Joomla 1.7 NivoSlider developed by NewJoomlaTemplates in collaboration with best web hosting reviews and ratings.
Print

ĐIỂM SÁCH: XÔI CHUÔNG, tản văn của Võ Quê, NXB Văn Học 2013.

Hình ảnh: THÔNG TIN: Tác phẩm XÔI CHUÔNG tản văn Võ Quê, tranh bìa của họa sĩ Bửu Chỉ, NXB Văn Học 2013 đã phát hành tại Nhà sách Trường Tâm, 33 Lý Thường Kiệt, Huế Nhà sách Đội Cung 3/1 Đội Cung, Huế https://www.facebook.com/nhasachdoicung?fref=ts

GIÁ SÁCH SÔNG HƯƠNG

XÔI CHUÔNG(tản văn), tác giả Võ Quê, Nxb. Văn học, 2013. Văn hóa Huế lại một lần nữa là đối tượng trong văn của Võ Quê. Với đề tài đa dạng, kết cấu tự do, trộn lẫn nhiều thể loại... nên tản văn của Võ Quê chạm đến nhiều vấn đề. Đó có thể là những vấn đề thuộc về lịch sử, văn hóa xã hội và đôi khi cũng thuộc về những vấn đề cá nhân. Sự khai triển tản văn trong Xôi chuông hầu như không bó hẹp trong một khuôn mẫu nào. Từ nhiều góc nhìn, nhiều cách soi chiếu Võ quê đã đưa đến cho người đọc những khung cảnh, những chặng đường, những nét đẹp văn hóa từ điểm nhìn của một nhà văn lấy sự đi làm căn cước cho sự viết.

(Theo Tạp chí Sông Hương tháng 11.2013)

.

Nhà thơ Võ Quê 'sáng tạo' ra món ăn mới

NXB Văn học vừa ấn hành tập tản văn Xôi chuông của nhà thơ xứ Huế Võ Quê. Xôi chuông là tên một món ăn do Võ Quê “sáng tạo” ra để tặng cho nguời vợ quá cố của ông. 

Đọc bài viết này mới cảm hết cái ân nghĩa vợ chồng của tác giả từ thời trẻ đến khi tạo hóa chia lìa. Xôi chuông thực chất là món xôi đậu xanh đuợc nhà thơ nấu cho vợ vào mỗi sáng thứ Hai, Tư, Sáu khi chuông nhà thờ ngân vang, nên ông gọi là “xôi chuông” để nhắc nhớ một kỷ niệm với vợ. Vợ nhà thơ Võ Quê đã qua đời vì bệnh hiểm nghèo sau một thời gian dài ông nấu “xôi chuông” cho bà.

Nói về món ăn, nhà thơ Võ Quê là nguời rất sành thực đơn xứ Huế quê ông. Năm 2010, Võ Quê in tập thơ Hoa & phong vị Huế giới thiệu rất nhiều đặc sản quê ông bằng… thơ.

Theo H. NHÂN (Thể Thao & Văn Hóa  24.10.2013)

.

TÌNH XÔI CHUÔNG

Tác giả Võ Nguyên Trân.

Em chưa một lần gặp chị, cũng chưa biết tên chị. Được anh Võ Quê, chồng chị tặng cuốn tản văn "Xôi Chuông" Đọc 57 bài tản văn của anh viết và đọc đến bài "Xôi Chuông" trong em dâng trào tình cảm chân thành của một con người cảm phục tình nghĩa vợ chồng của anh và chị.

Tiếng chuông nhà thờ là một đồng hồ báo thức cho một tình yêu vĩnh hằng anh dành cho chị.
Tiếng chuông và những hạt nếp hòa quyện vào nhau của hai trái tim yêu thành một món xôi gọi là "Xôi chuông" mà em nghĩ rằng trên thế gian này những món ngon vật lạ chị đã thưởng thức chắc rằng không ngon bằng món "xôi chuông". Món xôi chuông nó ngon vì tình nghĩa thủy chung, sắt son, là bài ca bất tử, một điệu vũ tuyệt vời mà anh chị đã dàng cho nhau.

Võ Nguyên Trân

Huế, 17.10.2013.

.

ĐÔI LỜI VỀ XÔI CHUÔNG

Hình ảnh: ĐÔI LỜI VỀ “XÔI CHUÔNG” - TRẦN THỊ NGỌC LAN Đã lâu rồi tôi mới có dịp cầm một tập tản văn lên để đọc, lòng không tránh khỏi cảm giác bình thường bởi những điều thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Ấy vậy mà tản văn của Võ Quê lại hấp dẫn tôi bởi cái hồn hậu, nồng nàn. Tôi đi dần vào trong. Những con đường, những dòng sông, những kỷ niệm - cứ dần dần hiện lên với bao dấu yêu, trìu mến… Những khoảnh khắc yêu thương mà ta phải nhớ đến trong cuộc đời, để từ đó soi rọi chính mình, xem ta đã rộng ra, cao lên bao nhiêu, trong cuộc đời cá nhân biền biệt ấy...Võ Quê đích thực là một nhà thơ của phong trào đô thị miền Nam trong đấu tranh chống Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước, và nhà thơ của dân lao động nghèo mà nhân hậu, yêu cái đẹp… Điều đáng ngạc nhiên là ông vẫn giữ được tình yêu cuộc sống và sự thiết tha sôi nổi của tuổi trẻ cho đến tận bây giờ. Ông vẫn thổi được lửa và khát vọng sống vào trong những trang văn của mình, với ước vọng một đời “Sống để yêu thương”. Thì đây, “Xôi chuông” với một loạt tản văn giàu chất thơ, giàu lòng từ ái, ông đã thành tâm lắng nghe cuộc sống, nâng niu những giá trị nhân văn đích thực ở quanh mình. Tập tản văn vừa diễn tả được cái bên ngoài văn bản, cái cựa quậy, sức bật của cuộc đời ấm nóng, vừa thể hiện được cái chân chất bên trong, là tình người, tình đời vẫn luôn được ấp ủ, trở thành những cột mốc nhỏ nhoi quý giá, để nếu mệt quá ta ngồi xuống nghỉ, trước lúc lại lên đường. Những tên tuổi, con người đã đi qua đời ta, như những nét chấm phá khó tàn phai nơi trí nhớ. Trí nhớ ấy làm chứng nhân, có trách nhiệm, dám đối thoại với cuộc đời và với bản thân mình. Những con chữ phập phồng nhịp sống, hơi thở của hồi ức, kỷ niệm, tình yêu, giấc mơ, luyến tiếc; luôn nuôi dưỡng những gì tốt đẹp nhất và luôn tin tưởng, lấp lánh ánh sáng về tình bạn, tình yêu, nụ cười, kỷ niệm, niềm vui, vẻ đẹp, khổ đau, nghèo đói… Tất cả điểm xuyết rất vô tình, làm nên cái mềm mại, hiền hòa và dễ thương của tản văn Võ Quê.Tản văn Võ Quê thực ra là những câu chuyện đời ứa nước mắt về cuộc sống mặn nồng và gian khổ này. Ngôn từ trong trẻo, có hồn, và câu từ thì hấp dẫn, tươi mới, đọc không chán. Tác giả trực diện nhìn cuộc đời, với đôi mắt đầy yêu thương, nhạy cảm, muốn thổi hồn, thổi tình vào con người, đất nước, thiên nhiên. Cái văn hóa, văn chương, tình người ấy đã in đậm dấu ấn vào tâm hồn nhà thơ. Văn hóa thấm đẫm trong từng cái ăn, cái mặc, lời nói, cử chỉ, niềm tin và ước mơ, là cội nguồn của sự sống thân thương. Vật chất đã quý, nhưng cái tinh thần lồng trong vật chất ấy, trong từng hành động của con người, còn đáng quý hơn, chính là chất keo vô giá để người ta nâng niu, trân trọng, gắn bó với đời nhau, nhớ về nhau mà sống! Những nét chấm phá, những góc nhìn, những tiếng vọng nhỏ nhoi trong tập sách tuy rất đơn sơ mà nghĩa tình chan chứa. Ăn một miếng bánh, uống một chén nước mà xót xa thương người dân quê cơ cực, suốt một đời dầm sương dãi nắng. Rải rác đây đó tình yêu thiên nhiên, nhân từ, hiếu khách. Dư vị mặn nồng, đắng cay, xa xót. Những băn khoăn, trăn trở, ngậm ngùi, mến thương vì cuộc sống ở quanh ta… Thiên nhiên dường như cũng mang cái hồn và sức sống của con người, cũng có tình yêu và khát vọng. Những tản văn như những bài thơ thơm hương thoang thoảng giữa ban khuya. Cuộc sống hiện lên với tất cả sắc màu, mùi vị, hình thể, dường như có một linh hồn. Là những đêm đờn ca trên mênh mang sông Hương. Là con đường mang tên Trịnh Công Sơn trải dài bóng mát. “Là từng chuyến đi dài dọc đường thiên lý nắng, mưa, gió bụi. Là biết bao vòng ôm bạn bè tứ xứ. Biết bao lần siết tay người thân tình muối mặn gừng cay. Hoa hồng. Nụ cười. Nước mắt. Hội ngộ. Chia ly. Tôi phiêu du. Tôi khát vọng kiếm tìm buồn vui trên trái đất”. Là “Ký ức tuổi thơ ngủ lăn lóc trước sân đình trong thiêng liêng trầm hương chiêng trống.”… Đôi khi “Cho tôi cùng đang lang thang trên từng con  phố Sài Gòn. Cho tôi cùng đang qua cầu Cần Thơ với bước chân trần, tóc bay trong nắng chiều gió lộng phóng khoáng, hào khí phương Nam...” (Rạo rực với phương Nam). Đó là những khoảnh khắc đáng nhớ của đời người, tạo thành kỷ niệm vĩnh cửu sống trong tâm khảm chúng ta. Và cái đó mới tạo cho cuộc đời nhiều ý nghĩa. Tập tản văn thể hiện được cái khí chất tự do, khoáng đãng, vận động và triển nở của cuộc đời. Thời gian lặng lẽ trôi qua. Cuộc sống vẫn nối tiếp, tự ngày xưa cho tới bây giờ. Và tình yêu cứ trải dài theo con nước sông Hương, một đời không ngơi nghỉ, dẫu vận động, đổi thay, nứt vỡ. Chớp mắt đã đi qua những khoảnh khắc, những kỷ niệm, những đời người rồi đấy!...Ở đâu đó vẫn còn sự lãng quên. Võ Quê không nói về sự lãng quên, nhưng đọc những tản văn này, tôi nhớ đến! Trong sự tồn tại và hiện hữu ấy, đã hiện lên từng khoảnh khắc, từng sát na vui, sát na buồn, sát na đau khổ, từng sát na hạnh phúc! Qua sự sinh tồn, nhà thơ còn muốn nói sâu xa về lẽ đời sống chết, dự cảm đời người sinh ly tử biệt, những chuyện muôn thuở muôn đời. Mọi vật vẫn tồn tại, vẫn sống và phát triển, đó là điều quan trọng nhất! Mọi vật vẫn luôn hiện diện ở đó, một khi lương tâm ta đã nhớ về. Từng chi tiết nhỏ đời thường cũng không làm ta nỡ bước chân đi… Ở giữa cuộc đời ấy, thì ta có riêng ta. Ở giữa thế gian bạt ngàn ấy, thì ta có người con gái đã yêu mình! Bởi vậy, tình yêu trong văn chương Võ Quê quá đẹp, thiêng liêng, trở thành khuôn vàng thước ngọc, hằn sâu trong trí nhớ. Hạnh phúc lứa đôi nghiễm nhiên trở thành đức tin, thành điểm tựa, thành giá trị của đời người. Tình yêu son sắt của ông với cô gái Huế đằm thắm, dịu dàng, nữ tính, đã vượt qua cái gian khổ hữu hạn của kiếp người, để vươn tới cái vô cùng. Cái khoảnh khắc “Xôi chuông”, khoảnh khắc mà tiếng chuông nhà thờ vang lên trong mùi thơm xôi đỗ, đánh thức khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc và tranh đấu vì cuộc sống của con người. Phải chăng sống trên đời cần một tấm lòng, để khơi bùng ngọn lửa? Để khơi bùng lý tưởng? Từ một niềm may mắn, ước mơ nhỏ bé, đến khát vọng lớn lao, truyền lửa cho mọi người?... Bao trùm tất cả trong tập sách là một đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra còn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm lòng biết ơn cuộc sống. Tự hào về quê hương đất nước. Tự tin hội nhập cùng bạn bầu thế giới. Khơi dòng chảy văn hóa, khắc phục mọi nghịch cảnh để giao lưu…  Và Huế, với màu tím thủy chung, cái rực rỡ sắc màu của bông trang bông phượng, làn hương thiết mộc lan, câu hò, điệu lý trên sông Hương… vẫn thao thiết hiện lên, bên cạnh những tháng ngày phiêu dạt Sài Gòn, miền Tây, Kinh Bắc, thành phố  Gyeongju, hay Washington… vẫn khôn nguôi nhớ.  “Huế ươm mầm thơ trữ tình da diết cho từng thế hệ bằng cảnh quan, đất trời, bằng buồn vui nhân thế, bằng chìm nổi sông Hương, bằng nắng mưa đỉnh Ngự theo năm tháng, đến rồi đi?”. Tất cả cuộc đời nhiều dư vị, sắc màu, góc cạnh ấy, làm cho ta yêu cuộc sống hơn. Và đôi khi, chẳng hiểu sao, lòng ta lại khôn nguôi nhớ tiếc cái cuộc đời tươi đẹp ấy?... Tr.T.N.L- Ảnh: Trần Thị Ngọc Lan - Biên tập viên NXB Văn Học.

Tác giả Trần Thị Ngọc Lan    

  Đã lâu rồi tôi mới có dịp cầm một tập tản văn lên để đọc, lòng không tránh khỏi cảm giác bình thường bởi những điều thường xuyên diễn ra trong cuộc sống. Ấy vậy mà tản văn của Võ Quê lại hấp dẫn tôi bởi cái hồn hậu, nồng nàn. Tôi đi dần vào trong. Những con đường, những dòng sông, những kỷ niệm - cứ dần dần hiện lên với bao dấu yêu, trìu mến… Những khoảnh khắc yêu thương mà ta phải nhớ đến trong cuộc đời, để từ đó soi rọi chính mình, xem ta đã rộng ra, cao lên bao nhiêu, trong cuộc đời cá nhân biền biệt ấy...
     Võ Quê đích thực là một nhà thơ của phong trào đô thị miền Nam trong đấu tranh chống Mỹ những năm 60 của thế kỷ trước, và nhà thơ của dân lao động nghèo mà nhân hậu, yêu cái đẹp… Điều đáng ngạc nhiên là ông vẫn giữ được tình yêu cuộc sống và sự thiết tha sôi nổi của tuổi trẻ cho đến tận bây giờ. Ông vẫn thổi được lửa và khát vọng sống vào trong những trang văn của mình, với ước vọng một đời “Sống để yêu thương”.
      Thì đây, “Xôi chuông” với một loạt tản văn giàu chất thơ, giàu lòng từ ái, ông đã thành tâm lắng nghe cuộc sống, nâng niu những giá trị nhân văn đích thực ở quanh mình. Tập tản văn vừa diễn tả được cái bên ngoài văn bản, cái cựa quậy, sức bật của cuộc đời ấm nóng, vừa thể hiện được cái chân chất bên trong, là tình người, tình đời vẫn luôn được ấp ủ, trở thành những cột mốc nhỏ nhoi quý giá, để nếu mệt quá ta ngồi xuống nghỉ, trước lúc lại lên đường. Những tên tuổi, con người đã đi qua đời ta, như những nét chấm phá khó tàn phai nơi trí nhớ. Trí nhớ ấy làm chứng nhân, có trách nhiệm, dám đối thoại với cuộc đời và với bản thân mình. Những con chữ phập phồng nhịp sống, hơi thở của hồi ức, kỷ niệm, tình yêu, giấc mơ, luyến tiếc; luôn nuôi dưỡng những gì tốt đẹp nhất và luôn tin tưởng, lấp lánh ánh sáng về tình bạn, tình yêu, nụ cười, kỷ niệm, niềm vui, vẻ đẹp, khổ đau, nghèo đói… Tất cả điểm xuyết rất vô tình, làm nên cái mềm mại, hiền hòa và dễ thương của tản văn Võ Quê.

     Tản văn Võ Quê thực ra là những câu chuyện đời ứa nước mắt về cuộc sống mặn nồng và gian khổ này. Ngôn từ trong trẻo, có hồn, và câu từ thì hấp dẫn, tươi mới, đọc không chán. Tác giả trực diện nhìn cuộc đời, với đôi mắt đầy yêu thương, nhạy cảm, muốn thổi hồn, thổi tình vào con người, đất nước, thiên nhiên. Cái văn hóa, văn chương, tình người ấy đã in đậm dấu ấn vào tâm hồn nhà thơ. Văn hóa thấm đẫm trong từng cái ăn, cái mặc, lời nói, cử chỉ, niềm tin và ước mơ, là cội nguồn của sự sống thân thương. Vật chất đã quý, nhưng cái tinh thần lồng trong vật chất ấy, trong từng hành động của con người, còn đáng quý hơn, chính là chất keo vô giá để người ta nâng niu, trân trọng, gắn bó với đời nhau, nhớ về nhau mà sống! Những nét chấm phá, những góc nhìn, những tiếng vọng nhỏ nhoi trong tập sách tuy rất đơn sơ mà nghĩa tình chan chứa. Ăn một miếng bánh, uống một chén nước mà xót xa thương người dân quê cơ cực, suốt một đời dầm sương dãi nắng. Rải rác đây đó tình yêu thiên nhiên, nhân từ, hiếu khách. Dư vị mặn nồng, đắng cay, xa xót. Những băn khoăn, trăn trở, ngậm ngùi, mến thương vì cuộc sống ở quanh ta… Thiên nhiên dường như cũng mang cái hồn và sức sống của con người, cũng có tình yêu và khát vọng.

     Những tản văn như những bài thơ thơm hương thoang thoảng giữa ban khuya. Cuộc sống hiện lên với tất cả sắc màu, mùi vị, hình thể, dường như có một linh hồn. Là những đêm đờn ca trên mênh mang sông Hương. Là con đường mang tên Trịnh Công Sơn trải dài bóng mát. “Là từng chuyến đi dài dọc đường thiên lý nắng, mưa, gió bụi. Là biết bao vòng ôm bạn bè tứ xứ. Biết bao lần siết tay người thân tình muối mặn gừng cay. Hoa hồng. Nụ cười. Nước mắt. Hội ngộ. Chia ly. Tôi phiêu du. Tôi khát vọng kiếm tìm buồn vui trên trái đất”. Là “Ký ức tuổi thơ ngủ lăn lóc trước sân đình trong thiêng liêng trầm hương chiêng trống.”… Đôi khi “Cho tôi cùng đang lang thang trên từng con phố Sài Gòn. Cho tôi cùng đang qua cầu Cần Thơ với bước chân trần, tóc bay trong nắng chiều gió lộng phóng khoáng, hào khí phương Nam...” (Rạo rực với phương Nam).

      Đó là những khoảnh khắc đáng nhớ của đời người, tạo thành kỷ niệm vĩnh cửu sống trong tâm khảm chúng ta. Và cái đó mới tạo cho cuộc đời nhiều ý nghĩa. Tập tản văn thể hiện được cái khí chất tự do, khoáng đãng, vận động và triển nở của cuộc đời. Thời gian lặng lẽ trôi qua. Cuộc sống vẫn nối tiếp, tự ngày xưa cho tới bây giờ. Và tình yêu cứ trải dài theo con nước sông Hương, một đời không ngơi nghỉ, dẫu vận động, đổi thay, nứt vỡ. Chớp mắt đã đi qua những khoảnh khắc, những kỷ niệm, những đời người rồi đấy!...

      Ở đâu đó vẫn còn sự lãng quên. Võ Quê không nói về sự lãng quên, nhưng đọc những tản văn này, tôi nhớ đến! Trong sự tồn tại và hiện hữu ấy, đã hiện lên từng khoảnh khắc, từng sát na vui, sát na buồn, sát na đau khổ, từng sát na hạnh phúc! Qua sự sinh tồn, nhà thơ còn muốn nói sâu xa về lẽ đời sống chết, dự cảm đời người sinh ly tử biệt, những chuyện muôn thuở muôn đời. Mọi vật vẫn tồn tại, vẫn sống và phát triển, đó là điều quan trọng nhất! Mọi vật vẫn luôn hiện diện ở đó, một khi lương tâm ta đã nhớ về. Từng chi tiết nhỏ đời thường cũng không làm ta nỡ bước chân đi…

     Ở giữa cuộc đời ấy, thì ta có riêng ta. Ở giữa thế gian bạt ngàn ấy, thì ta có người con gái đã yêu mình! Bởi vậy, tình yêu trong văn chương Võ Quê quá đẹp, thiêng liêng, trở thành khuôn vàng thước ngọc, hằn sâu trong trí nhớ. Hạnh phúc lứa đôi nghiễm nhiên trở thành đức tin, thành điểm tựa, thành giá trị của đời người. Tình yêu son sắt của ông với cô gái Huế đằm thắm, dịu dàng, nữ tính, đã vượt qua cái gian khổ hữu hạn của kiếp người, để vươn tới cái vô cùng. Cái khoảnh khắc “Xôi chuông”, khoảnh khắc mà tiếng chuông nhà thờ vang lên trong mùi thơm xôi đỗ, đánh thức khát vọng sống, khát vọng yêu, khát vọng hạnh phúc và tranh đấu vì cuộc sống của con người. Phải chăng sống trên đời cần một tấm lòng, để khơi bùng ngọn lửa? Để khơi bùng lý tưởng? Từ một niềm may mắn, ước mơ nhỏ bé, đến khát vọng lớn lao, truyền lửa cho mọi người?...

     Bao trùm tất cả trong tập sách là một đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra còn có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Tấm lòng biết ơn cuộc sống. Tự hào về quê hương đất nước. Tự tin hội nhập cùng bạn bầu thế giới. Khơi dòng chảy văn hóa, khắc phục mọi nghịch cảnh để giao lưu…

     Và Huế, với màu tím thủy chung, cái rực rỡ sắc màu của bông trang bông phượng, làn hương thiết mộc lan, câu hò, điệu lý trên sông Hương… vẫn thao thiết hiện lên, bên cạnh những tháng ngày phiêu dạt Sài Gòn, miền Tây, Kinh Bắc, thành phố Gyeongju, hay Washington… vẫn khôn nguôi nhớ. “Huế ươm mầm thơ trữ tình da diết cho từng thế hệ bằng cảnh quan, đất trời, bằng buồn vui nhân thế, bằng chìm nổi sông Hương, bằng nắng mưa đỉnh Ngự theo năm tháng, đến rồi đi?”. Tất cả cuộc đời nhiều dư vị, sắc màu, góc cạnh ấy, làm cho ta yêu cuộc sống hơn. Và đôi khi, chẳng hiểu sao, lòng ta lại khôn nguôi nhớ tiếc cái cuộc đời tươi đẹp ấy?...

Trần Thị Ngọc Lan                                                 

Biên tập viên NXB Văn Học

.

XÔI CHUÔNG - TÌNH QUÊ TÌNH NGƯỜI


Tác giả Lê Huỳnh Lâm 

   Về thể loại, thì tản văn dành cho rất nhiều người cầm bút. Nhưng để viết tản văn có chất, có tầm,... thì không mấy ai. Một thời gian khá lâu, tôi mới có cơ hội cầm trên tay tập tản văn nặng về trọng lượng và chất lượng. Ngay cái đầu đề “Xôi chuông” cũng đã khiến người đọc tò mò. Xứ Huế này, đủ các loại xôi: xôi vò, xôi đậu, xôi bắp, xôi gà, xôi thịt hon, xôi cá, xôi nếp một,... và bây giờ lại có “Xôi chuông” của nhà thơ Võ Quê. Đó là nổi niềm riêng của tác giả, nhưng với đất Thần kinh này, thì tiếng chuông quen thuộc với mọi người đến chừng nào. Chuông Thiên mụ, chuông Phủ Cam, chuông Cồn Hến, chuông Tây Linh,... tiếng chuông là âm vang tĩnh thức, là nhạc của ngôi lời cảnh giới tâm linh, là niềm hy vọng của người dân khốn khó,... nhưng với Võ Quê, ngoài những ý niệm trên, còn là trợ lực cho người yêu quý đang lâm trọng bệnh. Phải ở trong hoàn cảnh đó mới cảm được tấm lòng tác giả, phải rơi vào thời gian và không gian tĩnh mịch đó mới chiêm nghiệm được âm ba diệu vợi của tiếng chuông. Tập sách dày hơn 230 trang, với 57 bài tản văn, trình bày ấn tượng với tranh bìa của họa sỹ Bửu Chỉ, trang trí mỹ thuật do họa sỹ Nguyễn Tuấn, Nhà xuất bản Văn học ấn hành, có lời bạt của nhà văn Trần Thị Ngọc Lan, in tại công ty Thuận Phát. Tất cả câu chữ trong tập sách là lời tâm sự của tác giả với một vùng đất nặng tình, là tiếng đập của trái tim nhân ái đầy trăn trở với xã hội. Nhưng qua những câu chữ của Võ Quê, người đọc còn cảm nhận được về một xứ miền phiêu hốt, về những dấu ấn văn hóa đậm chất Cố đô,... qua tour du lịch cùng thi ca Huế lưu truyền qua các thời kỳ, đặc biệt có:

Vò vọ mà chấm muối rang
Ai thích ăn vò vọ tìm Thuận An mà về.

     Hay với thời tiết Huế, tác giả như một chuyên gia về khí tượng học khi chỉ đem văn hóa tiền nhân để miêu tả thời tiết của bốn mùa trên đất Thuận Hóa. Và những hạnh phúc và trăn trở của tác giả khi Huế có con đường Trịnh Công Sơn. Trong bài về chợ Chuồn thuộc làng An Truyền mà mọi người thường gọi làng Chuồn, tác giả như trở thành người maketing miễn phí cho các đặc sản của làng mình như: cháo lòng o Rê, mắm rò mệ Nhỏ, đặc biệt bên cạnh thương hiệu rượu làng Chuồn nổi danh còn có bánh khoái cá kình là đặc sản chỉ có ở chợ Chuồn. Cũng là điều lạ đời nhưng lại có ở làng Chuồn: “Muốn ăn bánh, phải trực tiếp tới mua cá kình đem về hàng bánh khoái. Người ăn chỉ việc trả tiền bột, tiền công cho người đổ bánh”. Theo kinh nghiệm, nếu mua cá kình vào buổi chiều thì ruột cá có cát và chất bẩn. Những ngư dân cho biết, sau một đêm cá kình thải ra những dư thừa của ngày, nên buổi sáng, ruột cá rất sạch. Muốn có cá kình ngon, phải mua vào buổi sáng, vừa được cá tươi và sạch ruột.

     Trong bài Nấm tràm, qua câu chuyện gia đình với hình ảnh người mẹ, người vợ gọt nấm gửi con trai. Nhà thơ Võ Quê lại hướng dẫn cho người đọc cách bảo quản nấm tràm. Ngoài những hình ảnh văn hóa và con người của vùng đất văn vật, tác giả còn giới thiệu đến bạn đọc những cuộc lữ hành trên mọi miền tổ quốc, hoặc qua những thành phố xa xôi như Gyeongju tận xứ Kim Chi, hay thành phố Lowell, bang Masachusetts, thành phố New Haven kết nghĩa cùng Huế, rồi Washington, New York ở Mỹ; nơi đã diễn ra cuộc trình diễn đặc sản âm nhạc Cố đô là Ca Huế cho công chúng Mỹ.

LÊ HUỲNH LÂM

Tàn cuộc rượu đêm cùng Xôi chuông

10/2013

 

 

 

 

 

 Copyright © 2008 - 2013 Võ Quê All rights reserved.