TẶNG PHẨM THÁNG 8. 2010
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 4703
NGÔI NHÀ CỎ thơ Hoàng Vũ Thuật, NXB Hội Nhà Văn 2010.
Bài Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khácđăng trên báo Tuổi Trẻ số ra ngày Thứ Sáu 30. 7. 2010:
TT - Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác (NXB Văn Nghệ) là tập thơ vừa mới ra mắt của Đỗ Nghê, tức bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
Ảnh: V.Q.
Thư cho bé sơ sinh là bài thơ được viết ngay dưới bệnh án sau khi chàng sinh viên y khoa Đỗ Hồng Ngọc vừa đỡ xong một ca sinh mẹ tròn con vuông: “Khi anh cắt rún cho em/ Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé/ Vì từ nay em đã phải cô đơn/ Em đã xa địa đàng lòng mẹ” (trích Thư cho bé sơ sinh, Từ Dũ 1965).
Chỉ với riêng Thư cho bé sơ sinh đã làm nên một Đỗ Nghê thi sĩ với một dấu ấn thơ đẹp. Và từ đó tuy không phải lúc nào cũng xuất hiện, nhưng Đỗ Nghê thi sĩ và Đỗ Hồng Ngọc bác sĩ luôn song hành để góp cho đời những nét đẹp.
Hôm nay đọc thơ Đỗ Nghê không chỉ là ngắm lại những nét đẹp quá vãng mà còn để cùng rong chơi, thương yêu đời sống chân thành: “Ở Paris có thể/ Vào một quán café quen/T ừ ba trăm năm cũ/L àm một ly đen/ Với Voltaire, Bonaparte/ Hoặc Benjamin Franklin/ Khề khà cùng Jean Paul Sartre/ Rồi lang thang đến Luxembourg/ Nhớ Phạm Trọng Cầu” (Café)...
T.N.T.
Như thấy cụ Nguyễn đang cười...
(Đọc Trò chuyện với nhà văn Nguyễn Tuân của Ngọc Trai, NXB Hội Nhà Văn)
TT - Cái thú vị của cuốn sách là sau những trang chữ là chân dung cụ Nguyễn thật sinh động và có thể là đầy đủ nhất, với mọi cung bậc tình cảm. Chúng ta như đang thấy cụ nheo mắt cười, điệu đàng nhấp chén rượu, mê mải bên bàn đèn thuốc phiện cùng bạn hát ả đào, đạp xe đến các chiến hào, trèo lên đỉnh Phanxipăng, đóng cửa không tiếp dù đó là một vị chức sắc có quyền uy trong giới lãnh đạo văn nghệ...
Đều là “chuyện cũ kể lại” nhưng đọc cứ cảm thấy “mới toanh”, trước hết nhờ ngôn ngữ và giọng điệu không lẫn với ai, sau nữa là do cụ Nguyễn không hề tránh né những điều mà ta thường gọi là “tế nhị”, “nhạy cảm”, cũng như những khuyết tật của mình.
Ví như trong quan hệ với vợ, nhất là thời mới vào đời, cụ thẳng thắn tự nhận mình là cái “thằng phá đình phá chùa... tôi phá bà ấy nhiều đận đến điêu đứng... cái đận tôi trốn sang Xiêm, tôi đã mang theo hết cả tư trang của vợ tôi, đến khi bị bắt là mất sạch”.
Hơn thế, cụ còn có nhân tình là bà Chu, chủ nhà hát ả đào. Thật may là vào lúc cụ đang mê bà Chu thì Việt Minh chiếm phủ thống sứ. Cụ kể: “Nếu không có cách mạng thì tôi sẽ gay go to, có thể lấy bà ta làm vợ bé, cho nên vợ tôi phải cảm ơn cách mạng nhiều lắm!”.
Cả những chuyện chính trị “tế nhị” cụ cũng kể lại với giọng điệu dí dỏm pha chút giễu nhại như thế. Như hồi xảy vụ Nhân văn, phải đi học tập chống hữu khuynh, cụ kể: “... Mình bước vào thấy trước cửa hội trường có một khẩu hiệu to tướng “Chống tư tưởng nhân văn, giai phẩm”. Mình quay ra và yêu cầu dỡ bỏ cái khẩu hiệu ấy đi. Mình bảo chống là chống nhóm Nhân văn Giai phẩm chứ cái anh văn nghệ mà lại chống tư tưởng nhân văn thì làm văn nghệ kiểu gì?...”.
Nhắc lại chuyện bài ký “Phở” bị “đánh” do có đoạn viết về vẻ đẹp của Tổ quốc, sau khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên, cụ viết: “... Tôi biết rằng Tổ quốc tôi còn có phở nữa!”. Thế là người ta quy kết cụ “dám đem phở ra mà so sánh với chiến thắng vĩ đại Điện Biên!”.
Khó mà kể hết những điều lý thú như thế trong cuốn sách này (chuyện cụ làm tổng thư ký Hội Văn nghệ, rồi chuyện cụ vào Đảng và định ra Đảng khi về hưu, chuyện cụ bàn về đám tang của mình và vô số cuộc tiếp xúc với những tên tuổi lớn trong làng văn nghệ).
Sách về một nhà văn lớn như Nguyễn Tuân thì những bài học về lao động nghệ thuật qua lời kể của chính tác giả cũng rất đáng quý. Chỉ tiếc là sách in 1.000 cuốn mà nghe nói đã tặng người dự kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Tuân (10-7-1910 - 28-7-1987) của cụ đến hơn 600 cuốn thì không biết bạn đọc tìm mua ở đâu?
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Tuổi Trẻ số ra ngày Thứ Sáu 23. 7. 2010
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/391539/Nhu-thay-cu-Nguyen-dang-cuoi.html
TỔNG KIỂM KÊ DI SẢN VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA 54 DÂN TỘC VIỆT NAM Tập 1, Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2010.NGHỆ NHÂN DÂN GIAN Tập 2, Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2010.