔÛ tuoåi 20, haønh trình saùng taùc cuûa Nhoùm Vieät gaén lieàn vôùi nhöõng bieán coá lòch söû ôû mieàn Nam (1965-1975). Nhöõng caây buùt treû cuûa Nhoùm Vieät ñaõ baøy toû moät thaùi ñoä daán thaân ngaøy caøng saâu saéc, vöøa treân bình dieän yù thöùc coâng daân, vöøa treân bình dieän yù thöùc ngheä só.
YÙ thöùc daán thaân nhaäp cuoäc ñaõ ñöa caùc taùc giaû treû Nhoùm Vieät ñi ra ngoaøi caùi theá giôùi rieâng tö cuûa mình ñeå vöôn tôùi söï caûm thoâng vaø chia seû thaân phaän beøo boït cuûa ngöôøi cuøng khoå, ngöôøi bò aùp böùc. Theá ñöùng ñoù ñaõ khieán cho Nhoùm Vieät trôû thaønh moät trong raát ít toå chöùc vaên ngheä ôû mieàn Nam ñaõ baøy toû tình lieân ñôùi ñoái vôùi ñoàng baøo mình.
+ Nhoùm Vieät nhaäp cuoäc
Löïc löôïng noøng coát ñaàu tieân cuûa Nhoùm Vieät laø sinh vieân tröôøng Ñaïi hoïc Sö phaïm Hueá vôùi nhöõng böôùc ñi ban ñaàu: Hoäi Hoàng Sôn vaø Phoøng sinh hoaït giaùo duïc, vaên hoïc ngheä thuaät. Vaø ñeán naêm 1968, Nhoùm Vieät vaø Taïp chí Vieät ra ñôøi (xuaát baûn ñöôïc 5 soá). Nhoùm Vieät ñaõ ñoùng goùp haøng traêm truyeän ngaén, haøng nghìn baøi thô, chöa keå caùc baøi pheâ bình, lyù luaän, bieân khaûo, caùc taùc phaåm thuoäc theå loaïi khaùc nhö nhaïc, hoïa. Nhoùm Vieät ñaõ nhaäp cuoäc, “xuoáng ñöôøng”, coù maët trong “nhöõng ñeâm khoâng nguû”, “ñoaøn sinh vieân quyeát töû” vaø “haùt cho ñoàng baøo toâi nghe” taïi caùc thaønh thò Hueá, Ñaø Naüng, Ñaø Laït, Saøi Goøn.Nhoùm Vieät ñaõ uyû nhieäm Traàn Höõu Luïc phuï traùch phaàn vaên ngheä cuûa taïp chí Ñoái Dieän töø naêm 1971 ñeán naêm1975. Moät soá taùc phaåm cuûa Nhoùm Vieät ñaõ ñöôïc taïp chí Ñoái Dieän xuaát baûn nhö: Caùch moät doøng soâng (taäp truyeän cuûa Traàn Höõu Luïc), Röøng daäy men muøa (taäp thô cuûa Ñoâng Trình), Tröôùc khi maët trôøi moïc (taäp truyeän cuûa Traàn Duy Phieân).
Vaøo thôøi thanh xuaân, nhöõng taùc giaû treû cuûa Nhoùm Vieät ñaõ coù nhöõng hoaït ñoäng tích cöïc, trôû thaønh moät trong nhöõng tröôøng hôïp tieâu bieåu veà khuynh höôùng hieän thöïc vaø caùch maïng trong phong traøo vaên hoïc yeâu nöôùc nhöõng naêm thaùng ñoù. Taùc phaåm cuûa hoï ñaõ ñöôïc baùo chí, ñaøi phaùt thanh vuøng giaûi phoùng mieàn Nam vaø mieàn Baéc, caùc baùo chí tieán boä cuûa Vieät kieàu nhö Theá Heä, Tieàn Phong (Canada), Söù Meänh (Nhaät), Thöùc (Coäng hoøa Lieân bang Ñöùc), Lieân Hieäp, Gioù Noäi (Phaùp)… in laïi. Löïc löôïng Vieät ngaøy caøng chaët cheõ vaø phaùt trieån, aûnh höôûng ngaøy caøng roäng lôùn vaø tính caùch maïng ngaøy caøng ñaäm neùt. Nhoùm Vieät “khoâng chæ laø leân tieáng, maø coøn laø leân tieáng moät caùch ngheä thuaät”. Cho neân, khoâng phaûi ngaãu nhieân maø vaên, thô Nhoùm Vieät ñaõ nhieàu laàn ñöôïc choïn vaøo caùc tuyeån taäp vaên hoïc trong hôn 20 naêm qua. Vôùi yù thöùc daán thaân trong moät choïn löïa ngheä thuaät, daãu sau moät khoaûng caùch 30 naêm, vaãn mang yù nghóa tinh khoâi cuûa noù. Saùng taùc cuûa moãi taùc giaû trong Nhoùm Vieät, tuy hoøa chung vaøo phong traøo ñaáu tranh ñoâ thò mieàn Nam, nhöng ñaõ sôùm boäc loä saéc thaùi, neùt rieâng raát deã nhaän bieát cuûa moãi ngöôøi.
+ Thô vaên Nhoùm Vieät
Daãu sau moät khoaûng thôøi gian, ngaøy nay ñoïc hai tuyeån taäp “Truyeän ngaén Vieät” vaø “Thô – Nhaïc – Hoïa Vieät” vaãn coøn mang “yù nghóa tinh khoâi cuûa noù”. Trong doøng vaên hoùa vaên ngheä yeâu nöôùc tieán boä giöõa vuøng ñòch taïm chieám ôû mieàn Nam Vieät Nam, coù moät löïc löôïng quan troïng laø nhöõng sinh vieân, hoïc sinh ñaõ “xuoáng ñöôøng” baèng traùi tim vaø khoái oùc, saùng taùc baèng taát caû taâm huyeát cuûa mình vaø ñaõ coù nhöõng coáng hieán ñaày yù nghóa veà phaåm cuõng nhö veà löôïng taùc phaåm cho neàn vaên hoïc ngheä thuaät caùch maïng. Vieät laø moät taäp hôïp nhöõng ngöôøi treû saùng taùc vaên hoïc ngheä thuaät cuûa doøng vaên ngheä yeâu nöôùc taïi ñoâ thò luùc aáy. Nhöõng caây buùt cuûa Nhoùm Vieät ñaõ coù phaàn ñoùng goùp ñaùng keå. Saùng taùc vaên, thô, nhaïc, hoïa, bieân khaûo… cuûa Nhoùm Vieät vôùi yù höôùng “veà nguoàn” ñaõ ñöôïc choïn in laïi trong caùc tuyeån taäp Buùt maùu (1974), Muøa xuaân chim eùn bay veà, Tieáng haùt nhöõng ngöôøi ñi tôùi, Vaên hoïc yeâu nöôùc, tieán boä, caùch maïng treân vaên ñaøn coâng khai Saøi Goøn (1954-1975), Tuyeån taäp vaên vaø Tuyeån taäp thô (1945-1975) cuûa Hoäi Nhaø Vaên TP. Hoà Chí Minh. Thaùng 9-1997, Tuyeån taäp truyeän ngaén Vieät (1) cuûa saùu taùc giaû Traàn Höõu Luïc, Traàn Duy Phieân, Traàn Hoàng Quang, Huyønh Ngoïc Sôn, Tröôøng Sôn Ca (Tieâu Dao Baûo Cöï), Voõ Tröôøng Chinh. Ñoïc vaên cuûa Nhoùm Vieät ñöôïc tuyeån choïn trong tuyeån taäp naøy, theo TS.-Nhaø vaên Huyønh Nhö Phöông: “Chuùng ta khoâng chæ ñoïc tuoåi treû cuûa hoï maø coøn ñoïc soá phaän nhaân daân, soá phaän nhöõng ngöôøi bò böùc haïi. YÙ thöùc nhaäp cuoäc ñaõ ñöa caùc nhaø vaên ñi ra ngoaøi caùi theá giôùi rieâng tö cuûa mình ñeå vöôn tôùi söï caûm thoâng vaø chia seû thaân phaän beøo boït cuûa nhöõng ngöôøi bò thieät thoøi nhaát trong xaõ hoäi mieàn Nam tröôùc 1975” vaø “…Trong nhöõng ñieàu kieän khaéc nghieät nhaát cuûa lòch söû, ñaõ hình thaønh moät toå chöùc vaên ngheä treû khoâng chòu ñeå cho ngoøi buùt cuûa mình ngaû theo xu höôùng bôï ñôõ caùc theá löïc caàm quyeàn trong xaõ hoäi vaø khoâng choïn con ñöôøng vaên ngheä “vieãn mô” laøm söï nghieäp – con ñöôøng chaéc chaén seõ ñem laïi cho ngöôøi caàm buùt moät vò trí yeân oån vaø thuaän lôïi tröôùc moät coâng chuùng thôøi thöôïng trong caùc thaønh thò bò taïm chieám”. (Lôøi töïa – Tuyeån taäp truyeän ngaén Vieät – NXB Treû 1997). Thaùng 12-1998, Tuyeån taäp Thô Nhaïc Hoïa Vieät (2) cuûa 11 taùc giaû Ñoâng Trình,Leâ Vaên Ngaên,Taàn Hoaøi Daï Vuõ, Nguyeãn Ñoâng Nhaät, Thaùi Ngoïc San, Traàn Phaù Nhaïc, Tröôøng Sôn, Voõ Queâ… (thô), Nguyeãn Phuù Yeân (nhaïc) vaø Böûu Chæ (hoïa)… laø nhöõng caây buùt ñaõ coù moät thôøi “taâm huyeát ñoå ra treân ñaàu ngoïn buùt chæ laø vi ti huyeát quaûn nhöng traêm soâng veà bieån, traêm ngaøn vi ti huyeát quaûn ñaõ hôïp thaønh doøng chaûy töôi ñoû vaø ñaày söùc soáng trong chaâu thaân cuûa ngöôøi meï Toå quoác Vieät Nam” (Lôøi giôùi thieäu cuûa NXB Treû, 12-1998).
Tuyeån taäp Thô Nhaïc Hoïa Vieät goàm coù 44 baøi thô, 10 baøi haùt, 10 böùc tranh vaø baøi vieát cuûa nhöõng ngöôøi hoaït ñoäng cuøng thôøi vaø nhöõng nhaø nghieân cöùu vaên hoïc ngheä thuaät. Vieát veà thô Nhoùm Vieät coù hai nhaø nghieân cöùu vaên hoïc Thaïch Phöông vaø Traàn Thöùc, vieát veà nhaïc coù nhaïc só Toân Thaát Laäp vaø giaùo sö – nhaïc só Theá Baûo, vieát veà hoïa coù nhaïc só – hoïa só Trònh Coâng Sôn vaø nhaø nghieân cöùu pheâ bình myõ thuaät Huyønh Höõu UÛy. Vaø phaàn phuï luïc: “Nhöõng chaëng ñöôøng cuûa Nhoùm Vieät” cuûa hai nhaø nghieân cöùu Traàn Thöùc vaø Hoaøng Duõng. Nhöõng trang thô, nhaïc, hoïa trong Tuyeån taäp naøy ñaõ ñöôïc saùng taùc trong nhöõng hoaøn caûnh vaø thôøi ñieåm khaùc nhau. Haàu heát ñöôïc saùng taùc taïi ñoâ thò (giaûng ñöôøng, hoäi thaûo, xuoáng ñöôøng…) vaø moät ít trong nhaø tuø vaø vuøng giaûi phoùng neân khaù ña daïng trong tieáng noùi ngheä thuaät cuûa Nhoùm Vieät.
Töø “söùc baät cuûa moät ñoäi nguõ caàm buùt treû”, ngöôøi laøm thô ñaõ coù yù thöùc söû duïng saùng taùc cuûa mình ñi saâu vaøo quaàn chuùng ñeå phuïc vuï cho cuoäc ñaáu tranh: Toá caùo toäi aùc keû thuø, baûo veä queâ höông, ñoûi hoûi töï do, hoøa bình, ca ngôïi nhöõng cuoäc leân ñöôøng, yù chí chieán ñaáu, saün saøng chaáp nhaän gian khoå, khoâng sôï hy sinh… Saùng taùc cuûa moãi taùc giaû Nhoùm Vieät, tuy hoøa chung vaøo phong traøo ñaáu tranh ñoâ thò mieàn Nam, nhöng ñaõ sôùm boäc loä saéc thaùi cuûa moãi ngöôøi. Caùi neùt rieâng aáy khoâng chæ laø moät thaùi ñoä daán thaân, nhaäp cuoäc, choïn ñöôøng:
… Ta mang trong tim moät nguoàn löûa chaùy
Ñaùp laïi lôøi queâ höông
Ñaùp laïi lôøi Toå quoác
Vuøng daäy.
Leân ñöôøng!
(Thaùi Ngoïc San – Tieáng goïi thanh nieân)
maø coøn laø moät nieàm tin son saét cuûa tuoåi treû:
Naêm hai möôi tuoåi khôûi söï cuoäc leân ñöôøng
Ngöôøi thöøa töï mang nieàm tin laäp quoác
(Tröôøng Sôn – Cuoäc leân ñöôøng)
vaø ca ngôïi söï hy sinh voâ bôø beán cuûa nhaân daân, ca ngôïi ñaát nöôùc:
Toâi laéng nghe lòch söû boán ngaøn naêm
Thoaûng ñoäng treân tô tieáng haùt xa xaêm
Coù böôùc chaân ta môû ñöôøng Nam tieán
AØo aït gioù röøng, vi vu soùng bieån
Baùt ngaùt ñoàng baèng, cao ngaát Tröôøng Sôn
(Ñoâng Trình – Tieáng ñaøn baàu)
… Döôùi tuùp leàu hoang meï môû cöûa ñoùn con veà
Ñoaøn con yeâu gian nan giöõ nöôùc
Töø nuùi röøng veà noái laïi tình queâ
Doøng maùu hoâm qua thaém maøu côø toå quoác
Ngaøy mai ñaây nôû thaønh haït luùa vaøng.
(Taàn Hoaøi Daï Vuõ – Chaøo möøng naéng mai – Trong Tuyeån taäp Tieáng haùt nhöõng ngöôøi ñi tôùi – 1993)
Caùi saéc thaùi aáy coøn bieåu loä ôû moät tình yeâu raát cuï theå:
Tieáng soùng nôi em baét nhòp vôùi coøi taøu Long Bieân
Vaø nhöõng vöôøn hoa böôûi
Nhöõng vaïi nöôùc laám taám boâng cau
Cuõng coù muøi hoa gaïo
Cho neân, tieáng bom noå ôû mieàn Baéc
Duø khoâng noùi, toâi cuõng bieát loøng em chaán ñoäng
(Leâ Vaên Ngaên – Soùng vaãn ñaäp vaøo eo bieån)
Caû nhöõng hoaøn caûnh töôûng chöøng nhö tuyeät voïng:
Beù thô ôi,
Ñöøng khoùc ñeå loøng vui
Vaét côm tuø khoâng ñuû maën bôø moâi
Beù ngaäm ñôõ
Ngaøy mai ta traû laïi
Giaëc cuøng ñöôøng
Giaëc giam ta ñoùi
Nhöng sôï gì loøng aùi quoác ta no
Ñeâm nay meï caát tieáng hoø
Vaúng trong lôøi meï con ñoø ñöa quaân
(Voõ Queâ – Cho ngöôøi baïn tuø sô sinh)
Ñoïc thô cuûa taùc giaû Nhoùm Vieät, nhaø nghieân cöùu vaên hoïc Traàn Thöùc ñaõ caûm nhaän “Ñoä noùng toaùt ra töø chaát lieäu ngheä thuaät. Coù theå noùi, trong thô cuûa hoï, löûa laø chaát keát dính moïi caûm höùng saùng taïo vôùi hình thöùc bieåu hieän”. Ñaáy laø ngoïn löûa aám noàng, coù luùc höøng höïc, giuïc giaõ, coù khi phaãn noä, vaø khoâng ngöøng nung naáu nieàm tin vaø hy voïng, duø phaûi ñöông ñaàu vôùi nhöõng thöû thaùch khoác lieät, thaäm chí phaûi traû giaù cho söï choïn löïa baèng chính sinh meänh cuûa mình. AÂm höôûng traùng ca vaãn laø aâm höôûng chuû ñaïo thoåi xuyeân suoát caùc taùc phaåm Nhoùm Vieät. Vaø ngöôøi ñoïc phaûi luyeän cho mình caùch “ñoïc giöõa hai haøng chöõ” môùi hieåu ñöôïc taám loøng cuûa taùc giaû.
Veà maët ngheä thuaät, nhöõng Ñoâng Trình, Leâ Vaên Ngaên, Voõ Queâ,Taàn Hoaøi Daï Vuõ, Thaùi Ngoïc San, Traàn Phaù Nhaïc… ñaõ ñònh hình phong caùch ngay töø treân chieán haøo, luùc xuoáng ñöôøng, hay trong lao tuø… Caùc taùc giaû Nhoùm Vieät ñaõ goùp moät gioïng raát rieâng trong doøng vaên hoïc yeâu nöôùc caùch maïng. Nhöõng baøi thô ngaøy aáy vaãn coøn lan toûa ngaøy nay. Coù theå keå ñeán Haïo khí ca, Hoa ñaõ höôùng döông (Ñoâng Trình), Chaøo möøng naéng mai (Taàn Hoaøi Daï Vuõ) Soùng vaãn ñaäp vaøo eo bieån, Vì sao nhöõng lôøi quyeát lieät (Leâ Vaên Ngaên), Tieáng goïi thanh nieân, Loøng ngöôõng moä (Thaùi Ngoïc San), Thöøa Phuû ôi, loøng ta hoàng bieån löûa, Cho ngöôøi baïn tuø sô sinh (Voõ Queâ), Meï phuø sa (Traàn Phaù Nhaïc)…
AÂm höôûng traùng ca ñoù cuõng laø aâm höôûng chuû ñaïo trong caùc baøi haùt Thuyeàn em ñi trong ñeâm, Thöøa Phuû ôi, loøng ta hoàng bieån löûa (phoå thô Voõ Queâ), Tieáng goïi thanh nieân (phoå thô Thaùi Ngoïc San). Saøi Goøn ôi, vuøng leân cuûa Nguyeãn Phuù Yeân, qua ñöôøng neùt maïnh meõ maø döùt khoaùt, saéc saûo maø lay ñoäng trong caùc böùc tranh Phaän ngöôøi, Ngoïn Hoøa bình, Meï Hoøa bình, Moät tuoåi thô chöa kòp lôùn, Haõy cuøng bay leân vôùi khaùt voïng… cuûa Böûu Chæ. Vaøo thôøi ñieåm aáy, tranh cuûa Böûu Chæ ñaõ ñöôïc in laïi treân nhieàu tôø baùo tieán boä ôû nöôùc ngoaøi. Taát nhieân, beân caïnh nhöõng quaû chín vaãn coøn nhöõng quaû coøn xanh, vaãn coøn moät ít baøi thô, caâu thô cuûa “vaên ngheä phong traøo”.
Ñoïc thô vaên Nhoùm Vieät ñeå soáng laïi moät thôøi lòch söû tuyeät ñeïp vaø ñaùng ghi nhôù. ÔÛ ñaáy, “tieáng noùi giaøu chaát tröõ tình, giaøu tính chieán ñaáu” cuõng laø “hôi thôû cuûa lôùp treû Vieät Nam”, nhöõng ngöôøi ñaõ coáng hieán caû tuoåi thanh xuaân cuûa mình, ñoàng haønh ñi tìm vaø vöôn tôùi muøa xuaân vónh cöûu cuûa ñaát nöôùc.
Trong ñieàu kieän soáng vaø vieát voâ cuøng nghieät ngaõ, trong luùc sinh meänh cuûa ngöôøi caàm buùt chaân chính luoân luoân bò ñe doïa, nhieàu khi ngöôøi ñoïc phaûi luyeän cho mình caùch “ñoïc giöõa hai haøng chöõ” môùi hieåu ñöôïc taám loøng taùc giaû. Töø Hoàng Sôn ñeán Vieät laø moät chaëng ñöôøng bieát bao gian nan thöû thaùch, Nhoùm Vieät gaàn nhö laø nhoùm vaên hoïc ngheä thuaät duy nhaát toàn taïi laâu daøi ñeán nhö vaäy trong phong traøo ñaáu tranh ñoâ thò ôû mieàn Nam. Phaàn lôùn anh em Nhoùm Vieät hieän nay ñang tieáp tuïc phaùt huy ngoøi buùt cuûa mình. Nhoùm Vieät ñaõ coù nhöõng nhaø thô, nhaø vaên laø hoäi vieân Hoäi Nhaø vaên Vieät Nam (Ñoâng Trình, Voõ Queâ, Leâ Vaên Ngaên, Traàn Höõu Luïc,Taàn Hoaøi Daï Vuõ), hoäi vieân Hoäi Myõ thuaät Vieät Nam (Böûu Chæ), Hoäi Nhaïc só Vieät Nam (Nguyeãn Phuù Yeân).
Coù moät thôøi thanh xuaân, Nhoùm Vieät ñaõ daán thaân nhö theá.
T.H.L
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5. 2010.
*
Từ trái sang: Bảo Cường, Trần hữu Lục, Võ Quê, Từ Hoài Tấn.
Ảnh: Trần Áng Sơn.