Nhà Văn ANDY TRAN PBH
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 5874
Họ tên : Andy Tran PBH
Bút hiệu : PBH, AL, Andy Tran PBH
Sinh ngày : 2-9-1951
Quê quán : Ninh Bình
Đã dạy học ở : Thái Bình, Ninh Bình và Khánh Hoà
Hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ
Viết bài cho báo chí văn nghệ ở địa phương và Trung ương
Sở trường : Văn xuôi và thơ.
“Nghề văn đã giúp tôi có cách nhìn đúng đắn về xã hội và con người. Và từ cách nhìn ấy cho tôi thái độ đúng đắn với xã hội và con nguời. Tôi nuôi mộng viết từ khi còn rất trẻ và đã viết nhưng bị thất bại. Bởi vì những kiến thức tổng hợp về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên còn quá ít ỏi. Và đặc biệt chưa có cảm xúc. Khi mình đã đắm mình trong cuộc sống của xã hội, từng thất bại, từng thành công, từng trăn trở với nhịp thở của xã hội… Khi ấy mới tạo cho mình một cảm xúc mạnh mẽ và cảm xúc của mình mới được hồi sinh trong các nhân vật của mình…”
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ ĐÔI MẮT BIẾT NÓI
Truyện ngắn : PBH
Lắm lúc chị cứ muốn quên quách cái lão già đó đi mà không sao quên được. Nhiều đêm chị đã trằn trọc nghĩ về lão. Mà toàn nghĩ những chuyện vẩn vơ. Chả chuyện nào ra chuyện nào cả.
Đêm nay chị cũng không ngủ được. Nhưng không phải để nghĩ về lão. Mà là nghĩ về chị. Chị nhẩm tính: Vậy là năm nay chị 42 tuổi rồi. Cái tuổi mà lẽ ra chị có cả hàng bốn năm đứa con như mấy đứa bạn. Có khi lại có cả dâu lẫn rể rồi ấy chứ. Mà lạ thật, chị tuổi con gà. Nếu mà là “con gà cục tác lá chanh” thì người ta đã rước đi và ăn thịt từ lâu rồi. Vậy đích thị chị chỉ là “ con gà ăn quẩn cối xay” thôi. Mà cứ quanh quẩn ở cái cối xay thì có ai mà biết tới, mà chọc ghẹo, tán tỉnh nên bây giờ mới nên nông nỗi này.
Chị nhẩm tính thử, bạn cùng trang lứa với chị: con cái Lan, vừa xấu lại vừa học dốt, vậy mà lấy ngay được thằng chồng là kĩ sư cơ khí. Cả ngày chả phải làm cái gì cả. Chỉ lo cho mấy thằng con trai nghịch như gấu ngựa. Sáng chở chúng đi học, chiều đón về. Rồi ngồi trang điểm chờ chồng đi làm về là bắt chồng chở xuống mãi Bình Tân để ăn bún chả Hà Nội. Còn cái Tơ thì đệ nhất vô duyên, chưa nói đã cười. Đi chơi chung với nó còn sợ người ta cười cho cả đám. Vậy mà lấy được thằng chồng hiền như cục đất và chiều vợ như mấy bà chiều con cầu tự. Con cái Thục thì lùn tịt, béo tròn như hột mít cũng vớ được anh chàng lái xe buýt Nha Trang - Thành. Còn mình thì cứ trơ trơ như cán cuốc. Mà có phải chị xấu cho cam?
Nếu xếp hạng thì chị vẫn là người đẹp nhất phố này. Mà chị đẹp thật. Khuôn mặt thanh lịch, trán lúc nào cũng lòa xòa mấy sợi tóc làm duyên trông ngồ ngộ dễ thương làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của khuôn mặt. Chị mà cười thì khối thằng mất ngủ vì nụ cuời đó. Chị chỉ khẽ nhếch mép, mở miệng từ từ như khúc phim được quay chậm, chỉ vừa để cho hàm răng trắng như ngà lộ ra. Trông giống như một bông hoa nở chậm. Nụ cười ấy đã làm ngây ngất nhiều kẻ nhìn. Nó có sự hấp dẫn như thôi miên nguời khác. Chị cao vừa đủ cho sự hứng thú cho những kẻ chiêm ngưỡng chị. Thân hình cân đối và hấp dẫn. Đôi vai tròn lẳn, chảy xuống hai cánh tay ôm sát thân hình đầy hấp dẫn kia, tôn thêm bộ ngực căng phồng tròn trịa .
Lúc nào cũng thấy chị mặc váy, mầu và hoa trang nhã không loè loẹt. Móng chân móng tay được phủ lên một lớp mầu bàng bạc, nhàn nhạt, bong bóng làm tôn thêm vẻ đài các và sành điệu trong mốt trang điểm. Khác hẳn những ả lố lăng tri trét toàn màu đỏ chét và xanh lè mà ta cứ quen gọi họ là đám mắt xanh mỏ đỏ.
Chị là chủ một cửa hàng mỹ phẩm ngoại, thuộc loại sang trọng của thành phố. Cửa hàng này lại nằm ngay khu Phố Tây sầm uất của thành phố Nha Trang. Người ra vô nườm nượp. Nhiều người đàn ông không mua gì về mỹ phẩm nhưng cũng ghé vào hỏi vài câu vu vơ để có có hội nhìn chị. Chị cũng chưa tìm đuợc một lí do nào chính đáng để lí giải cho việc chị ở không cho đến bây giờ. Không phải là chị không biết yêu ? Chị cũng là con người chứ có phải là gỗ đá đâu. Chị cũng đã từng có những đêm thao thức. Người chị nóng ran lên, chị ước gì có một người đàn ông ở đây để cùng thổn thức với chị. Chị cảm thấy trong người có cái gì đó cựa quạy, nở ra, phừng phừng lên như muốn làm nổ tung chị ra từng mảnh. Đã có những lúc chị nuốt nuớc miếng khi nhìn thấy một người đàn ông mà chị thích. Nhưng chị lại phải giấu ngay cái cảm giác ấy vì sợ có người nhìn thấy.
Chị nhớ lại cái ngày cuối năm lớp 12. Một bạn trai trong lớp, cũng thân với chị. Hai người cũng đã có những lần đi choi chung với nhau và viết qua viết lại cho nhau vài bức thư. Nhưng những thư ấy chưa có thể gọi là thư tình đuợc. Nó đơn sơ, lời lẽ còn dung dị lắm. Rồi cái chiều, lớp chị liên hoan chia tay kết thúc năm học. Người bạn kia hẹn chị đi ăn kem. Chị nhận lời. Lúc chia tay lớp xong cũng đã 9 giờ tối rồi. Chị loay hoay đi chậm hơn để gặp bạn theo hẹn. Ra khỏi cổng trường, người bạn đi chậm lại và rủ chị đứng lại tại một gốc cây dọc theo đường Lý Tự Trọng. Người bạn dựng xe và cầm lấy tay chị, kéo chị sát vào nguời anh ta. Chị run lên cầm cập. Hồn vía lên mây. Nguời bạn áp sát mặt vào mặt chị. Chị chỉ có cảm giác sợ hãi. Chị gỡ tay người bạn và dắt xe chạy một lèo. Từ đó chị luôn có cảm giác sợ hãi khi gần một người đàn ông. Những lần bạn bè rủ đi chơi, nếu có bạn trai thì chị tìm cách khước từ không đi.
Khi chị nhận đuợc giấy báo không trúng tuyển vào trường Đại học. Chị buồn lắm. Chị ở nhà phụ việc nhà với má dễ gần cả năm. Ba má lo tiền cho chị mở cái tiệm mỹ phẩm này và chị tự lo liệu cho đời sống của mình. Trong những năm gần đây cũng có một vài đám ngỏ lời nhưng chị thấy không hạp nên chị không nhận lời. Số người thích chị thì nhiều, nhưng họ tự thấy không xứng đáng với chị về mọi phương diện nên chỉ chọc ghẹo cho vui vậy thôi. Cũng có những người có vẻ thành tâm lắm nhưng chị vẫn ngại. Trong con người chị có nhiều mâu thuẫn chống chọi lẫn nhau. Có lúc chị cũng định tắc lưỡi cho qua chuyện. Nhưng chị thấy không thể làm như vậy với tình yêu được. Những ngày thu về, hoa sữa thơm nồng nàn cả phố. Chị ước ao được cùng ai tay trong tay đi dạo duới hàng cây sữa của cái phố nhỏ thân yêu này mà cùng nhau thổn thức. Nhưng đấy chỉ là ước mơ… Rồi chị vẫn lạnh lùng sống trong cái thế giới có nhiều người đàn ông thích chị ở cái phố nhỏ thân thương này. Chị như một bông hoa rừng đẹp nhất, nổi trội nhất trong bạt ngàn các loài hoa ở khu rừng mênh mông mà hàng ngày các đàn ong bướm vẫn ùa về phía chị… rồi lặng lẽ bay đi…
Chuyến xe đêm cuối cùng Sài Gòn - Nha Trang vừa đi ngang qua căn phố của chị để đổ khách du lịch xuống Khách sạn Hoa Biển. Chị đứng dậy và nhìn xuống phố qua khe hở của cánh cửa sổ.
Thành phố lại im lìm chìm trong giấc ngủ đêm. Hương đêm tràn vào phòng chị như vỗ về giấc ngủ của chị. Mà sao chị không tài nào ngủ đuợc. Hình ảnh người đàn ông kia lại ập về trong nỗi nhớ của chị. Chị cứ nghĩ nếu không có người đàn ông kia thì cuộc sống của chị vẫn phẳng lặng như những ngày đã qua. Có phải người đàn ông kia đã khuấy động đời sống tinh thần và tình cảm của chị?
* * * * *
Bữa ấy, chị đi Sài Gòn để lấy hàng như thường lệ. Nhưng không may cho chị, trên đường về, đến ngã ba Ông Đồn thì xe bị hư. Lúc đầu nghe nói xe hư nhẹ, khách sẽ phải đợi chừng nửa giờ là sửa xong. Chị ngồi uống nước chờ cả tiếng đồng hồ mà chưa thấy động tĩnh gì cả. Mãi sau người lơ xe trở lại tuyên bố xe bị hư nặng, quý khách có thể tự tìm phương tiện để đi, nhà xe sẽ trả lại tiền.
Chị đang băn khoăn, không biết tìm đâu ra xe thì chị thấy có chiếc Toyota 12 chỗ đỗ xịch gần đó. Chị bước vội định hỏi thì thấy một người đàn ông từ trong xe bước ra, đi theo là anh tài xế. Chị nghĩ chắc đây là xe cơ quan đi công tác nên chị ngại không dám hỏi. Đang lưỡng lự thì người đàn ông đã cất tiếng hỏi trước :
- Chị đón xe hả. Mà chị về đâu xem tôi có thể giúp gì cho chị được không nào?
Chị liếc nhanh nhìn người đàn ông. Người này đã đứng tuổi, nói năng có vẻ thật thà, chị nhanh nhảu trả lời :
- Tôi về Nha Trang. Tôi đi chiếc xe kia kìa, nhưng nó bị hư, nhà xe vừa trả lại tiền. Nếu tiện đường xin các anh cho đi nhờ tôi sẽ trả tiền.
- Bọn tôi cũng về Nha Trang. Thế thì về với chúng tôi cho vui. Nhưng tiền thì hơi cao đấy. Chỉ chở có mình chị thôi , chị là khách đặc biệt mà.
Người đàn ông vừa nói vừa cười, chị cũng nhận ra là ông ta nói đùa.
Họ uống nước qua loa rồi lên xe. Anh tài xế xếp lại mấy cái vali, túi xách ngổn ngang trong xe để trống băng ghế dành cho chị. Người đàn ngồi vào băng ghế của chị và nói :
- Lúc nãy tôi ngồi trên kia để ngắm cảnh. Bây giờ để chị ngồi một mình sợ chị buồn. Tôi ngồi đây nói chuyện cho vui.Vả lại trời cũng sắp tối rồi, có nhìn ra ngoài cũng chẳng thấy gì.
Xe chuyển bánh, trời Hàm Tân gió nhẹ. Rừng cọ bạt ngàn. Dễ cả đến hơn chục năm nay bây giờ anh mới được nhìn lại. Những cây cọ lá xanh mơn mởn xoè ra như những chiếc ô trông thật đẹp. Bất giác những kí ức ùa về trong anh. Ngày ấy anh có xem một chương trình văn nghệ ở một trường cấp 1. Màn múa và hát bài “Hôm qua em đến trường” sao mà thương đến như vậy!
Hôm qua em đến trường
Mẹ dắt tay từng bước
Hôm nay mẹ đi nương
Một mình em tới lớp
Hương rừng bay trong nắng
Nước dưới khe rì rào
Cọ xoè ô che nắng
Râm mát đường em đi
Bởi xưa anh cũng là một nhà giáo. Nên bây giờ anh thường nghĩ tới các em nhỏ. Mỗi lần nghĩ tới những kỉ niệm thời dạy học anh thấy nao lòng.
Xe vừa lướt nhanh qua cái ổ gà làm kí ức của anh trôi đi mất. Anh quay sang nhìn chị. Nhưng lại đụng phải mắt chị đang nhìn anh. Chị vội quay đi chỗ khác. Biết ý anh mở lời hỏi chị :
- Chị đi Sài Gòn chơi hay đi công tác ?
- Em đi lấy hàng, em có cửa hàng mỹ phẩm ở Nha Trang. Tiện đi thăm mấy người bạn và sẵn tiện lấy hàng luôn, chứ mọi khi thì có người bỏ mối mang tới cho em.
- Tôi sống ở Nha Trang khá lâu. Tôi biết nhiều về Nha Trang lắm đấy. Ngày còn ở đó tôi hay đi ngao du nên biết nhiều.
Rồi anh kể cho chị nghe về những kỉ niệm của anh với cái thành phố biển thân thương này. Nào là hồi đó, có lần chạy xe từ Nha Trang ra mãi Ninh Hoà để được ăn những cái nem chính gốc, với thứ nước chấm xền xệt, béo béo, bùi bùi, ngầy ngậy mà chả có quán nào ngon bằng ở Ninh Hoà. Những lần đi tắm biển thật sớm ở bãi trước cửa nhà thờ Dòng Chúa cứu thế. Mỗi người mang theo một cái đọc để đâm mực. Đeo kiếng lặn và lặn thật sâu để tìm mực mà đâm. Những con mực dính đọc giẫy lên đành đạch và còn đang phun ra những dòng mực đen ngòm. Cả bọn hò reo thích thú về chiến công vừa lập được. Ôm vội quần áo và chạy vội về nhà. Người lo làm mực, người làm nuớc chấm, kẻ chạy đi mua bia, cứ nhộn nhịp như ngày hội. Những con mực được lột da trắng ngần như miếng cùi dừa được hấp lên nó cong lên như hình thiếu nữ đang uốn dẻo mới hấp dẫn làm sao! Cả bọn vừa ăn vừa nói rôm rả. Tôi thì ăn hơi nhiều mà lại uống ít nên họ cứ gọi tôi là “thằng phá mồi”. Rồi chuyện đi ra mãi Lương Sơn tắm, còn vào Tịnh Xá Ngọc Sơn xin ni cô bẻ dừa. Những chuyến đi đảo Bình Ba trong Cam Ranh. Những lần ra đảo Trí Nguyên. Những tối khuya ăn bánh xèo ở quán bến xe Nguyễn Hoàng. Anh cũng nhắc tới những chỗ nên tránh như Ga Nha Trang, khu máy nước, đài phát thanh. Những chỗ anh đi, những địa danh anh nhắc tới còn rành rẽ hon cả chị nữa.
Chị ngồi nguyên ở một tư thế nghe anh kể mà không thấy mỏi. Chị nhìn vào mắt anh như thấy những hình ảnh cứ từ đó mà chạy ra. Mình là người Nha Trang, sống ở đó từ nhỏ tới lớn mà khi nghe anh kể cứ như khách du lịch mới lần đầu nghe hướng dẫn viên du lịch đang quảng bá về Nha Trang. Cái miệng anh hơi hô, mới nhìn thấy khó chịu nhưng nhìn lâu lại thấy dễ thương, muốn nhìn hoài. Cái giọng thì trầm và ấm như giọng “Đọc truyện đêm khuya” của Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Qua câu chuyện anh kể thì chị biết anh ở Mỹ về thăm quê. Nhưng anh chẳng khoe anh là Việt kiều. Anh giản dị và bình dân quá.
Chưa có một câu nào anh nói về đời tư của anh. Chị muốn nghe lắm, nghe về cái đời tư ấy. Chị mạnh bạo hỏi anh:
- Anh về Nha Trang thì ở đâu?
- Tôi có đặt chỗ trước ở khách sạn Biển Xanh, bên kia cầu Trần Phú mới.
Chị nghĩ “ Sao ông ấy lại rành rẽ quá vậy ta”
- Thế anh không có nguời thân ở Nha Trang à ?
- Chỉ có bạn bè thôi. Tôi sẽ gặp họ nhưng nhờ vả thì không tiện.
Rồi anh kể về quan niệm sống: Thế nào là tình yêu và hạnh phúc gia đinh. Cách cư xử với cha mẹ anh em trong gia đình… Nghe cứ như một nhà triết lí thực thụ.
Chị hỏi tiếp:
- Anh đuợc mấy cháu rồi. Chị nhà chắc hạnh phúc lắm nhỉ ?
- Tôi có hai đứa con, một trai một gái, chúng truởng thành cả rồi. Còn chị thì…
Thấy anh có vẻ khó nói, chị biết ý không hỏi thêm nữa.
* * * * *
Đã lâu lắm chị rất thờ ơ lãnh đạm với đàn ông. Chị biết khá rõ những người đàn ông hay nói chuyện với chị. Chẳng qua họ cũng chỉ là người muốn thoả mãn sự háo sắc mà tìm đến chị cho thoả mãn sự khao khát phàm tục chứ họ chẳng có chút mảy may tình cảm trung thực với chị. Bởi vậy chị nhìn những người đàn ông với con mắt lơ là, giống như những vật vướng phải mắt chị thì chị phải nhìn thôi. Nhưng với nguời đàn ông đang ngồi cạnh chị thì lại khác. Hình như chị có cảm tình với ông ta. Chị thấy có cái gì gần gũi không thể xa đuợc. Mà chị đích thực là người vô duyên. Tại sao lại nghĩ như vậy chứ. Chị xua đuổi ý nghĩ đó ngay. Chị nói với anh ta:
- Anh dự định ở lại Nha Trang bao lâu, có đi đâu xa nữa không ?
- Tôi định ở Nha Trang khoảng 3 tuần lễ, rồi đi Hà Nội. Sau đó vô lại Nha Trang ở thêm một số ngày nữa rồi đi về Mỹ.
- Nếu anh thấy thuận tiện và thật hứng thú thì mời anh tới nhà em chơi. Đây là địa chỉ và số điện thoại của em.
- Cám ơn chị truớc vì đã có lời mời. Tôi hứa sẽ đến.
Chị hỏi thăm về công việc của anh bên đó, về gia đình, về sinh hoạt hàng ngày, về đời sống của người Việt ta bên đó. Anh ngồi kể tỉ mỉ cho chị nghe. Chị ngồi nghe một cách hào hứng không bỏ qua một chi tiết nào. Rồi chị kể cho anh nghe về chị. Những kỉ niệm thời học sinh. Những chuyện vui buồn của thời đi học. Những vui buồn trong cuộc sống. Những uớc mơ, hoài bão khi ở tuổi thanh niên. Những thất bại trong trường đời… Chị kể một cách say sưa, như sợ hết thời gian. Chị chả giấu giếm điều gì, kể cả những điều thầm kín, y như là đang kể cho anh trai mình nghe khi lâu ngày mới gặp nhau.
Xe đã đến thị xã Cam Ranh. Họ tấp vô một quán để ăn. Trời khuya thanh bình quá. Gió mát lạnh. Lòng chị thanh thản pha chút vui vui.
Xe đi về Nha Trang bằng con đường mới làm qua Phước Đồng. Chị trầm ngâm suy tư. Chưa bao giờ chị lại có được một cuộc trò chuyện lí thú như hôm nay. Người đàn ông đang ngồi cạnh chị, mà lắm lúc chị lại thấy anh ở xa lắm, chợt đến, chợt đi. Cái cặp mắt kia, sáng long lanh như đang kể lại những chuyện mà chị đã nghe anh kể hồi chiều. Hình như nó nói với chị điều gì?
Trong người chị bừng lên một cảm giác khó tả. Lúc có, lúc không. Lúc thật gần khi lại thật xa. Lúc hiện về như một giấc mơ, thoắt lại bay đi như cơn gió. Chị thấy rạo rực, thổn thức, bâng khuâng… Những cảm giác lạ lùng này chị chưa từng cảm thấy bao giờ. Trong đầu chị lại có những ước ao, mơ mộng vớ vẩn, ai mà biết được thì họ cười cho mắc cỡ chết. Chị quay sang bắt gặp đôi mắt anh đang nhìn chị. Mặt chị nóng bừng vì mắc cỡ. Chị có cảm giác đôi mắt kia đã đọc được những suy nghĩ của chị. Chị vội đánh trống lảng :
- Sắp về tới Nha Trang rồi anh .
- Xe chạy nhanh thật. Hay là đường nó ngắn?
Hình như anh còn chưa muốn về Nha Trang, hay là muốn con đường còn kéo dài ra mãi…
Xe đã qua cầu Bình Tân, đến ngã tư Hoàng Diệu thì quẹo trái vào đường Trần Phú. Sóng biển rì rầm. Gió mát rượi. Đường đã bớt người và xe. Thành phố đang chuyển về đêm. Chị đọc số nhà và tên đường cho tài xế. Hai người có vẻ bịn rịn vì sắp phải chia tay.
Xe dừng trước cửa nhà chị. Bà cô ở với chị đang chực sẵn ở cửa. Chị xuống xe, cám ơn và không quên nhắc lại lời mời như một cái hẹn. Anh xách mấy giỏ đồ cho chị, gật đầu chào bà cô và lên xe. Chị đứng nhìn theo xe, vẫn còn nhìn rõ tay anh đang vẫy vẫy tạm biệt chị.
* * * * *
Bỗng dưng chị thấy nhớ người đàn ông cho chị đi nhờ xe. Lắm lúc chị giật mình nhìn ra cửa tưởng anh đã đến. Chị thấy bồn chồn, hay quên và làm những việc vu vơ. Hay là anh ấy hứa lèo cho qua chuyện. Mà quên nữa, cũng chẳng biết tên anh ta là gì nữa. Thật là đoảng, sao không hỏi tên. Chị tự trách mình như vậy.Người đâu mà vô tâm, có số điện thoại cũng không thèm gọi. Hay là anh ta quên mình rồi! Cái hình ảnh người đàn ông đó cứ như quanh quẩn đâu đây. Chị lại thấy đôi mắt hiện lên như đang tò mò đọc suy nghĩ của chị. Mà rõ ràng cặp mắt ấy như đã nói và hứa với chị điều gì. Bỗng dưng chị thấy ghét người đàn ông đó. Và chị đặt cho ông ta cái tên “ Người đàn ông có đôi mắt biết nói”
Sáng nay chị đang loay hoay lau mấy cánh cửa tủ. Chị vừa mới mở cửa tiệm.
- Chào chị !
Chị giật mình quay lại, thấy anh, chị lúng túng đánh rơi hộp mỹ phẩm xuống đất.Chưa bao giờ chị lại đoảng đến như vậy. Chị nhìn anh trân trân như lạ lắm, quên cả thủ tục mời khách vô nhà.
- Sự thực thì tôi rất bận, lâu ngày bạn bè gặp nhau thời gian bao nhiêu cũng chưa đủ. Có thể ngày mai hay mốt tôi bay ra Hà Nội. Cũng có một vài việc cần nhờ chị làm, không biết chị có nhận giúp không.
- Anh đã giúp em, bây giờ em phải có nghĩa vụ đền bù chứ.
- Tối nay mời chị đi uống café mình sẽ nói chuyện.
- Dạ, mấy giờ anh ?
- 7 giờ tôi đón chị bằng taxi ngay truớc cửa nhà chị, được không?
- Dạ!
- Bây giờ tôi phải đi. Hẹn tối nhé!
Anh chào và lật đật bước đi . Có người bạn đang chờ sẵn ở ngoài đường.
Nhận lời xong chị cảm thấy áy náy. Vì như vậy có vội vàng quá không. Xưa nay có biết bao người đàn ông rủ chị đi uống café mà chị có bao giờ nhận lời đâu. Chị thấy ân hận vì quá vội vàng. Người ta có làm gì mình đâu, chỉ nói chuyện thôi mà. Chị nghĩ lại: Thấy anh hiền và trung thực. Anh chả có gì là muốn lợi dụng mình cả. Nhưng nếu mình không đi cũng được chứ sao. Nếu anh đến thì nói bận là xong. Và chị quyết định là không đi.
Bữa cơm chiều hôm nay chị ăn không ngon miệng. Chả phải là thức ăn không ngon mà chị thấy bồn chồn trong người. Chị không muốn ăn, cứ nhấp nha nhấp nhỏm nhìn ra ngoài đường. Chị tự la mình “ Mày điên rồi, đã bảo là không đi sao cứ nhấp nhỏm”. Chính chị cũng chả hiểu nổi chị.
Sáu giờ chị đi thay đồ và trang điểm. Mà miệng thì cứ nói không đi. 7 giờ thiếu 15 thì chị cứ coi đồng hồ liên tục. Rồi 7 giờ, chiếc taxi trờ tới. Chị bước ra cửa, anh ta mở cửa xe chị vào xe và chào anh. Thực ra chị cũng không hiểu được chị.Chị có cảm giác như bị thôi miên.
Anh ta đưa chị đến một quán café ở ngoại ô thành phố. Không khí thật trong lành và khá yên tĩnh. Câu chuyện giữa hai người hôm nay có vẻ thân mật và tự nhiên hơn. Chuyện kể chẳng có chủ đề, huyên thuyên , nhưng lại hấp dẫn. Bất giác chị lại bắt gặp đôi mắt anh. Anh đang nhìn chị say đắm, Cặp mắt anh như dán chặt vào khuôn mặt chị. Đáp lại chị cũng nhìn anh đắm đuối. Chưa bao giờ chị nhìn một người đàn ông như vậy. Chị nhìn bằng cả sự yêu mến và tự nhiên như là quyền sở hữu của riêng mình. Họ đã nói với nhau tất cả những gì muốn nói, bằng cả tấm lòng.
Đêm ấy chị không sao ngủ đuợc. Chị thổn thức, rạo rực, bâng khuâng… Hình như trong chị lại bừng lên một thứ cảm giác mới lạ…
* * * * *
Đêm đã khuya mà chị không tài nào ngủ được. Mãi nơi xa thỉnh thoảng vọng tới những tiếng nhạc thổi bằng kèn trompet ở một quán bar phục vụ cho người nước ngoài..
Chị nhớ :
Hôm anh đi có gởi lại cho chị một bức thư dài 4 trang giấy học trò. Đọc thư anh chị nghẹn lòng. Cái tình của anh trải dài trên từng trang giấy. Chị đọc đi đọc lại mà không biết chán. Chán làm sao được. Bởi đấy là tấm lòng của anh. Là tình cảm của anh dành cho chị. Lời văn dung dị, dễ hiểu nhưng chan chứa tình cảm và tấm lòng anh. Chính anh đã khêu lại ngọn lửa tình yêu trong chị mà bấy lâu nay nó bị chôn chặt nơi tận cùng của trái tim.
Cả cái phố này ai cũng bảo hồi này chị trẻ và đẹp ra. Khuôn mặt chị tươi như bông hồng mới nở còn đọng những giọt sương đêm. Chị mặc cái gì cũng thấy đẹp. Nhiều người còn ghen với cả sắc đẹp của chị mặc dầu họ ít tuổi hơn chị. Nhiều lúc chị hay đứng thẫn thờ và mắt thì nhìn ra xa xăm…Chị hay cười mỉm một mình. Miệng lép nhép vài câu hát vu vơ…
Chị luôn nghĩ về người ấy, chỉ một mình người ấy thôi. Trong đầu chị luôn hiện lên hình ảnh người ấy, mặc dù người xấu nhưng tấm lòng của người ấy thì tuyệt vời.Người đàn ông ấy đã chinh phục được chị. Và bây giờ người đàn ông ấy đã choán hết đời sống tình cảm của chị. Chị hứa với lòng mình : Dù có thế nào đi nữa chị cũng hiến trọn cuộc đời chị cho người ấy : NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ ĐÔI MẮT BIẾT NÓI.
Seattle,
Một ngày đầu tháng Tư 2010.
PBH
MẢNH TÌNH QUÊ
Ấu thơ tôi đã xa quê
Mảnh tình quê ấy say mê một đời
Xa quê mấy chục năm rồi
Đất quê còn bám thơm mùi tình quê.
Chân đạp đất, lòng mải mê
Lưng trâu nghe tiếng sáo quê dập dìu .
Lặng thinh gom ánh nắng chiều
Nhuộm vàng cho những cánh diều vi vu
Đồng làng sáng tựa suối mơ
Lúa vàng bát ngát xa mờ chân mây
Về đây, tôi đa về đây
Tình làng nghĩa xóm vơi đầy xớt chia
Tưởng là mãi mãi chia xa
Thật đây mà ngỡ như là trong mơ
Dù máu mủ, dù thân sơ
Gặp nhau bịn rịn bờ mi ướt nhòa
Món quà chia bẩy chia ba
Làng quê, chốn cũ bao la là tình
Rêu xanh phủ nhuộm mái đinh
Làng quê chốn cũ mối tình thiết tha
Không rộng lắm Đủ bao la
Nhuộm sâu trong trái tim ta MỘT ĐỜI .
Tháng 9-2009
PBH
HỘI LÀNG
Nắng xuân nhuộm lá xanh chưa
Mà Hội làng đã vào mùa tháng ba
Mơn man ngọn gió đồng xa
Gọi nhau về với: Tháng Ba Hội Làng
Trống rong, cờ mở rộn ràng
Ngàn năm xưa vọng: Sử vàng quê tôi
Sân đình bày lắm trò chơi
Đu dây, gà chọi, cờ người, chạy thi,...
Đường làng kiệu rước uy nghi
Xóm ngoài đang có: Hội thi Hát Chèo
Rợp trời cờ, phướn gió reo
Người quê hớn hở:hết nghèo năm xưa
Vẳng nghe theo tiếng gió đưa
Tiếng chèo ai hát mây mưa nỗi niềm
Chờ anh em đứng lặng thầm
Gió đưa mặc gió, tiếng ngâm mặc lòng
Gởi lời cho ánh trăng trong
Nỗi lòng em đã thật lòng với anh
Tình em như lúa đang xanh
Đợi anh dưới ánh trăng thanh mơ màng
Tiếng chèo khuya vẫn mênh mang
Tiếng lòng khẽ hỏi: Hội Làng vắng anh ?11-2009
PBH
HỒN QUÊ
Xa quê từ thuở muời ba
Mà hình quê vẫn chưa nhoà trong tôi
Quê hương như thể cái nôi
Hồn quê tiếng Mẹ ru hời năm xưa
À ơi nghe tiếng võng đưa
Còn như vọng lại lời ru thuở nào
Cây đa, giếng nuớc, cầu ao
Cánh cò bay lả lẫn vào trong mơ
Sông quê nước chảy lững lờ
Miếu thiêng in bóng bên bờ sông quê
Dân quê vất vả trăm bề
Mồ hôi thấm ướt đất quê tháng ngày
Những từ thuở đó đến nay
Bán mặt cho đất bán lưng cho trời
Bát cơm thơm hãy còn vơi
Lời ru còn nghẹn nỗi đời đắng cay
Nắng lên ấm giấc mơ say
Quê xưa lại đẹp tháng ngày như THƠ
10 -2009
RUỢU QUÊ
(Lời chai rượu)
Tết tha hương
Quên - nhớ
Nhớ - quên
Buồn.
Tôi-một chai rượu khô khốc
Và mình anh cô độc
Kể cho nhau nghe
Những tâm tình và khát vọng...
Hồi đó ở quê
Anh và những nguời bạn
Giành tôi uống cạn.
Họ rót trả cho tôi tâm tình và kí ức của thời gian:
Mòn mỏi cuộc đời,
Khát vọng,
Ước mơ
Và…
Năm tháng qua trôi
Tôi vẫn lặng thầm
Ôm theo kí ức và thời gian
Dõi từng buớc chân đi:
Mỗi nguời một nẻo đuờng quê
Anh lạc bước giang hồ nơi xứ lạ
Bơ vơ
Lạc lõng
Một mình...
Xuân về
Tôi và anh
Uống hoài không cạn
Không thân nhân, không bè bạn
Chỉ còn lại thời gian và kí ức
Anh ngồi ôm cô đơn đau khổ đến tận cùng
Lạc loài nơi đất khách
Không thân nhân, không bè bạn
Uống, uống sao chưa cạn?
Trong lãng đang cơn say
Mơ hồ, quên nhớ...
Bỗng bừng sáng trong anh hai tiếng: Tình quê!
Seattle mùng 1 tết Canh Dần
ĐI TÌM DẤU CHÂN XƯA
Rụng đầy đường hoa sữa
Thơm nồng nàn phố xưa
Lang thang tôi chậm bước
Dưới trời mưa lưa thưa
Con đường xưa vẫn thế
Tôi với em đi về
Qua hai con phố nhỏ
Chia tay em vào nhà
Hai bên đường cây sữa
Như hàng nấm khổng lồ
Trắng ngà mùa hoa nở
Đội mây đưa thu về
Con đường xưa vẫn thế
Bao nhiêu người lại qua
Chỉ mình em không thấy
Hay là em đi xa ?
Dấu chân xưa tìm mãi
Hoa sữa đã phủ đầy
Gót hồng nào đâu thấy
Hương nồng đã vội bay
Ở phương trời nào đó
Em còn nhớ tới anh
Nhớ hương thơm hoa sữa
Vương đầy mái tóc xanh
Anh lặng thinh không nói
Nhớ về kỷ niệm xưa
Nhớ con đường hoa sữa
Nhớ người đi trong mưa
Thu 2009
TRÁI TIM NGUỜI ĐÀN ÔNG
Anh thích làm người đàn ông
có trái tim khô quắt
như trái bưởi Đoan Hùng
múi vẫn mọng căng
và hương vị ngọt ngào sâu lắng.Một ngày trời nắng
Em
lại về
bên trái tim khô quắt
Vùi đầu vào những múi căng chín mọng
Ngủ vùi
Đêm và em
đằm thắm
mộng mơ
bên trái tim khô quắt./.2009
ĐÊM XA XỨ
Đêm xa xứ
nhớ em
anh nhìn trăng
cứ ngỡ em trên đó nhìn anh mắt trong veo.Đêm thu trong
gió nhẹ
dắt lá thu đi theo
chạm mắt
anh cứ ngỡ
hồn thu sao trong veoHương thu ấm
nhen lên
nỗi nhớ
tận cùng nơi trái timnỗi nhớ sao trong veo
Đêm và trăng
huyền diệu
cho anh nhìn thấy em
đang thả đầy nỗi nhớ
dưới trời thu trong veo.Thu 2009
*
CHUYỆN VỀ MỘT NGUỜI ĐIÊN
Truyện ngắn : PBH
Chiều nào cũng vậy,đi học về là cu Tiến lại rủ thằng Thanh sang nhà ông Tư Vạn để nghe ông kể chuyện. Má nó nói ông ấy bị điên đấy, nghe làm gì những chuyện nhảm nhí của ông ta. Nhưng những chuyện ông ấy kể thì nó chẳng thấy có gì là điên cả mà còn văn chưong đáo để !
Ông Tư Vạn ở trong một căn nhà housing một phòng của Chính Phủ .Căn nhà quá cũ, nằm trong khu housing cũng quá cũ kỹ không biết có từ thời nào. Dân sống ở đây chủ yếu là dân Châu Á và Châu Phi .Mùa Đông, nhà nào nhà nấy vợ chồng con cái cứ ru rú trong nhà , cửa lúc nào cũng đóng im ỉm.Không khí ở đây buồn tẻ và ảm đạm lắm. Nhưng căn nhà nhỏ bé của ông Tư Vạn thì lúc nào cũng thấy hé mở, khói nhang bay ra ngoài kéo theo cái mùi
thơm tâm linh huyền bí.Nó gây sự tò mò chú ý của mọi người trong đó có lũ trẻ con . Một vài nguời đã tò mò vào nhà ông để xem ông sinh hoạt hàng ngày thế nào. Gian phòng khách quá nhỏ, thế mà ông đã giành hẳn một chỗ trang trọng nhất để đặt một bàn thờ khá đầy đủ và chi tiết theo phong tục của người Việt Nam .Chính giữa bàn là di ảnh của một người con gái trông khá đẹp. Nét thanh tú đã hiện lên khuôn mặt khiến cho những ai nhìn thấy cũng bị cuốn hút bởi một cái gì đó hấp dẫn, quyến luyến và có cảm tình ngay từ cái nhìn lần đầu tiên ấy. Đôi mắt sâu, lanh lợi ,hàng chân mày cong và kéo dài ra đuôi mắt. Nhưng đôi mắt trong sáng kia lúc nào cũng nhìn thẳng vào ai đang nhìn nó. Đôi mắt như đang còn sống, đang van lơn, cầu xin, đang gởi gắm một nỗi niềm oan khuất khiến cho ta thấy xót xa. Và từ đó, hình ảnh nguời con gái đọng lại trong ta, ở lại với ta vĩnh viễn tại một cõi xa xôi lắm - đó là cõi tâm linh.
Thấy cánh cửa hé mở, Tiến và Thanh đẩy cửa buớc vào mà quên gõ cửa làm cho ông Tư Vạn hoi ngỡ ngàng. Ông chẳng nói chẳng rằng, lầm lũi đi quanh bàn thờ,ông dừng lại và thắp nhang cắm vào bát nhang dù trong đó vẫn còn nhiều nén nhang chưa cháy hết. Miệng ông lẩm bẩm cái gì đó nghe không thành tiếng. Đôi mắt ông đờ đẫn nhìn vào bức ảnh như van xin tha tội! Ông lại đi loanh quanh, lại thắp nhang, lại ngồi xuống, lại đứng lên,lại lẩm bẩm. Mặt ông ngơ ngác như kẻ thất thần. Khuôn mặt và những cử chỉ ấy khiến cho những người ở đó nói ông là một người điên. Hễ ai hỏi,thì ông chỉ khóc mà không trả lời. Những giọt nước mắt cứ theo nhau roi lã chã, miệng mím lại và ông khóc không ra tiếng. Từ đó một số nguời đã gọi ông là ông Tư Điên.
Thấy ông Tư Vạn ngồ xuống cạnh hai đứa có vẻ thân mật và bình thường nên thằng Tiến nhanh nhẩu hỏi :
-Người trong tấm hình là ai vậy ông Tư ? Ông Tư Vạn chua kịp trả lời thì thằng Thanh lại hỏi tiếp :
- Ông Tư ở có một mình sao , ông Tư không có con hả ?
Ông Tư Vạn ngước nhìn bàn thờ và lau nước mắt .Khuôn mặt ông lúc này lanh lợi hơn và ra chiều suy tư lắm, trông ông có vẻ như đang suy nghĩ về một điều gì đó quan trọng lắm và xa xôi lắm... Và câu chuyện đuợc quay trở về hơn hai mươi năm về trước ...
*****
Vào một ngày đầu tháng 9 năm 1976, tại cuộc họp đầu năm của Trường phổ thông trung học Tương Lai, ông Hiệu phó của trường giới thiệu : Thưa các thầy, các cô ! Năm học năm này của chúng ta bắt đầu bằng một sự kiện rất mới mẻ và vui vẻ đó là thầy
Phan Bá Vạn được điều động về làm Hiệu trưởng của trường chúng ta bởi quyết định số 567/QĐUB,tôi xin đọc. Thầy Hiệu phó vừa dứt tiếng thì tiếng vỗ tay râm ran ra chiều phấn khởi lắm. Tiếp đó lời phát biểu của thầy Vạn :
" Tôi rất lấy làm may mắn được làm việc với các thầy các cô. Tôi còn trẻ, kinh nghiệm chưa có là bao,năng lực còn yếu nhưng tôi hy vọng chúng ta sẽ hoàn thành được nhiệm vụ năm học
bằng sự đồng cảm thương yêu nhau ,tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết,
thương yêu học sinh hết mình và tận tuỵ với nghề một cách trọn vẹn ! "
Cô Mai ghé sát tai cô Thuý nói nhỏ :
- Được đấy, khiêm nhuờng, còn trẻ nhưng trông khá đĩnh đạc lại đẹp trai nữa không biết cô nào sẽ rơi vào tầm ngắm đây .
-Thì cứ từ từ hồi sau sẽ rõ .
Ngân Hạnh được thầy Hiệu phó giới thiệu phát biểu trong buổi ra mắt của thầy Hiệu trưởng. Là một cô giáo trẻ nhất trường,đầy tự tin và năng động hoạt bát nhưng hôm nay lại có vẻ lúng túng hai tay luôn làm những động tác thừa thãi. Mất cả vài phút cô mới bình tĩnh và nói nhưng giọng vẫn còn run run :
" Em rất vui trong buổi họp mặt đầu năm hôm nay, nhưng vui hơn cả là trường ta có một thầy Hiệu trưởng mới, trẻ em hy vọng trường ta sẽ thành công về mọi mặt trong năm học này.Chúc các thầy cô vui vẻ ạ ! " . Rồi cô vội vàng chạy về chỗ . Cả phòng họp
vang lên tiếng cười vui và dí dỏm.
Những ngày đầu năm học ở một trường PTTH khá bận rộn. Công tác làm vệ sinh xung quanh trường được phân công cho
khố 11 và 12 .Khối lớp 10 thì làm vệ sinh các phòng học .Sân bóng truyền được vẽ lại và thay lưới mới.Sân bóng rổ ở sân sau cũng đuợc làm mới lại. Thư viện của trường thì sắp xếp lại các kệ sách
và bổ sung thêm nhiều sách mới .Các tổ chuyên môn của trường thì bận rộn phân công giờ dạy. Tổ văn phòng và giáo vụ lo sắp xếp thời khoá biểu. Công việc tuy bận rộn nhưng khá vui và hào hứng .
Những ngày tiếp theo giành cho các tổ chuyên môn hoạt động.Các
tổ chức trong nhà trường cũng được kiện toàn và đi vào hoạt động.
Thầy Vạn là nguời khá chu đáo trong công tác tổ chức . Hoạt động của nhà trường sớm đi vào nề nếp .Ai cũng thấy mình bận rộn nhưng rất hài lòng về phương pháp làm việc của thầy Vạn.
Thấm thoát vậy mà đã hon nửa Học kỳ 1. Công việc thăm giờ dự lớp cứ quay như mòng mòng. Lại còn thêm một đợt thi học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi và thi đồ dùng dạy học của Ty tổ chức.
Hôm nay có một giờ dạy mẫu của tổ vật lý. Cô giáo Ngân Hạnh được tổ cử dạy mẫu. Vài ngày truớc đó cô đã soạn giáo án theo mẫu mới của Bộ Giáo dục . Cô đi hỏi hết từng nguời trong tổ về cách vào bài, phương pháp diễn giải và các câu hỏi phát vấn cho phù hợp với ba đối tượng học sinh trong lớp .Thế mà hôm nay cô vẫn thấy hồi hộp và có chút ít lo sợ, lúng túng. Ngồi dự giờ ở dưới lớp nhưng thầy Vạn cứ nghĩ gì đâu đâu . Nghe giọng nói của Ngân Hạnh thầy Vạn vừa ý lắm. Một cái giọng trong trẻo rõ ràng, lời giảng thật rành mạch. Cổ tay khi viết phấn thật là dịu và điệu đàng. Trình bầy bảng khoa học, chữ viết đẹp... Thầy nhớ cái hôm gặp gỡ để bàn công tác thanh niên trong trường truớc ngày Đại hội . Sự thực thì thầy có nói gì đáng để cho cô ấy buồn đâu. Thầy chỉ nói hoạt động đoàn thể là để thúc đẩy chuyên môn.Vậy mà cô ấy lại cho là thầy coi nhẹ công tác thanh thiếu niên, chỉ thấy chuyện lù lù truớc mắt còn thì đoàn thể ở mãi đâu đâu. Tranh qua cãi lại,dẫn đến
bất đồng ý kiến chưa đi đến kết luận thì Ngân Hạnh bỏ ra về mà không nói với thầy một câu.Từ đó đến nay hai người trông thấy nhau là mặt cứ vác lên và lạnh như hai tảng nước đá. Cho đến hôm nay, ngồi dự giờ của Ngân Hạnh thầy thấy như ân hận tiêng tiếc cái
gì đó. Thầy ước vẩn vơ giá đừng có chuyện bữa truớc...
Thói thường ở đời, không ưa thì dưa có giòi. Ấy thế là hai người lúc nào cũng như quân hằn quân thù . Để ý từng li từng tí lẫn nhau. Họp hội đồng thì đốp chát lẫn nhau ra mặt. Ăn cơm buổi trua
thì mỗi người một bàn. Thậm chí có bữa cô đang ngồi ăn thấy thầy
Vạn ngồi xuống bàn là cô chuyển đi bàn khác. Thầy Vạn thì cố ý làm lành nhưng bộ mặt của Ngân Hạnh thì lúc nào cũng như đưa đám. Mọi nguời trong hội đồng cũng thấy điều đó. Họ xì xào với nhau thật lảng nhách. Ở đời mà, yêu nhau lắm thì cắn nhau đau. Hồi trước hai người thân mật lắm kia. Bây giờ họ quay lại với nhau
một góc 180 độ đấy.
Bẵng đi một thời gian. Chả ai để ý chuyện hai nguời. Ai cũng vùi đầu vào chuyên môn và lo làm đồ dùng dạy học để dự thi.
*****
Năm học kết thúc. Mọi người rất bận rộn. Một số đi coi thi trường khác mới về trường. Cuộc họp hội đồng này cũng khá quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm bàn giao lại sổ sách và học bạ cho văn phòng nhà trường. Xét duyệt lần chót học sinh lưu ban và thi lại.
Nhưng sôi nổi nhất vẫn là xét duyệt thi đua và khen thưởng đối với giáo viên. Không khí cuộc họp như căng ra. Chả thấy ai cười nói như mọi khi. Nhưng sự chú ý bây giờ lại tập trung vào việc Ngân Hạnh không được lao động tiên tiến năm học này.
- Tôi hỏi thật thầy - Ngân Hạnh nói giọng run run - Chỉ tiêu lên lớp học sinh lớp tôi đạt tiêu chuẩn của Ty. Công tác Đội: xây dựng phong trào khá sôi nổi, góp phần thúc đẩy học tập được Huyện Đoàn công nhận. Về chuyên môn tôi không vi phạm gì mà
còn tham gia nhiều đợt thao giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nói đến đây Ngân Hạnh cảm thấy thỏa mãn lắm rồi. Nhưng vẫn cảm thấy chưa đầy đủ. Cô lại đứng lên nói tiếp.
- Còn vấn đề quan hệ nam nữ ư ? Tôi không có tội gì hết.
Tôi là con gái lớn, chưa chồng, anh Tuấn ở Truờng Thống nhất Nha Trang chưa vợ. Chúng tôi có quyền yêu nhau theo pháp luật. Sẵn đây tôi cũng thông báo cho thầy biết tôi đã yêu anh Tuấn. Và anh ấy sẽ là chồng tôi. Chúng tôi đang chuẩn bị làm đám cưới.
Nói đến đây Ngân Hạnh tự nhiên oà lên khóc như có vẻ ân hận vì mình đã lỡ lời. Còn Thầy Vạn thì hết sức ngạc nhiên và vẻ mặt có vẻ hơi sường sượng. Cả hội đồng nhìn nhau ngơ ngác và
cười rộ lên. Ngân Hạnh ngồi lau nước mắt. Trong đầu bao nhiêu ý nghĩ chạy quanh. Phải cho chả biết tay. Mình với cậu Tuấn nào đó có gì đâu. Mà cái tên Tuấn mình nghĩ bừa ra vậy thôi. Mình chỉ có mình chả thôi mà. Mình yêu chả thực sự nhưng hai bên chưa kịp nói ra lời với nhau thôi. Thì cũng từ cái hôm chết tiệt mình và chả
tranh luận và bất đồng ý kiến về công tác Đội trong trường học. Con gái có cái tệ thật, yếu đuối trong tình yêu. Sao không nói huỵch tẹt ra. Nói tất tần tật ra có hơn không. Nhưng mà không được. Mắc cỡ chết. Mà tình yêu phải tế nhị chứ. Nghĩ vậy Ngân Hạnh tự an ủi mình là phải bình tĩnh. Còn trong lòng Vạn thì lại nghĩ khác. Thầy cũng yêu Ngân Hạnh nhưng chưa dám nói ra. Bây
giờ nghe Hạnh nói vậy Vạn không biết phải làm như thế nào đây.
Vậy là hết hy vọng rồi sao. Mà cũng tại mình cả sao không nói ra ngay từ đầu cho khỏi rắc rối. Còn chuyện lao động tiên tiến là chuyện của tổ chuyên môn họ bình bầu. Vạn cũng thấy hơi bất công, nhưng không nên can thiệp. Vì như vậy họ sẽ coi thường mình. Hình ảnh của Ngân Hạnh thì chẳng khi nào rời khỏi trong đầu Vạn. Một người con gái vừa vào độ chín. Hạnh thon người,
cao ráo. Mặt lúc nào cũng rạng rỡ. Ít khi thấy cô buồn. Đôi mắt đen láy, sâu lúc nào cũng ưa nhìn ra xa xăm. Miệng lúc nào cũng rất tươi, luôn cười duyên, rất duyên. Bờ vai tròn lẳn. Ngực căng phồng. Cô rất nhanh nhẹn. Tháo vát trong mọi công việc, nhưng hơi có chút tự hào. Cái bàn tay thon và đẹp. Đặc biệt cái cổ tay khi viết bảng, nó dịu dàng, mềm mại đến nao lòng. Vậy mà giờ này... Vạn không dám nghĩ tiếp.
Hôm nay lại có cuộc họp hội đồng nhà trường. Nội dung chính là công tác Hè. Đây là một cuộc họp xét và cử giáo viên đi
tham gia công tác xoá mù chữ ở miền núi. Vì rất tế nhị trong việc
xét hoàn cảnh của mỗi giáo viên nên Vạn đã tranh thủ bàn bạc trước với công đoàn nhà trường.
Ngân Hạnh là một trong những người được cử đi tham gia xoá mù ở huyện Khánh Vinh. Tuy nhiên hoàn cảnh của Hạnh cũng
quá neo đơn. Ngân Hạnh là con gái duy nhất trong gia đinh, sống với mẹ. Mẹ Hạnh lại bị bệnh khớp đi lại rất khó khăn. Hạnh còn đứa em trai đang học cấp ba. Ít khi nó ở nhà vì bận rộn học hành. Chợ
búa một mình lo tranh thủ ngoài giờ dạy. Nhưng Ngân Hạnh lại nghĩ, có thể Vạn không ưa Hạnh mấy, vả lại vừa đấu đá trong cuộc họp vừa qua mà đẩy Hạnh đi miền núi cũng nên. Ấm ức như vậy nên Hạnh cũng chẳng cần xin xỏ làm gì cho phiền phức.
Tất cả những giáo viên tham gia xoá mù đã có mặt đầy đủ ở địa điểm tập trung. Nhiều giáo viên và học sinh có mặt ở đó để tiễn
chân trong đó có cả Vạn. Ngân Hạnh và Vạn không nhìn nhau. Thỉnh thoảng người ta bắt gặp hai người nhìn trộm nhau.
Xe chuẩn bị chuyển bánh. Tiếng cười nói, chúc tụng râm ran.
Xe đi một quãng khá xa người ta còn thấy những nguời đưa chân
còn đứng đó và vẫy tay cho tới khi đoàn xe đi khuất.
Tới trưa thì xe đến địa điểm tập trung. Mỗi trường đều có người tiền trạm ra đón. Nhận chỗ ở và nghỉ ngơi rồi chuẩn bị ăn trưa. Chiều họp đoàn để phân công địa bàn công tác. Trường PTTH
Tương Lai được phân công tác ở xã Khánh Bình. Địa bàn của xã khá phức tạp. Nhiều buôn ở cách xa nhau. Buôn nọ cách buôn kia bằng những con suối. Trời không mưa thì các suối cạn. Trời mưa thì nước dâng lên đáng ngại. Đi lại vô cùng khó khăn. Những lớp học đều nằm ở các buôn. Lớp thì có sẵn do giáo viên chuyên trách
bổ túc văn hoá xây dựng từ trước. Những giáo viên lên đợt này chủ
yếu là đi vận động học viên tới lớp. Một số thì đứng lớp phụ với giáo viên chuyên trách. Ngân Hạnh được phân công đi xuống các buôn để vận động người đi học. Hàng ngày cô vừa đi vừa về cả gần chục cây số.
Không khí ở nơi đây trong lành một cách lạ. Duy chỉ có sinh hoạt của đồng bào Thượng thì còn quá lạc hậu. Chỗ ăn chỗ ở còn luộm thuộm và không mấy vệ sinh. Những đứa trẻ thì trần trụi, tồng ngồng cứ loanh quanh mấy chỗ đàn hát của các thầy cô. Chúng có vẻ lạ lẫm với cảnh sinh hoạt như thế này lắm. Chính nhờ những sinh hoạt này mà buôn làng vui nhộn hẳn lên.
Đoàn công tác đến tuần thứ ba thì thầy Vạn lên thăm. Mọi nguời vui ra mặt. Riêng Ngân Hạnh thì còn ấm ức về chuyện từ phiên họp hội đồng bữa hổm. Cô không mấy vui nhưng trong lòng thì luôn nghĩ tới Vạn. Đôi lúc cũng thấy xót xa về hành xử và lời nói của mình hôm đó. Còn thầy Vạn lắm lúc cũng muốn nói vài câu làm quen nhưng lại thôi.
Bữa cơm trưa hôm nay khá vui và ngon miệng vì thầy Vạn đã mang theo nhiều đồ ăn tiếp tế cho đợt công tác. Đặc biệt có nhiều trái cây khá hấp dẫn. Cơm xong, khoảng ba giờ chiều thì mọi người tủa đi các buôn để công tác. Thầy Vạn đi theo nhóm của Ngân Hạnh vào buôn Kar Ra.
Họ đi được khoảng một tiếng thì trời kéo mây. Không mấy chốc bầu trời đa đen kịt, mây đen vần vũ. Gió rít lên từng con. Bầu trời như thấp hẳn xuống. Cây cối nghiêng ngả như người say. Những đám lá khô bốc lên từ mặt đất bay ào lên theo chiều gió. Bụi bốc lên mù mịt. Hơi đất xông lên nóng hầm hập. Mưa trút xuống như thác đổ. Những giọt mưa đan chéo nhau quất qua quất lại theo chiều gió mà ào ào đổ xuống đất. Con suối trước mặt nước dâng lên thấy rõ. Người từ các rẫy chạy mưa về buôn ào ào. Lũ trẻ
con lùa bò về chạy như vịt. Chúng vừa chạy vừa vuốt mặt cho nước mưa khỏi vào mắt. Ngược với dòng người chạy về buôn Kar Ra là các thầy cô từ buôn Kar-Ra chạy về chỗ ở của đoàn. Đã có những quy định khi thấy mưa to thì mọi người từ các buôn bên kia suối phải nhanh chóng rút quân về bên này để tránh nước suối dâng lên không có đường về. Thầy Vạn cùng chín cô giáo từ buôn
Kar-Ra đã chạy kịp tới cầu. Cây cầu duy nhất để lưu thông giữa buôn Kar-Ra và bản thuợng (nơi đoàn ở) quá đơn sơ. Đó là một cây gỗ ngoằn ngoèo dựa trên những trụ hình chữ A. Tay vịn cũng quá đơn sơ, mỏng manh. Một, hai, ba, bốn, năm cô đã qua khỏi cầu. Cô Mai là nguời thứ sáu đi gần hết cầu thì bị té. Nhưng cô gượng lên được và đã lên được bờ. Nước suối càng ngày càng dâng cao. Mưa như trút nuớc. Cây cầu đa ngập dễ đến gang tay.
Cô Thuý cô Vinh cứ lùa chân dưới mà tìm chỗ bám. Nhưng thật may họ chỉ trượt chân ngay chân cầu và đã được mọi người xúm lại kéo lên. Ngân Hạng đang chơi vơi giữa cầu. Cô run lắm nhung cố bình tĩnh. Vạn là ngưeời sau cùng buớc lên cầu, chờ cho mọi người qua hết đã. Con suối đẹp như thơ bỗng chốc hoá thành dòng sông mênh mông. Nước chảy xiết, bọt tung lên trắng xoá. Như một con bạch tuộc khổng lồ đang giãy chết. Phía thượng nguồn có
những khúc cây khô đang theo dòng chảy xuống. Năm sáu khúc cây như kết thành bè mà lao thẳng vào cầu. Trụ cầu bị cây xô ngã và cuốn đi. Người ta chỉ còn nghe một tiếng thét kêu cứu của Ngân Hạnh. Cô bị hất tung và bị nước cuốn đi. Vạn nhẩy xuống lao theo cô. Người nào người nấy trên bờ mặt cắt không còn tí máu.
Nhanh trí, Vạn bám theo các khúc gỗ mà bơi theo hướng của cô. Vạn theo kịp Ngân Hạnh, anh kịp nắm được cánh tay cô. Cứ thế mà lôi cô đi theo dòng chảy. Các khúc gỗ như bị vật cản phía dưới nên trôi chậm lại. Vạn ôm ngang người Ngân Hạnh lái khúc gỗ vào eo suối phía trước có bụi cây. Vạn la thật lớn "Em trườn người tới bám vào bụi cây!". Trong khi đó đồng đội đã đến kịp
để dìu cô lên. Hàng loạt các khúc gỗ phía thượng nguồn lại ào ào trôi xuống. Chúng xô mạnh vào khúc cây mà Vạn đang bám. Bị mất đà nên anh bị chúng cuốn đi theo dòng chảy xiết về phía hạ nguồn.
Ngân Hạnh được đưa vô nhà. Được thay quần áo khô, xức dầu nóng. Người cô mềm như cọng bún, mắt nhắm nghiền. Cô được đưa đi cấp cứu ở bện viện huyện Khánh Vinh.
Trời tối sập. Công việc tìm kiếm Vạn rất khó khăn. Lãnh đạo
đội xoá mù chữ đã báo cáo với công an, huyện đội và y tế để phối hợp tìm kiếm. Nhiều tốp đuợc phân công rải ra hai bên bờ suối để đi tìm.
Mãi bẩy giờ tối nguời ta mới tìm thấy anh. Anh bị móc vào một cành cây. Phía trước là một tảng đá lớn cản anh lại. Anh bám vào tảng đá để leo lên nhưng vì đuối sức anh ngất đi. Mưa đã tạnh,
nước cạn dần. Anh được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh Khánh Hoà. Một vài người đi theo xe về bệnh viện tỉnh.
Ngân Hạnh từ lúc vào viện mắt nhắm nghiền. Dáng chừng như mệt lắm. lúc hé mắt tỉnh dậy đa thấy hai đồng nghiệp bên cạnh. Cô chỉ hỏi nhỏ anh Vạn đâu rồi, có sao không. Vì chỉ mất sức và bị chấn thuong nhẹ nên hôm sau gia đinh đón cô về nhà chăm sóc.
Vạn bị chấn thuong sọ não. Tuy không nặng lắm nhung cung hôn mê từ bữa đó tới giờ. Bác sỹ cho thở oxy và truyền dịch
dinh duỡng. Ngân Hạng đa tỉnh hẳn. Lòng trống trải. Chả nghi tới cái gì khác ngoài Vạn. Thì ra một con nguời chỉ biết hy sinh vì nguời khác mà bất chấp mọi nguy hiểm. Nhớ lại cái hôm kinh hoàng đó đến bây giờ vẫn còn thấy sợ. Rầm một cái. Nhịp cầu bị
cuốn phăng. Mình bị cuốn theo dòng nuớc. Trong đầu chỉ nghi tới cái chết. Một bàn tay nào đa nắm lấy cánh tay mình dìu đi theo dòng chảy. Rồi cánh đó ôm ngang thân mình. Nếu có bị chết thì cung đuợc chết trong vòng tay của anh ! Bây giờ không biết anh ra sao. May quá. Mấy cô bạn đang đến thăm mình. Thế là biết tin anh rồi.
Từ hôm vào viện đến nay Vạn vẫ trong tình trạng hôn mê. Đầu và mặt quấn băng . Chỉ thấy hai con mắt. thật tội nghiệp cho anh. Mấy hôm nay túc trực tại bện viện là thầy giáo ban đem, cô giáo ban ngày. Em trai của Vạn thì ở thuờng xuyên. Bà mẹ già thì lúc nào cung khóc khi trông thấy anh. Hôm nay đa là ngày thứ tu rồi. Tim mạch đa ổn định. Huyết áp bình thuờng. Các vết thuong tiến triển tốt. Hôm nay mọi nguời đều ở truờng để chỉ đạo học sinh
làm công tác hè ở địa phuong. Chỉ có Hạnh là nguời duy nhất ở lại với anh. Cô lau mặt cho anh. Cô đang lau tay thì thấy ngón tay của anh hoi nhúc nhích. Mừng quá đi kêu bác si mà suýt nữa bị té. Ngồi bên cạnh anh, cô nắm lấy bàn tay của anh. Bác si tới khám so, cô hỏi nhỏ " Tình trạng bệnh nhân thế nào, thua bác si ?" Tiến triển khá tốt. Chỉ từ giờ tới chiều hoặc chậm nhất là ngày mai anh ấy sẽ tỉnh. Cô là vợ anh ấy hả. Hạnh đỏ mặt chỉ cuời mà không nói. Cảm giác mới lạ và sung suớng chạy khắp nguời cô. Khi Vạn cục cựa đầu và mắt hé mở thì nguời đầu tiên mà anh nhìn thấy là
Hạnh. Trong giấc mo gần kề lúc tỉnh thì anh cung đa gặp nguời con gái ấy. Hạnh không dời tay anh. Bốn mắt họ không dời nhau.
Hạnh phúc khó tả dâng tràn. Đỡ anh ngồi dậy tựa lung vào thành giuờng. Cô lau mặt cho anh bằng khăn ấm. Tất cả những cử chỉ âu
yếm đó đuợc mẹ của anh ghi lại bằng đôi mắt đa già nhung không thiếu một mảy may. Cùng lúc đó thì một số giáo viên ở truờng cung vừa tới.Họ rất hạnh phúc khi nhìn thấy cử chỉ âu yếm của hai nguời.
***
Họ trao nhau những lời yêu. Bao ngọt, đắng của cuộc đời từ đó hai nguời cùng nhau chia sẻ. Ngầm nghi ở trong lòng, Hạnh thấy vừa ý vì đa tìm đúng noi trao thân gởi phận. Cô cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Còn chàng thì rất vừa lòng vì chọn cho cụ một nàng dâu ngoan hiền. Còn luận bàn về công dung ngôn hạnh thì quá tuyệt. Từ đó hai nguời cứ quấn quýt lấy nhau nhu đôi uyên uong. Cả truờng ai cung thấy hai nguời quá đẹp đôi và hạnh phúc.
Mẹ Vạn rất yên tâm vì anh đa chọn cho mẹ một nàng dâu hiền nhu mong muốn. Còn mẹ của Hạnh thì quá vui khi có đuợc một chàng rể thảo. Cả truờng ai cung vui vì thấy công việc đầu năm học đều đa đi vào nề nếp.
Chiều nọ hai nguời dắt nhau đi biển Nha Trang. Lúc hoàng hôn xuống, biển vô cùng đẹp. Anh kể cho em nghe sự tích những con sóng bạc đầu vì thuong nhớ. Anh chỉ cho em biển noi xa bao quanh hòn Yến hòn Rùa . Những mảng sóng lănn tăn những vàng là vàng khi ánh hoàng hôn chiếu xuống. Ôi đẹp biết bao biển Nha Trang. Biển của sự yêu thuong và lòng thuong nhớ. Biển của bình yên và sự sống. Em có nghe biển hát ? Biển đang hát đó em. Những con gió nhẹ đang luớt trên đầu ngọn sóng nhu những phím đan, mang những âm thanh ngàn đời của biển vào đất liền mà ta quen gọi là biển hát. Anh và em đang lạc vào một thế giới âm thanh huyền ảo, một bản giao huởng vi đại, đang ngày đem cất lên bản tình ca bất tận: Bản tình ca tình yêu và cuộc sống. Đứng truớc biển mình thấy thiêng liêng quá phải không em ? Mình thề truớc biển đi em ! Thề sẽ yêu thuong nhau trọn đời, không bao giờ rời xa nhau nghe em ? Mãi mãi nhu những con sóng xô vào bờ cát, mãi mãi nhu những con gió chạy trên đầu ngọn sóng...Biển cứ mênh mông, thăm thẳm, vô biên và bất tận nhu tình yêu bất tận của chúng mình. Nếu mai kia lời thề không trọn vẹn anh sẽ nguyền cùng biển mà mang theo đi hoà trong sóng biển để về chốn vinh hằng !
Họ ngồi thật lâu để ngắm biển. Họ trao nhau những nụ hôn đằm thắm. Họ đang sống trong giây phút, hạnh phúc nhu chua từng đuợc hạnh phúc.
***
Dễ đến năm ngày nay không thấy mặt hai nguời đến truờng. Nhiều tin đồn khác nhau về họ. Truờng đa cử nguời tới cả hai nhà để hỏi tin tức thì đều nhận đuợc tin trả lời là không biết. Sáng ngày thứ bẩy thì có tin đua đến truờng là hai nguời đa vuợt biên. Quả nhiên chuyện đó là sự thật. Họ đi từ biển Đại Lãnh. Xe chở họ đi là của một hãng Thuỷ sản. Hai nguời không dám lên xe cùng một lúc.
Ngân Hạng đón và lên xe tại Suối Dầu. Vạn thì đến điểm hẹn ở Mã Vòng ngay đầu thành phố Nha Trang. Tới giờ hẹn mà xe chua tới. Quá sốt ruột. Thỉnh thoảng cứ phải nhìn lén đồng hồ. So với giờ hẹn thì xe đến chậm mất năm phút. Chỉ có năm phút thôi mà anh thấy nhu là cả ngày vậy. Và sợ nhất là gặp nguời quen. Và chỉ cần nghe ai hỏi đi đâu vậy? là đa thấy muốn rụng tim rồi, biết trả lời sao đây. Buớc lên xe nhanh và gọn, anh không dám nhìn Hạnh tuy nhiên đa liếc thấy nàng. Xe vào thành phố, tạt vào một cây xăng. Đón thêm năm ba nguời và quay đầu xe đi nguợc lại về phía Sài Gòn. Tới cây dầu đôi rẽ phải qua cầu Mới theo cải lộ tuyến đi về huớng bắc. Vừa tối, xe tới Đại Lãnh. Xe dừng lại, khách tủa vào các quán ăn để ăn tối nhu các xe khách vẫn dừng nhu vậy. Quanh quẩn cung đa có năm bẩy xe khách đang dừng cho khách ăn uống.
Cái đi bắc, cái vào nam. Cảnh ồn ào đa giảm đi rất nhiều sự lo âu của những nguời đi trên chiếc xe đặc biệt này. Trời tối hẳn. Theo ám hiệu, họ dời khỏi đây và im lặng đi ra các ghe đa chờ sẵn. Các ghe này nguỵ trang nhu những chiếc ghe đi câu mực ban đem. Ghe chở họ ra khoi, noi có cái tầu lớn đang neo lại đợi họ. Nhanh chóng và im lặng mọi nguời đa đuợc lên tầu hết. Những chiếc ghe đua họ đi quay lại và tản ra nhu những chiếc ghe đi câu mực.
Đúng 12 giờ đem tầu của họ ra tới hải phận Quốc Tế.
Tính mạng của họ từ giờ phụ thuộc hoàn toàn vào viên Trung uý Hải quân đang lái tầu và viên Đại uý Hải quân đang cầm trong tay chiếc hải bàn. Một tấm hải đồ đa cu, nó duờng nhu đuợc gấp đi gấp lại nhiều nên đa quá cu. Viên Đại uý cầm đen pin rọi trên tấm hải đồ và nói nho nhỏ với nguời lái tầu. Mọi nguời trong tầu gần nhu nín thở. Tính mạng của họ giờ này phụ thuộc vào con tầu mà tính mạng của con tầu thi lại phụ thuộc vào nguời lái nó. Bởi vậy những con mắt họ không rời khỏi nguời lái tầu và viên đại uý. Có thể nghe đuợc tiếng thở của mọi nguời.
Con tầu quá nhỏ so với biển cả mênh mông.Lúc này chỉ còn
nghe thấy tiếng sóng vỗ và nhìn bầu trời đầy sao. Trong lòng họ lúc này là cầu mong sự bình an. Đâu đây những tiếng cầu kinh nho nhỏ và tiếng niệm Phật A di đa. Chẳng có một ai dám nghi tới cái thế giới bên kia bờ Đại duong và hăm hở nhu lúc mới hẹn nhau và chờ đợi một chuyến đi. Họ đang nghi nhiều tới số phận của họ và những nguời thân còn ở lại quê nhà. Sóng vỗ vào thành tầu nghe rõ mồn một. Nuớc văng lên tung toé bắn vào cả trong khoang. Một vài nguời đa không chịu nổi sự chao đảo của con tầu và bắt đầu nôn oẹ. Họ truyền tay trao cho nhau những gói thuốc chống say sóng. Mùi dầu nóng đủ loại nghe cay cay, nồng nồng hăng hắc át cả mùi tanh của nuớc biển. Khi trời sáng vẫn chỉ thấy biển bao la
và noi giao hoà giữa biển và trời. Họ nhìn khắp noi trên biển để mong tìm đuợc một con tầu nào đó cứu đuợc sinh mạng của họ. Dù
làm đủ mọi cách để liên lạc bằng tín hiệu kêu cứu, nhung tất thẩy đều vô vọng. Mọi nguời cung bắt đầu bi quan và thất vọng.
Vạn ôm Hạnh vào lòng hôn nhẹ lên mái tóc cô. Dù trong tâm trạng thất vọng nhu mọi nguời nhung cả hai vẫn thấy những tia hy vọng len lỏi trong họ và họ cảm thấy hạnh phúc. Họ luôn nghi về nhau. Về những ngày ở truờng. Về những gì đa xẩy. Về những cảm giác hạnh phúc mà họ đa có trong những ngày gần nhau. Hôm nay là ngày thứ tu trên biển. Sức khoẻ của mỗi nguời giảm đi thấy rõ. Những đứa trẻ thì hầu nhu chúng nằm liệt trong lòng bố hoặc mẹ. Luong thực dự trữ trên tầu bắt đầu cạn. Đặc biệt là nuớc ngọt thì còn quá ít. Đa bắt đầu phải chia nhau và uu tiên cho nguời già và con nít.
Trời bắt đầu tối. Cảnh đen tối, bao la lênh đenh trên mặt nuớc lại hiện ra. Trùm lên mỗi nguời một sự sợ hãi và thất vọng. Và hầu nhu đa cuớp đi gần hết hy vọng của họ về một bến bờ xa lạ. Viên Đại uý nói nho nhỏ đủ cho nguời lái tầu nghe :
- Phía trái ở kinh độ X có một chấm đen.
- Tôi nhìn thấy rồi.
- Nhung chắc đây chỉ là chiếc tầu nhỏ, theo kinh nghiệm thì đây chỉ là chiếc tầu đánh cá của ngu dân.
- Chắc hẳn là gần bờ rồi !
Mọi nguời đan ông trên tầu không bỏ qua những chi tiết mà họ nói với nhau. Họ cung mừng lắm và càng chú ý theo dõi chấm đen trên biển. Mỗi lúc chấm đen mỗi gần. Bây giờ họ có thể hình dung ra nó là một chiếc tầu. Càng lúc chiếc tầu đó càng gần họ.Bấy
giờ có nguời đa reo lên nho nhỏ " Có tầu rồi, may quá chắc họ vớt
mình nên mới đến gần nhu vậy." Trên chiếc tầu kia ,những chiếc thuyền cao su đuợc tung xuống nuớc. Nó áp sát thuyền của họ. Những dây neo của nó đa đuợc cột chặt vào thuyền của họ. Những nguời đan ông mặt bịt kín, ló hai con mắt đỏ lòm đữ tợn nhẩy lên thuyền của họ. Tay chúng cầm mã tấu sáng loáng khua loạn xạ. Thì ra đây là bọn hải tặc. Mọi nguời trên tầu mặt cắt không còn một giọt máu. Có nguời đa cứng miệng không nói đuợc. Chúng lục soát và lấy hết mọi tài sản mang theo của mỗi nguời. Chúng ra hiệu là mọi nguời gio tay lên để cho chúng lục soát trong nguời. Vòng vàng, nữ trang, đồng hồ... chúng vo vét không chừa một mảy may nào. Mọi nguời chứng kiến đầy đủ những chi tiết cuớp bóc của bọn chúng. Nhanh nhẹn chuyển hết những thứ đa cuớp đuợc về tầu. Chúng quay lại tầu. Mọi nguời rùng mình nghi tới những chuyện kể về những vụ cuớp bóc và hãm hiếp trên biển. Vạn ôm chặt lấy Hạnh. Cô gục đầu vào ngực Vạn cho yên tâm và cung dấu đi guong mặt trẻ trung động lòng những con thú dữ. Chúng hùng hổ tiến đến chỗ mọi nguời, họ đang co rúm lại để tự bảo vệ. Lục lọi trong đám đông hễ thấy đa bà con gái là chúng nắm tay lôi ra. Mấy nguời bị chúng lôi ra thấy già quá, chúng xô té ngã và có nguời đa rớt xuống biển. Ông kia cố ôm chặt đứa con gái 15 tuổi của mình đa bị chúng đâm chết và xô xuống biển. Một thằng nhào tới chỗ Vạn, nó đấm vào mặt anh và cuớp đi nguời yêu của anh. Trong lúc níu giữ để giành lại nguời yêu tay anh chỉ còn lại đuợc một vạt áo của cô. Bọn cuớp giở trò dã man ngay truớc những nguời thân của họ. Trong lúc hoảng loạn chỉ còn nghe thấy tiếng kêu ai oán và yếu đuối -Ba oi cứu con! Anh oi cứu em ! . Có nỗi đau nào bằng nỗi đau phải chứng kiến bọn quỷ sống hành hạ nguời thân của mình ngay truớc mắt mình. Có nguời thấy cả vợ và con bị bọn quỷ hành hạ. Tuyệt vọng đến tận cùng đa nhẩy xuống biển. Vạn nhu quặn xé
trong lòng nhắm mắt lại chịu đựng. Khi vừa mở mắt thì cung vừa lúc chúng đẩy Hạnh xuống biển. Anh lao nguời theo thì nguời đan ông đa kịp ôm anh lại. Chú phải sống mà trả thù cho cô ấy chứ ! Chúng đa chặt dây neo và dong thuyền. Cảnh tuợng đau thuong trên chiếc tàu này thật là kinh khủng. Thức ăn, đồ uống không còn.
Đồ đạc bị cuớp sạch. Tiếng khóc oán hờn nổi lên. Tiếng cha mẹ khóc con, tiếng vợ khóc chồng. Tiếng chồng khóc vợ. Ai oán và căm hờn tràn đầy mặt biển. Viên Đại uý đa bị chúng đâm chết và hắt xác xuống biển khi chống trả ngay từ phút đầu tiên. Mọi nguời trên tầu bây giờ nhu gà con lạc mẹ. Nguời lái tầu cung bị thuong nhung anh đang gắng guợng để đua con tầu tiếp tục đi. Một số nguời đan ông còn sống sót cung đang ở bên anh cho anh bớt cô quạnh. Bừng sáng, họ lạc vào một hòn đảo. Tầu bị sóng đánh toi tả,lại hềt dầu, hết mọi thứ. Mọi nguời còn lại trên tầu đều nhu cái
xác không hồn. Ngu dân ở đảo này đa cho họ ăn và uống. Đua họ
lên một chiếc tầu khác và chở đến một đảo khác cung khá xa noi đây. Sau này mọi nguời mới biết là đảo Palawan thuộc địa phận của Philippines.
Đuợc tiếp nhận vào trại ti nạn theo sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Họ đuợc phục hồi về thể xác. Nhung tinh thần thì quá khủng hoảng. Một vài nguời đa bị điên. Suốt ngày cứ kêu tên nguời thân đa mất. Vạn thì ngo ngẩn nhu nguời mất hồn. Trong đầu anh lúc này rỗng không, chỉ còn lại hình ảnh Hạnh ngày đem vo vẩn trong đó. Anh chả thiết sống. Nếu không có Hạnh trong đời thì cuộc sống của anh hoàn toàn vô vị. Và anh lại bất chợt nghi tới lời thề truớc biển Nha Trang giữa anh và Hạnh.Nhờ có chút ít tiếng Anh nên anh đa làm thông dịch cho mấy trung tâm ở trong trại. Lúc thì ở trung tâm phát thực phẩm. Lúc thì ở trung tâm tu vấn gia đinh. Qua nhiều lần thanh lọc, anh đuợc nuớc thứ ba nhận cho nhập cu là Hoa Kỳ.
Anh đuợc chuyển về vùng 11 của trại tị nạn "Philippines Refugee Processing Center Morong Bataan". Trong thời gian tạm dung tại noi đây anh cung là thông dịch viên cho các chuong trình học Anh ngữ, học văn hoá Hoa Kỳ,...Nhờ những công việc bận rộn hàng ngày đa làm anh nguôi ngoai bớt ám ảnh trong những ngày vừa rồi. Thỉnh thoảng những nguời quen cung vẫn thấy anh ngo ngác nhu nguời mất hồn. Trong anh hiện tại chả có gì ý nghia với cuộc đời. Sống cung nhu nguời đa chết.
******
Anh đuợc một tổ chức bất vụ lợi của Phật Giáo bảo trợ nên anh đa rời khỏi Philippines đúng thời gian mà Liên Hợp Quốc quy định. Vài ngày sau anh đa làm xong các giấy tờ cần thiết cho nguời mới ngập cu. Anh đuợc huởng trợ cấp tám tháng. Trong khi đó anh có thể đi học thêm tiếng Anh và đi làm bán thời gian. Cuộc sống của anh lúc này quá đon lẻ và buồn chán. Nhiều bạn bè khuyên anh đi học lại ở một truờng Đại học. Anh cứ nghi học cung chẳng để làm gì.Thế là anh xin đi làm tại hãng sản xuất đồ nhựa. Công việc cung không đến nỗi vất vả. Nhung những dằn vặt trong tâm tu khiến anh càng ngày càng xa sút. Anh luôn nghi anh đa có tội với Hạnh rất lớn. Chỉ có một lần một anh báo tin này cho gia đinh anh
và bên gia đinh Hạnh biết. Từ đó anh không dám liên hệ nữa. Bởi vì anh không muốn nhắc lại chuyện đau buồn này thêm một lần nữa. Anh im lặng lập một bàn thờ ngay trong phòng ngủ. Anh đốt
vạt áo của Hạnh thành tro. Bỏ vô trong một cái hu rồi khằng kín lại. Anh coi đây là kỷ vật có một không hai của Hạnh đối với đời anh. Đây là phần máu thịt của nguời vợ chua cuới của anh : Ngân Hạnh.
Bữa nọ anh bị xỉu tại chỗ làm. Đuợc cấp cứu vào bệnh viện. Anh phải ở lại đó hai ngày. Ra viện anh cung chẳng khoẻ gì mấy.
Đuợc mấy nguời cùng chung cu chăm sóc. Anh chẳng muốn ăn uống gì ráo.
Hãng cho anh nghỉ việc. Từ đó anh có nhiều biểu hiện của một nguời mắc chứng tâm thần. Ban đầu là mất trí nhớ. Sau có biểu hiện nói năng vu vo và hay nói những câu vô nghia. Cuời và khóc một mình....Anh đuợc đua sang trung tâm khám nghiệm của Bộ Y tế. Kết luận của Trung tâm Y khoa : Anh mắc chứng tâm thần .
Anh đuợc huởng chế độ nguời bệnh. Và về ở khu housing
này. Nguời quen không có. Những nguời lạ vì thấy anh có những cử chỉ không bình thuờng thì gọi anh là nguời điên . Từ đó cái tên
ông Tu Điên là cách gọi đối với ông.
Chiều nay lúc thằng cu Tiến và thằng Thanh đến ông đa tỉnh táo hon nhiều. Câu chuyện làm cho Cu Tiến và thằng Thanh vô cùng cảm động. Nó lại thấy ông đi loanh quanh và lạ thắp nhang.
Ra khỏi nhà ông Tu mà chúng nó cứ cảm giác là đôi mắt cô con gái trên bàn thờ nhà ông Tu cứ còn nhìn chúng !....
********
Gia đinh Cu Tiến và thằng Thanh đa mua nhà và dời đi noi khác. Chúng ít có dịp trở lại đây để thăm ông Tu. Rồi càng ngày
chúng càng phải lo chuyện học hành nhiều hon nên cung quên bẵng ông Tu.
Tiến và Thanh bây giờ đa lớn. Đó là hai chàng trai khá bảnh bao. Các cậu đều có trong tay tấm bằng cử nhân. Một học về Computer và một học về ngành Xã hội. Tình cờ chúng gặp nhau ở
một quán cafe Việt Nam ở phố Việt. Chuyện trò hồi lâu và chúng nhắc tới ông Tu. Biết đâu bây giờ ông đa khoẻ mạnh bình thuờng.
Thế là các cậu quyết định đi thăm ông Tu. Tới noi đuợc những nguời ở đây cho biết ông đa qua đời cách đay hai năm. Hài cốt hoả thiêu xong đem tro rải xuống biển cùng với hu tro vạt áo của cô Hạnh theo tâm nguyện của ông. Di ảnh thì mang về Chùa Long Vân để thở. Hai cậu thẩn thờ, buồn ruời ruợi. Họ lái xe lên Chùa Long Vân để đuợc nhìn lại di ảnh nguời quá cố.
Đặt trên bàn thờ dia trái cây. Tay họ run run thắp nhang, mắt nhìn vào di ảnh hai nguời. Lòng họ xót xa cho số phận một khiếp nguời. Họ lại bất chợt nhìn thấy đôi mắt trong sáng kia lúc nào cung nhu đang nhìn thẳng vào ai đang nhìn nó. Đôi mắt nhu đang còn sống, đang van lon đang cầu xin, đang gởi gắm một nỗi niềm oan khuất...Bùi ngùi ra khỏi cổng Chùa lòng họ nặng triu.
Trời lạnh. Gió nhẹ. Những bông tuyết bay lo lửng....
Seattle, một ngày đầu 2010.
PBH
*
LÃO BƯỜNG BOM
Truyện ngắn : PBH
Tên thật của lão là Vũ Văn Bường. Nhưng cả cái khu này ai cũng gọi lão là Bường nổ. Vì lão phét lác thành thần, nói một tấc lên đến giời. Dân cư ở cái Chợ Sặt này thấm thía lắm lắm với tính cách của lão.
Có người đề nghị đặt tên khác cho lão. Nó phải nổ to hon, giòn giã hơn hợp với tính cách thực sự của lão. Thế là người ta đặt cho lão một cái tên mới: Bường lựu đạn. Dân trong vùng gọi mãi, lâu dần thành quen. Người ta chả còn nhớ cái tên cúng cơm mà cha sinh mẹ đẻ đã đặt cho lão. Tất cả từ già chí trẻ đều gọi lão là Bường lựu đạn.***
Một hôm vừa về tới xóm, tiếng quát lác của lão át cả tiếng chó sủa. Lão bô bô la hét thằng con trai còn bé tí tẹo:- Cu Ti đâu rồi? Ra đỡ xe cho bố. Mẹ kiếp cái khẩu súng chết toi này cứ vướng vào yên xe nên làm tao không dựng được nữa.
Mục đích của lão là muốn mọi người biết là mình có súng. Đèn cổng, đèn sân bật lên sáng choang. Lão đi đi lại lại chán chê mà chưa chịu vào nhà. Các nhà xung quanh thấy tiếng la hét, họ tưởng có gì lạ nên lé mắt nhìn sang. Chỉ đến khi nhìn đích xác những đôi mắt tò mò, thô lỗ ghé qua hàng rào lão mới chịu vào nhà cho. Lão khệnh khạng đi lừng khừng vào nhà. Bên hông có đeo súng chả biết là giả hay thật. Cái bao da cứ lủng là lủng lẳng trước bụng khiến lão trông giống như một diễn viên hài. Mà nếu lão có kêu bô lô ba la là súng thật cũng chả ai tin.
Từ cái việc này đến việc nọ, lão càng ngày càng phét lác. Dân cư trong vùng lại một lần nữa đổi tên cho lão. Chẳng họp hành, thông báo gì cả mà lần này mọi người nhất loạt gọi lão với cái tên mới: Bường bom. Sự thật thì bà con chẳng có ác ý gì đâu. Âu là người ta muốn cái tên mới phải nổ to và vang đi xa hơn để cân xứng với sự phét lác của lão.Đùng một cái lão khoe với mọi người là sắp đi Mỹ. Mà là đi định cư ở Mỹ hẳn hoi. Đi đâu lão cũng khoe ỏm tỏi:
-Hồi xưa tôi làm cho sở Mỹ ở Biên Hoà. Xét thấy công trạng của tôi quá lớn, giờ họ bảo lãnh tôi qua để trả công. Và có thể lại hợp tác với họ nữa ấy chứ.
Lão nói cứ là ngọt xớt. Mấy ông anh cùng mẹ khác cha với lão thì lại nói với mọi người là lão đi theo diện con lai. Và rồi lão đi Mỹ thật. Một ngày kia vợ chồng lão, hai đứa con một trai, một gái với thằng lai nữa huyênh
hoang đi Sài Gòn chờ chuyến bay đi Philippnes.
Lão đi rồi, cả khu Chợ Sặt nhẹ hẳng đi. Im lặng hẳn đi. Từ đó nguời ta không còn nghe tiếng nổ ầm ì phát ra từ miệng của một gã phét lác như lão. Ngay đến cả những con chó cũng bớt sủa đi nhiều.
* * *Đến Mỹ, lão lại tìm cách để phát huy hết công lực của cái mồm. Lão đi nhà thờ tìm những người quen ở Biên Hoà. Ở đâu không cần biết, miễn là có dính chút Biên Hoà là lão nhận là đồng hương tuốt. Rồi lão lân la mời về nhà chơi đãi một bữa tuý luý rồi kết nghĩa anh em, chú cháu. Lão xưng hô anh em, chú cháu cứ là ngọt xớt. Chỉ dùng ba tấc lưỡi có đáng là bao thế mà lão làm được khối việc. Những thủ tục cho nguời mới nhập cư lão nhờ người ta làm vài ba bữa là xong. Nếu có ai hỏi, lão nói lão tự làm. Lân la đến nhà mấy ông sỹ quan cao cấp, làm quen và mời tới nhà đại tiệc. Rượu ngà ngà lão cứ thế mà kêu ba ngọt xớt. Ai mà không thích, bởi cũng có mất vốn, mất lãi gì đâu. Lão đợi cơ hội mà tự quảng cáo về mình:
- Ở Việt Nam tôi từng là đội trưởng đội xe của xí nghiệp vận tải tỉnh Đồng Nai. Máy móc xe cộ tôi rành một cây. Chỉ nghe tiếng máy là tôi biết tình trạng xe như thế nào.
Mọi nguời tin lão nhu điếu đổ. Ông Thành trong hội đồng hương đang băn khoăn về chiếc xe toyota định mua. Có nguời giới thiệu sang ông Bường ông ấy giúp. Thế là ông thành đon đả sang nhà lão:
- Đây rồi, may quá, bác Bường ơi. Chả là tôi đang định mua chiếc xe để đi chợ đi búa cho tiện. Hiềm một nỗi máy móc thì tôi có biết gì đâu, nhờ bác giúp cho, tôi đội ơn bác.
- Ấy chết! Đồng hương với nhau,tôi lại là người Biên Hoà, cùng quê ta cả mà. Tôi chẳng giúp bác còn giúp ai. Mà bác định mua xe như thế nào?
- Ông Tư có chiếc xe toyota đời 92 đang muốn bán.
- Tôi biết rồi, xe đó chạy cả hon trăm ngàn miles. Hôm nọ tôi có đi thử, máy yếu lắm, lên dốc í ạch nhu xe bò. Ở tiểu bang mình đây, đồi dốc nhiều phải mua xe kha khá một chút. Mấy lại mai mốt mùa tuyết nữa còn đủ sức chống chọi chứ.
-Thì bác tính thế nào giúp tôi, tôi nhờ cậy cả vào bác.
- Con trai tôi nó mới mua chiếc xe toyota camry cũng đời 92 nhưng mới qua một chủ thôi. Thằng Mỹ già này nó giữ kĩ lắm, chưa bị trầy một chút sơn. Bo đi (Body) còn nguyên xi. Bác qua đây tôi cho bác coi.
Lão nhanh nhẩu dẫn đến chỗ để xe, mở cửa xe, nổ máy còn cái miệng thì tía lia:
- Máy chạy êm ru. Nội thất bên trong còn thơm phức. Bác nhìn những thứ
này để bác tự đánh giá máy móc nó phải như thế nào. Tôi mua cho thằng con tôi nhưng nếu bác cần tôi để lại cho với giá gốc. Cái tình đồng hương là ở chỗ đó đấy, nó còn cao hon tiền bạc nhiều.
Lão giở bài ca giáo lí muôn thuở:
- Bán anh em xa mua láng giềng gần là cái cốt lõi để mình sống ở nơi xứ lạ quê người bác ạ.
Ông Thành nghe mà mát ruột. Gật gù tán thưởng và cám ơn. Khuôn mặt quá khổ bình thường của hắn như nở ra, làm người ta thấy chiều ngang dài hơn chiều dọc. Trong lúc dẫn ông Thành vào nhà, mặt lão trông lanh lợi hẳn ra. Vẻ đắc thắng thoáng hiện trong nụ cười mim mím. Nét gian rảo thoắt ẩn thoắt hiện trong cặp mắt lươn của lão làm người ta không dễ gì nhận ra.
Lão nhẩm tính và ra giá trước với cái giọng xon xớt, còn lanh hơn bọn cò mồi:
- Tôi mua nó hai ngàn tám, tính bác chẵn ba ngàn. Còn hai trăm kia kể như là tiền chuyên chở xe giùm cho bác. Anh em đồng hương giúp nhau là chính chứ lời lãi buôn bán gì đâu.
Lão nhanh chóng gút lại:
- Thế nào bác Thành, đồng ý tôi giao giấy tờ luôn nhé?
Ông Thành ở vào thế tiến thoái lưỡng nan, nên gật đầu đại nhưng trong bụng thì nấn ná, muốn nói một lời " Để tôi về hỏi má nó đã" mà cấm có nói đuợc.
Cuộc mua bán thế là xong. Tiễn ông Thành ra khỏi nhà cũng vừa lúc vợ lão về đến nhà. Lão kéo vợ lại gần và nói nhỏ " Lời bẩy trăm rồi em ơi". Cùng lúc trong đầu lão hình thành hẳn một kế hoạch lớn: Buôn bán xe hơi.
Từ hôm đó, hàng ngày lão cũng đi dọc đường, hễ thấy xe nào có gắn chữ "cần bán" là lão ghé vào. Gặp nguời Việt thì lão nói chuyện bằng miệng. Gặp nguời Mỹ thì lão nói chuyện bằng tay. Cứ ra hiệu, khua chân khua tay cho đến khi Mỹ hiểu thì thôi. Mỹ nó cũng chẳng để ý chi cho mệt. Kết quả cuối cùng là giá tiền thì lão viết nguệch ngoạc ra giấy. Hai bên viết qua viết lại. Khi nghe tiếng "OK " là chấm dứt việc mua bán. Lão trả tiền và lái xe về.
Hôm sau lão lại dùng cái "tình cảm đồng hương" mà rao bán chiếc xe đó. Ai đến coi xe nghe lão quảng cáo cũng mê. Mà nhu cầu mua xe của nguời Việt ngày càng nhiều. Bởi thế trong vòng mấy tháng mua qua bán lại lão cũng kiếm lời từ cả chục chiếc xe.
Nhưng cuộc đời của lão cũng đã đến hồi báo động. Đầu tiên là chiếc xe của ông Thành. Ai đời đang chạy xe lên con dốc để về nhà thì bể hộp số. Ông đành bỏ xe bên lề đường mà đi bộ về nhà. Ông Thành nhã nhặn phàn
nàn thì nghe lão nói trợt lớt:
- Mua bán sòng phẳng. Thuận mua vừa bán. Tôi đâu có ép ông mua.
Ông Thành nghe lão nói vậy, không nói được gì, chỉ nghe tiếng lẩm bẩm gì đó nghe âm hưởng cuối cùng đâu như là tiếng "A men!".
Tiếp sau đó là ông Thìn, bà hai Thịnh, ông ba Thừa... cũng đến nhà lão mà phàn nàn về những chiếc xe mà lão đã bán cho họ. Cái "tình đồng hương" của lão từ đó cứ lan dần thành tiếng xấu chả có gì tẩy rửa cho được. Mà cũng đơn giản thôi: Những chiếc xe của lão rước về để bán lại, lão cũng rước từ cái "tình đồng hương" của người khác. Té ra ở cái đất khách quê người này người ta khéo lợi dụng cái "tình đồng hương" để trục lợi. Cái "tình" đó đã trở thành vật mua qua bán lại để kiếm lời. Mà người sau cùng phải gánh chịu là người mới tới,ôm sự thiệt thòi mà rơi nuớc mắt vì cái tình đó.
* * *
Kiếm được ít vốn liếng lão nhanh chóng chuyển sang đi làm hãng. Vào làm ở hãng sản xuất đồ nhựa một thời gian lão thấy chán và muốn bỏ nghề. Vậy mà mỗi khi có ai hỏi thăm thì miệng lão cứ tía lia:
- Tôi làm ở đó tốt, rất tốt là đằng khác. Lương tương đối cao so với mấy hãng khác, công việc thì ổn định, bảo hiểm y tế thì rất tốt. Mà muốn vô làm thì không dễ, phải có nguời cũ làm việc có uy tín giới thiệu.
Thế là nhiều nguời bu theo lão để nhờ cậy. Ai cũng muốn tìm một công việc ổn định để nuôi sống gia đình. Chẳng ai muốn bám lấy mấy đồng trợ cấp của chính phủ làm gì.
Lão Bường gặp may. Giữa lúc đó hãng cần tuyển thêm người. Công nhân cũ giới thiệu được một người mới vô làm được hưởng một trăm đồng tiền thưởng. Một lần nữa lão lại dùng cái "tình đồng hương" mà tìm nguời vô hãng nhựa để ăn tiền thưởng. Gặp ai cần xin việc là lão bô bô:
-Tôi là người làm rất tốt nên được hãng cử làm đại diện để kiếm người làm cho họ.
Mọi người cứ lăn kềnh ra mà tin lão như điếu đổ. Cuộc vận động thành công lớn. Kết cục lão giới thiệu được mười người, lãnh trọn một ngàn đồng tiền thưởng. Đùng một cái lão xin nghỉ việc. Mọi người ngơ ngác, lão giải thích:
- Nghề chính của tôi là lái xe. Tôi phải cầm tay lái vi vu như ngày nào ở Việt Nam thì mới phù hợp và phát huy được sở trường.Rồi lão mua đuợc căn nhà, gặp ai cũng khoe và còn mời hẳn về nhà làm một bữa nhậu nữa. Lão lôi hẳn khách ra vườn và chỉ trỏ:
- Đất rộng lắm, mãi tít bờ rào kia kìa. Khi nào thằng con trai tôi lấy vợ
tôi sẽ làm cho nó căn nhà ở đó.
Lão dẫn khách đi đủ các phòng trong nhà và khoe lấy khoe để:
-Tôi mua căn nhà này là nhờ bà mẹ nuôi nguời Mỹ đó.
Chả hiểu lão có mẹ nuôi từ bao giờ. Họ ngờ ngợ vậy nhưng cũng chỉ nghe thôi chứ thắc mắc làm gì cho mệt xác.
Gặp ai ở chỗ đông người hay ở chợ lão cũng bô bô:
- Mua nhà chưa anh? Anh qua đây năm nào? Anh đi diện gì? Tôi mới mua căn nhà đẹp mà rẻ nữa.
Cứ thế lão xông xổng cái mồm giữa đám đông. Người nghe ngượng muốn chết. Khi ấy vẻ mặt đắc thắng của lão hiện ra rỡ ràng. Cái mặt đa to, bây giờ giãn rộng ra trông lại càng phèn phệt và trơ trẽn. Cái miệng cá ngão của lão khi cười cứ ngoác lên gần mang tai. Trong người lão lúc nào cũng dư thuốc nổ, giống như được cấu trúc bằng chất TNT vậy.
* * *
Hôm nay nhà lão mở tiệc ăn mừng vì vợ lão - bà Kim Mai - được vô làm trong hãng cà phê. Hãng StarBucks Coffee. Bạn bè lão mời khá đông. Nhưng đặc biệt hôm nay có nguyên một thằng Mỹ là manager của vợ lão. Lão hãnh diện lắm. Ngồi sát bên thằng Mỹ, lão xổ ra hàng loạt những câu tiếng bồi nghe cứ như đang nhai đá. Những nguời Việt thì thấy lãng nhách. Họ thấy mất ngon khi trong bàn có một nguời chẳng đồng ngôn ngữ với mình.
Làm chưa đầy tháng, từ công việc ban đầu là dọn dẹp, làm vệ sinh trong hãng vợ lão đuợc chuyển lên làm ở bộ phận pha chế và đóng gói. Lại còn được làm overtime nữa. Xua nay ít nguời được làm overtime lắm. Ngày nào vợ lão cũng được ở lại làm thêm hai tiếng để dọn dẹp văn phòng của manager, kể cả việc sắp xếp cho ngăn nắp giấy tờ trên bàn của ông chủ nữa. Mặc dầu mụ rất mù tịt về chữ nghĩa.
Bà Kim Mai tuy đã hơn năm chục nhưng còn óng mượt lắm. Nước da trắng che lấp những yếu điểm trên khuôn mặt vô duyên của mụ. Nói đúng ra thì đây là khuôn mặt thịt. Nó có cái gì vừa đần đần vừa ngu ngu. Mà một đặc điểm khá rõ về quan niệm cái đẹp của nguời Mỹ với người Á đông.Cái gì đàn ông Á đông chê thì Mỹ lại thích. Chả thế mà mấy thằng Mỹ đẹp trai lại sở hữu một bà vợ người Việt trông xấu ình. Bà Kim Mai là một trường hợp không ngoại lệ. Nhìn tướng đi của bà ta phát ớn. Lắc bên đông một cái. Lắc bên tây một cái. Nếu bà ta đi nhanh thì hai cái mông cứ ngoáy qua ngoáy lại y nhu cái mui khoan bị vênh khi đang khoan vấp phải cục sắt rỉ. Con mắt bà ta hay liếc xéo. Mỗi lần bà liếc ai là như muốn nhấc bổng người đó lên. Bà
phát huy hết mức tác dụng cái nuớc da trắng ngần của mình. Bà ta luôn mặc một chiếc áo với chiếc cổ quá rộng, để lộ cái ức trắng bềnh bệch. Cái ức ấy
khêu gợi như một miếng cheese truớc mặt một thằng Mỹ dư thừa dục vọng khi đang đói.
Mới vào một tuần, bà tuyên bố một câu xanh rờn:
- Tôi đã triệt sản cả mười năm nay rồi.
Có mà trời biết bà muốn nói gì ? Bà ta được thằng Mỹ tin dùng lắm. Số tiền bà mang về cho gia đinh hàng tháng cũng bộn. Đủ chi trả nợ nần hàng tháng trong lúc lão Bường bị sa thải vì lái xe gây ra tai nạn.
Có hôm bà vừa về tới nhà đã lại nghe điện thoại của gã manager gọi tới :" Hello Mai ! Please come and do somethings at the office " Lão Bường cầm máy và trả lời ;
- Yes Sir !
Bà Kim Mai chỉ kịp tắm và lật đật đi ngay. Ấy là những hôm bà về theo giờ của hãng trong lúc gã không có mặt ở đó. Khi gã manager về tới hãng không thấy bà nên nó gọi tới nhà, mời bà đến để nó tặng bà hai giờ overtime.
Biết vợ mình ăn diện hơn truớc, lại hay sức dầu thom khi đi làm, lão Bường sinh nghi. Khi đi làm về vợ lão chỉ lo tắm rửa và lăn đùng ra ngủ. Mỗi khi lão đánh thức, mụ vợ cứ nhắm nghiền hai mắt còn miệng thì ú ớ:
- Mệt lắm ông ơi, để tối mai đi.
Lão cứ phát điên, phát rồ lên vì ghen. Khổ nỗi sự sống của gia đình giờ chỉ trông vào một mình bà Kim Mai và đứa con lớn. Vì thế mọi nghi ngờ, hờn ghen, lão tự kiềm chế. Lão tự động viên mình:
- Chắc Thiên Chúa lòng lành cũng chở che bao bọc cho gia đình mình. Bởi mình là một con chiên ngoan đạo.
* * *
Lợi ai nguời nấy hưởng thì chẳng nói làm gì, đằng này mụ Kim Mai mỗi ngày lại càng lên mặt. Mụ chọc chẹt thế nào không biết, thế mà khối nguời Việt bị manager gọi lên office răn đe đủ điều. Một số còn bị hăm doạ sa thải nữa. Nguời Việt trong hãng bắt đầu không ưa mụ. Nhung mụ vẫn kênh kiệu và sống phây phây. Mặt mụ lúc nào cũng nhìn ngược lên cỡ trụ điện là còn thấp.
Một số nguời tò mò, trong đó có Dân và Hậu, muốn biết công việc của mụ Kim Mai làm overtime là gì. Một bữa nọ họ đậu xe ở cây xăng ngoài hãng cà phê. Trời tối hẳn, thấy xe của gã manager và xe của mụ Kim Mai ra khỏi hãng. Dân và Hậu liền chạy xe theo họ. Cũng chỉ muốn xem xem họ đi đâu thôi. Hai chiếc xe từ từ vào parking của một motel gần Sea Tac Airport. Hậu lấy celle phone chụp hình trong lúc hai nguời tay trong tay dắt nhau vào
khách sạn.
Mụ Kim Mai ngày càng lộng hành và mối đe doạ bị đuổi việc cứ ám
ảnh trong mỗi nguời Việt làm trong hãng. Cả Dân và Hậu cũng không nằm ngoài số đó. Trong hai nguời Dân và Hậu, chính Hậu là nguời đã giới thiệu mụ ta vào hãng làm. Vậy mà bữa nọ chính mụ lại thọc mẹt với gã manager về vợ của Hậu. Thế thì tức thật. Làm ơn trả oán là vậy. Rõ là làm phúc phải tội !
* * *
Hậu cũng chẳng cần trả thù. Dù trả thù bằng cách nào đi nữa cũng là đồ hèn. Nhưng cũng phải nói cho lão Bường bom biết sự thật. Khớp cái mỏ bốc phét lại. Lão cứ nhai đi nhai lại cái bài ca muôn thuở:
- Bà xã tôi là nguời uy tín nhất trong hãng. Bà ấy mới đuợc tăng lương. Cuối năm vừa rồi lãnh thưởng gấp hai năm ngoái đấy. Làm overtime cũng gần bằng nửa lương người khác. Ai muốn vô làm chỉ cần nói với bà ấy một tiếng là xong.
Cái chất "nổ" trong con người của lão cũng còn vượng lắm. Bây giờ chỉ còn cách làm cho nó xì bớt ra thì may ra lão mới bớt "nổ". Bằng cách cho lão biết vợ lão đã làm overtime nhu thế nào.
Sáng chủ nhật lão ở nhà vì chỉ đi nhà thờ vào ngày thứ bẩy. Dân và Hậu đến rủ lão đi uống cà phê. Lão nhận lời ngay không từ chối. Bởi chỗ đông người là gu của lão. Có vậy lão mới có cơ hội tuôn ra những lời phét lác.
Chưa ngồi ấm chỗ lão đã mở lời:
- Công việc của hãng hồi này ra sao? Nghe bà xã nói bận lắm.
- Cũng bình thường thôi nhưng cũng có nhiều chuyện không hay - Hậu nói.
- Lại chuyện nội bộ nguời Việt mình chứ gì? Tôi nói thật với mấy ông chứ người mình đi đến đâu là thối chuyện đến đó. Ganh tị, nói xấu nhau như hát hay. Thấy ai hơn mình một chút là nhẩy ngược lên rồi tìm cách nói xấu. Tôi nghe vợ tôi nói mỗi ngày. Tôi cứ khuyên hoài đấy chứ. Mình phải thương lấy người mình ở nơi đất khách quê người mới phải.
Dân phụ hoạ :
- Nhưng chị nhà cũng là đầu mối của sự ganh tị đó, anh biết không?
Lão nhẩy dựng lên:
- Là chú nói thế nào ấy chứ. Bà xã tôi là người từng giúp người mình trong hãng đấy chứ?
- Có giúp, nhưng mà giúp manager để đuổi người mình khi người ấy nói động đến bà ta. Hậu nói.
Lão tím mặt:
- Được rồi, để tôi về hỏi tội bà ấy. Nếu đúng như vậy tôi sẽ cho bà ấy một trận.
Hậu dàn hoà :
- Anh cũng đừng có nóng, sẽ làm hư hết việc. Chỗ anh em trong nhà tôi nói thật, người ta nói vợ anh với thằng manager có quan hệ với nhau.
Lão hùng hổ:
- Tôi thề là vợ tôi không bao giờ làm chuyện đó. Bà ấy là một con chiên ngoan đạo. Các chú cứ nói cho tôi biết ai nói chuyện này, tôi xin ăn thua đủ với họ.
Hậu định bụng sẽ dẫn lão về nhà và cho lão xem hình mà họ ghi lại đuợc.
Nghĩ đi nghĩ lại anh nhã nhặn dàn hoà:
- Chẳng qua tụi tôi cũng vì anh, vì hạnh phúc gia đình anh nên mới nói với anh điều này. Nếu anh không muốn biết rõ sự thật thì thôi vậy.
Chọc đúng chỗ tò mò của lão. Lão muốn biết sự thật ra sao nên lão xuống giọng :
- Thì tôi coi các chú như em tôi vậy. Có gì các chú cứ nói thật hết ra. Và tôi hứa cũng chỉ anh em mình biết thôi. Mình ở nơi đây cứ coi tình thương là quý các chú à.
- Anh phải hứa là không làm to chuyện với chị nhà. Bởi đây là miếng com manh áo của tụi tôi nữa. Thằng manager mà biết được thì anh em tôi bị đuổi việc là cái chắc. Hậu bình tỉnh giải thích.
Mặt lão thuỗn ra, có vẻ buồn lắm. Nhưng lão cũng nhận ra nếu chuyện này mà đổ vỡ thì ngay vợ lão cũng sẽ bị thất nghiệp. Mà thất nghiệp trong những ngày này thì có mà tự tử. Suy đi nghĩ lại lão xuống giọng :
- Thôi các chú tính sao tôi nhờ.
Hậu gút lại :
- Chúng tôi sẽ cho anh biết sự thật. Nhưng anh phải hứa là giữ kín, không được hành động thô bạo với chị ấy. Chúng tôi sẽ cho anh coi hình mà tình cờ hôm nọ chúng tôi ghi lại được.
Hậu mở điện thoại, tìm đến chỗ hai người vào motel. Đúng lúc ánh sáng đen của motel sáng rực nên hình quá rõ nét. Chỉ nhìn qua cũng biết là ai. Lại có thêm tấm hình chụp xe hai nguời đậu trong parking, có cả tên motel. Thế là quá đầy đủ.
Mặt lão tím. Rồi lại chuyển sang mầu tím bầm, sau cùng là nhợt nhạt, trắng xanh không còn hột máu. Lão nhắm nghiền hai mắt và đưa tay bóp trán. Hậu an ủi :
- Âu cũng là vận hạn. Anh đừng buồn phiền quá.
Dân thì khoá miệng lão lại :
- Anh cũng nên nghĩ tới sinh mạng của gia đình. Bao nhiêu tiền nợ
hàng tháng, tiền ăn cho mọi nguời, tiền lo cho tụi nhỏ ăn học, đều trông cậy vào thu nhập của chị cả. Ở đời chẳng ai cho không bao giờ. Ông mất chân giò thì bà phải thò chai ruợu. Có ném hòn đất đi mới lấy được hòn chì chứ anh ?
Mặt lão buồn rười rượi. Lão nghĩ tới đống bills tháng này chưa trả mà ra mồ hôi nhớt. Miệng lão lẩm bẩm một câu kinh nghe không thành tiếng.
* * *
Lão Bường từ đó sống im lặng lắm. Lão như tách ra khỏi cuộc sống ồn ào náo nhiệt, đứng trong khoảng lặng của đời. Lão thấy mình như đang bị một vật nặng đè lên người và có thể giết chết lão bất cứ lúc nào. Tính mạng cả gia đình lão cũng đang bị đe doạ bởi nó. Rồi đây lão chẳng còn mặt mũi nào mà nhìn thấy ai. Chẳng còn có thể khoe khoang khoác lác với thân nhân bên Việt Nam nữa. Nó như một cái bóng đen bao trùm lên người lão. Nó che kín cả đôi mắt lươn của lão. Đôi mắt lanh lợi và gian xảo đã có những thời kì làm vinh quang cho cuộc đời của lão. Lão đang kề cận với cái vật kinh hoàng: Đồng Tiền.
Thỉnh thoảng vài người gặp lão đi ngoài đường. Lão tránh mặt. Lão im lìm như một cái bóng. Cái tên mà dân Chợ Sặt đã đặt cho lão bây giờ không còn ý nghĩa nữa. Trông lão như một cái bong bóng xì hơi mà bọn trẻ vứt ở lề đường bị nhiều người giẵm đạp lên.
Bầu trời vùng White Center đầy mây đen. Gió thổi vù vù. Tuyết đang rơi lả tả. Bầu trời mùa đông ảm đạm. Lão Bường bom nặng nhọc, cô đơn, bước những bước nặng nhọc giữa dòng người xe tấp nập, giữa cuộc sống phồn hoa nơi đất khách...Seattle, một ngày đông 2009PBH