Nhà thơ FRED MARCHANT
- Details
- Published Date
- Written by Võ Quê
- Hits: 5270
Fred Marchant
Professor
Director of Creative Writing and
The Poetry CenterDepartment of English
41 Temple Street
Boston, MA 02114Office: Fenton 329
Telephone: (617) 573-8053
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.Degrees
Ph.D., The Committee on Social Thought, The University of Chicago
M.A., The Committee on Social Thought, The University of Chicago
B.A., English Literature, Brown UniversityResearch Interests
Modern and Contemporary Poetry, Poetics, The Lyric Genre, Twentieth Century Literature, The Viet Nam War, Contemporary Vietnamese Literature, Contemporary Irish Poetry, The Pedagogy of Creative WritingPublications
Tipping Point (poems), Winner of the 1993 Washington PrizeFull Moon Boat (poems)
(Graywolf Press, 2000)
The Looking House (poem)
(Graywolf Press, 2009)
House on Water, House in Air (poems)
From a Corner of My Yard (poems in translation) by Tran Dang Khoa, co-translated with Nguyen Ba Chung
William Stafford: The Early Years (edited volume of heretofore unpublished work), forthcoming 2008
Essays and poetry in journals, ranging from AGNI and Ploughshares to New American Writing and Irish Pages
Scholarly and Artistic Activities
Director of the Suffolk University Poetry CenterTeaching Associate of The William Joiner Center for the Study of War and Social Consequences at UMass-Boston
Annual Guest Teacher at The Veterans Writing Group, organized by Maxine Hong Kingston, Sesbastopol, CA
Workshop teacher in The Colrain Poetry Workshops
Teaching Fellow, The Frost Place, upcoming
Presentation upcoming at the Associated Writing Programs conference in Atlanta, GA. Presentation on “Literary Start-ups: The Suffolk University Poetry Center.”
Presentation upcoming at Thousands of Intricate Steps: A Conference on Artistic and Spiritual Responses to War and Peace at Lewis and Clark College in Portland, OR. Lecture on “The Poetics of Pacifism.”
Huế trong đêm - nguyên cớ một bài thơFRED MARCHANT
Trong chuyến viếng thăm Huế lần thứ hai vào năm 1997, tôi làm một bài thơ đã đăng trong tập thứ hai của tôi, Thuyền đầy trăng (Full Moon Boat). Bối cảnh bài thơ là một địa điểm khảo cổ nổi danh ở Huế. Có thể nói là bài thơ này thực sự ra đời (dù lúc đó tôi không biết) khi nhà thơ Võ Quê đề nghị với tôi và các bạn trong đoàn ghé thăm Đàn Nam Giao trước khi đi ăn tối ở một quán ăn sau Hoàng Thành bên kia sông Hương.
Lúc đó trời đã chạng vạng tối. Đoàn nhà văn chúng tôi gồm có Kevin Bowen, Nguyễn Bá Chung, Maxine Hong Kingston, Lee Swenson, và Larry Heinemann, tất cả đều là cộng tác viên của Trung Tâm William Joiner Nghiên Cứu Chiến Tranh và Hậu Quả Chiến Tranh. Kevin Bowen bị cảm nên quyết định ở lại khách sạn. Số còn lại lục tục leo lên xe đi đến Đàn Nam Giao và công viên cạnh đó.
Võ Quê, qua lời dịch của anh Chung, giải thích là Đàn Nam Giao là nơi các vị vua Việt Nam từ thế kỷ 18 đã dùng làm nơi tế lễ. Khi cần làm lễ hay khi có dịp đại sự, nhà vua sẽ xa giá từ Hoàng Thành tới Đàn để đích thân chủ lễ. Đàn được đắp cao, ở chính giữa là một khối đá tròn theo hình lòng chảo lõm, xoai xoải đều đặn về phía trung tâm. Nếu ta đứng ở ngay chỗ trung tâm, nó sẽ có tác dụng như một ống loa, khiến tuyên cáo của nhà vua sẽ được khuyếch đại như qua một máy phóng thanh. Đàn Nam Giao quả thực là một loa phóng thanh của thế kỷ 18.
Lúc này chúng tôi đã tới nơi, trời đã tối đen. Mặt trăng lừng lững trên cao, nhưng chúng tôi vẫn phải lần mò tìm lối đi xuống. Tôi thấy một vài ánh lửa như có người nướng thịt ngoài trời, và những tàn thuốc còn cháy đỏ. Tôi có thể nghe tiếng to nhỏ rì rầm của nhóm người ngồi quanh đống lửa. Một người đàn bà đã lớn tuổi đứng cầu nguyện ở mé thang dẫn lên bệ đá, bó nhang trong tay. Chúng tôi bước lên nền Đàn và hướng về phía trung tâm. Võ Quê hắng giọng để cho chúng tôi thấy khả năng khuếch đại âm thanh của chỗ này. Là một nhà ca Huế tài ba, anh Quê cất tiếng hát. Âm thanh bay bổng lên mặt trăng và các vì tinh tú. Hát xong, anh Quê chuyển qua ngâm thơ - anh không hát, mà chỉ đọc một cách trầm bổng, giống như một ngâm khúc trong opêra. Lời ngâm của anh cũng được khuyếch đại, nghe trang nghiêm và cao thượng hẳn lên nhờ kiến trúc của Đàn. Chúng tôi đều đang đứng ở trung tâm, ở giữa một cái gì đó không phải chỉ là một phiến đá lớn.
Đó chính là lúc tôi có cảm giác là anh Quê, theo thông lệ ở Việt , sẽ mời tôi đọc một bài thơ của mình. Khả năng thuộc thơ đang là một nghệ thuật nhanh chóng biến mất ở Mỹ, khả năng của tôi rất giới hạn, không thể hồi tưởng nhiều thứ, nhất là thơ của mình. Dĩ nhiên là hoàn toàn không biết điều đó, và nghĩ là nó sẽ là một việc dễ dàng và thú vị cho tôi, anh Quê quay sang yêu cầu tôi đóng góp một bài thơ của mình. Bối rối, tôi không thể nhớ bất cứ một cái gì, một câu thôi cũng không được! Lúc bấy giờ trời đã tối mịt, nên dù có tập thơ trong tay, tôi cũng không thể đọc được. Mà tôi cũng chẳng mang theo tập thơ nào. Vì thế tôi đành kể một câu chuyện nhỏ về những gì tôi đã ghi trong cuốn sổ tay sáng hôm đó khi còn ở Hà Nội. Tôi bắt đầu, nhưng rồi tôi cũng không nhớ là mình đã viết gì! Tôi ngượng quá, anh Chung phải nói có lẽ vì đổi múi giờ nên mọi sự trở thành khó khăn. Thế là chúng tôi cùng cất tiếng hát vài bài dân ca quen thuộc. Tôi cảm thấy vừa thẹn vừa ngượng.
Tôi cũng buồn là đã không đọc được thơ của mình. Tôi có cảm tưởng một lý do nào đó đã làm tôi quá xúc động đến nỗi không nhớ được một chữ nào, một điều thật khó hiểu. Thoạt đầu tôi nghĩ có lẽ tôi đã từ một nơi thật xa tới Huế để tự khám phá và cuối cùng công nhận mình thực sự không phải là một nhà thơ. Huế, nơi nổi danh của bao thi sĩ và nghệ sĩ, là trung tâm của những hoạt động nghệ thuật hàng bao thế kỷ. Huế sẽ cho tôi biết sự thực về mình, và tất cả chỉ là một ảo tưởng. Tôi lặng lẽ với nỗi buồn khi tất cả hát điệp khúc “Đất này là quê hương của bạn” (This land is your land), rồi mọi người lần mò ra xe. Chúng tôi leo lên xe rồi khởi hành, băng ngang qua sông về Thành Nội để tới tiệm ăn. Tuy thế, mặc nỗi buồn và sự tự ngờ vực, đầu óc của người làm thơ - cái đầu thực sự của tôi, bắt đầu hoạt động với những tín hiệu mở đầu của một bài thơ đang sắp sửa thành hình. Tôi đang đặc biệt chú tâm tới những gì đang diễn ra trên sông.
Dòng sông đêm nay đẹp một cách lạ lùng, tôi nhủ thầm. Những chiếc thuyền giấy nho nhỏ do khách trên sông thả trôi theo dòng nước mang theo những cây nến. Những chiếc thuyền rồng - một loại thuyền dài gắn máy nổ, được trang trí phía đầu và đuôi như hình một con rồng, với các du khách đang dùng cơm tối và thưởng thức những bản nhạc cổ điển Việt do một đoàn hợp tấu trình diễn. Tôi có thể nghe thấy văng vẳng tiếng ca, tiếng trống tiếng phèng mặc dù xe cộ vẫn rộn ràng qua lại trên cầu. Trong bữa ăn tôi giữ im lặng. Nhìn những người bạn tôi trong khu vườn lộ thiên của nhà hàng, dưới ánh sáng của những ngọn nến, tôi thấy họ toát lên một phong cách thật đẹp. Tôi không thể quên được ánh mắt của họ như sáng lên với tình bạn và hạnh phúc. Tự nhiên tôi cảm thấy thật biết ơn đã được ngồi đó bên cạnh bạn bè, và ngay khi có cảm giác đó, tôi hiểu tại sao tôi đã không thể nhớ, đã không thể đọc được bài thơ nào ở Đàn Nam Giao.
Khi Võ Quê yêu cầu tôi đọc thơ, tâm trí tôi đang chất đầy những ý nghĩ về ý nghĩa của vị trí tôi đang đứng. Tôi không nghĩ tới những án thờ hay những nhà vua xa xưa; thực ra tôi đang nghĩ tới cuộc chiến đã qua, và biết bao người Việt và Mỹ đã ngã xuống ở Huế. Tôi có cảm giác họ đang ở quanh tôi như xương thịt tôi đang đứng đó, và tôi có cảm giác, mặc dầu không thể biết một cách đích xác cảm giác đó như thế nào, phải có bổn phận giữ một phút im lặng vì họ và cho họ. Tôi không hề dự tính điều đó, và tôi cũng không hề nghĩ như thế khi sự việc xẩy ra. Nhưng khi ngồi ăn với các người bạn, thầm lặng viết một bài thơ trong đầu, tôi nhận ra là tôi đã im lặng vì có lý do: im lặng để tôn kính và tưởng nhớ tất cả những người đã không còn nữa với chúng ta. Khi buổi gặp mặt sắp chấm dứt, tôi đứng dậy đề nghị một lời chúc. Tôi muốn chúc Võ Quê, và tất cả những người bạn của tôi. Lời chúc của tôi tối hôm đó là bản nháp đầu tiên của bài thơ mà sau đó tôi tiếp tục làm suốt đêm. Đây là bản sau cùng của nó:Huế trong đêm
Đàn Nam Giao
Đôi khi tôi nghĩ Huế là trung tâm của vũ trụ,
nơi hàng ngàn con mắt hướng về chúng ta.
Con mắt lặng lẽ của vầng trăng đầy với mây
Con mắt cháy bỏng của bó nhang
chen vào mặt đá
Con mắt hoành tráng của sân đình hoàng đế,
tấm đá cẩm thạch biết nói.
Con mắt hồ nghi của người đàn bà khấn cầu trên bậc thang nhoè bóng tối.
Con mắt sáng quắc của đèn xe.
Và những chấm sáng lung linh của ngọn nến sông ẵm trên tay
Những con mắt của bao người không còn nữa.
Và những con mắt hôm nay của bè bạn, còn đây.
NGUYỄN BÁ CHUNG dịch
(nguồn: TCSH số 225 - 11 - 2007)
Đọc “Núi bà đen” của Larry Heinemann và “Cốm non” của Lâm Thị Mỹ Dạ.
FRED MARCHANT
Có những vết thương chẳng thể nào lành lặn và có những nỗi đau chẳng bao giờ mất đi. Kinh nghiệm nhân loại khuyên ta không nên “chấp nhận” hay “bỏ đi” hay “vượt lên” chúng. Với một con người mà tâm hồn thương tổn vì đã làm cho người khác khổ đau hay chứng kiến nhiều nỗi đau khổ thì những câu nói như thế hoàn toàn vô nghĩa.Larry Heinemann cựu chiến binh và là nhà văn đã đoạt giải thưởng quốc gia về sách cho tác phẩm Paco,s Story. Trong tác phẩm Núi Bà Đen: Chuyến trở lại Việt Nam anh đã viết về kỷ niệm chuyến trở lại đất nước này khoảng đầu những năm 90.
Lâm Thị Mỹ Dạ là một nhà thơ Việt Nam tiêu biểu cùng thời đi ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trong tập thơ Cốm non chị đã tập hợp những bài thơ viết trong suốt 30 năm.
Đây là hai cuốn sách do hai người viết rất khác nhau, những câu chuyện sôi động quyết liệt khác hẳn nhau, nếu đọc hai tác phẩm cùng lúc thì chúng chẳng liên quan gì nhau cả ngoại trừ cách nhìn cơ bản giống nhau. Cả hai cuốn sách ghi dấu một nỗi buồn khủng khiếp, nỗi buồn hiện diện lên từng con chữ. Qua đó có thể tham khảo về những năm tháng chiến tranh, sự quan tâm thật sự của cả hai là những năm tháng sau khi chiến tranh kết thúc. Chủ đề mà họ chia sẻ là hậu quả lâu dài của chiến tranh.
Nếu xem xét điều ấy chỉ trên cách diễn đạt, người ta có thể ngạc nhiên tự hỏi đâu là nỗi buồn trong câu chuyện của Heinemann. Anh có giọng văn vui nhộn hoạt bát. Đó cũng là giọng văn của người lính thường hoài nghi, dễ hoà đồng ham vui đến việc gian lận “tấm phiếu đục lỗ tù đày chung thân”. Đó là người tin vào cuộc chiến, đường lối quân sự nhưng lơ là nhiệm vụ. Cách kể chuyện của Heinemann lại chẳng có chút gì lưu đày cả, cũng không kể thẳng cả một câu chuyện hoặc cách kể đúng như quy ước. Cách dẫn chuyện có kết cấu phân biệt và hầu như không theo thứ tự thời gian, thường lan man và đầy hoan hỉ. Heinemann nhẩn nha kể lể. Tuy nhiên anh cũng hướng cảm xúc của mình về phía cuối câu chuyện - chuyến về thăm lại Núi Bà Đen tại Việt Nam. Đây là ngọn núi nhô lên giữa đồng bằng tỉnh Tây Ninh, nơi Heinemann thuở đang thi hành nhiệm vụ đã có những trận đánh vô cùng đẫm máu.
Núi Bà Đen - là tên một người, Heinemann kể cho chúng ta nghe về nhiều huyền thoại liên quan đến nó. Một trong những chuyện xưa đó là Bà Đen có chồng chết trận, nên bà quyết lên núi để chết theo chồng. Nhưng câu chuyện Heinemann thích nhất là câu chuyện Bà Đen chờ đợi người chồng bị bắt ra trận. Anh ta không trở về và Bà Đen đã than khóc cho đến chết. Linh hồn của bà hoá thành núi Bà Đen. Heinemann gọi đó là “cõi quyền năng”. Nơi cung cấp năng lượng tâm linh. Đối xứng với nó là bức tường đá đen rộng lớn nơi Đài tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam ở Washington, nơi mà Heinemann cho là “nỗi bi thương mãi mãi cuốn hút”. Heinemann nói rằng khi anh từ cuộc chiến trở về “anh cảm thấy buồn bã và già đi, tâm hồn cạn kiệt, hổ thẹn và hàm ơn, một nỗi buồn khác thường... Nằm dưới đáy sâu nỗi thống khổ không saodiễn tả được”.
Trở về nhà, nhìn quanh anh thấy như không phải tất cả trong anh đã trở về, Tâm hồn của anh thực sự không nhà. Đoạn cuối hồi ký, sau khi leo lên núi Bà Đen, anh có một cảm giác lạ kỳ là chính cái nơi có quá nhiều đau khổ này mới làm cho anh thấy “Tôi đã về nhà, đây chính là nhà”.
Cõi tâm linh do núi Bà Đen ám vào Heinemann lại rất quen thuộc với Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ nữ sinh năm 1949, người từ cuộc chiến nhưng ở phía bên kia, hiện đang sống tại Huế. Cốm non là tuyển thơ từ nhiều tập thơ, được nhà thơ Mỹ Martha Collins và bà Thuý Đình - Việt kiều đồng dịch rất cẩn thận và sắc sảo. Cốm non không chỉ giới thiệu cho người đọc Mỹ về kinh nghiệm chiến đấu của phụ nữ Việt Nam trên 30 năm qua cách nhìn của một nhà thơ mà còn nói về hậu quả lâu dài của chiến tranh. Hơn thế, Dạ còn thường quan tâm bênh vực quyền lợi của phụ nữ trẻ. Có những bài thơ không dễ gì yên lòng với một khoảng lặng hay tự náu mình như chị mong muốn. Có những bài thơ in dấu sự tưởng tượng phong phú, mối quan hệ huyền ảo với cảnh sắc Việt Nam, với hoa và cây, núi và sông. Thơ của chị thể hiện thật tuyệt bằng nhiều cách. Chạy xuyên suốt qua nguồn mạch u buồn, dường như nhiều thứ còn ở lại mãi trong tâm hồn nhà thơ này. Dường như chị muốn trong hầu hết các bài thơ cố tìm ra hay tạo ra những hình ảnh hay ẩn dụ thích hợp với nỗi buồn của mình ngay cả khi chị chẳng biết gọi nó là gì.
Hoặc đúng hơn là gọi tên nó một cách gián tiếp hay một nửa, nỗi buồn riêng làm cho lịch sử Việt Nam dường như quá đỗi riêng tư. Chị nhắc đến nó như một nỗi buồn kỳ lạ. Trong bài thơ “Cây mận của em” chị viết “Em chẳng là cây mận của ai. Em là cây mận của em. Bám rễ vào đất đai thẳm sâu là nỗi buồn. Và trời xanh là lòng kiêu hãnh”.
Nỗi buồn tự nó biểu lộ trong thơ dường như một cái gì vừa tan biến đi vừa xoá nhòa đi và không có gì. Dạ viết trong một bài thơ rằng chị tan biến mình trong dòng sông Hương, rằng chị muốn cứ như thế để tâm hồn chị mãi mãi được cuốn đi. Một bài thơ trong tuyển tập, Dạ nhớ lại cảm giác khi được ăn cốm non thời thơ ấu “Cốm non xanh muốn trào nước mắt/. Thơ ngây ơi phút chốc đã không còn”. Đấy chính là cái khoảnh khắc sự vật biến mất mà trí tưởng tượng của chị bắt được. Trong bài “Mưa” chị so sánh cơn mưa như một cuộc đời “không ngừng, tan ra, biến mất”.
Những bài thơ có thể không theo tuần tự năm tháng, như lời của dịch giả Martha Collins viết trong bài giới thiệu, nhiều bài thơ đã chạm đến giới hạn “vai trò truyền thống của phụ nữ”. Tuy nhiên mối bận lòng về việc xoá nhoà, tan biến dường như là cội rễ trong chiêm nghiệm của Dạ về chiến tranh. Có lẽ bài thơ nổi tiếng nhất của Dạ là bài “Khoảng trời hố bom”. Đây là bài thơ nói về một đồng chí của Dạ, một cô gái đã bị nổ tung do bom thả xuống đường Hồ Chí Minh. Huyền thoại kể về cô gái trẻ hút bom về phía mình để bảo vệ đoàn quân. Dạ thán phục lòng hy sinh đó và cho rằng linh hồn người lính mãi mãi hoà quyện vào cảnh sắc Việt Nam và trong trái tim của người Việt. Tuy nhiên, có một điều trong bài thơ này dường như ngay lúc hy sinh, bản năng cũng có chút hoảng sợ nhưng đó chính là điều cao quý. Ý thức đời người thoáng qua rồi biến mất vàluôn ở lại với Dạ. Thơ của chị là bản chúc thư của người đàn bà về những hiểm nguy mà họ đối mặt; Mối hiểm nguy bị xoá nhoà, biến mất rồi tan vào đất. Đó là cốt lõi của ẩn dụ của Dạ đối với nỗi buồn không tên.
Một cách diễn giải khác, đó là huyền thoại núi Bà Đen ngấm vào thi ca của Lâm Thị Mỹ Dạ. Ngọn núi này có nỗi buồn bay vượt lên mình. Lary Heinemann và Lâm Thị Mỹ Dạ biết ngọn núi này ở đâu và hai qưyển sách quý giá này sẽ cho chúng ta lời chỉ dẫn.
ĐINH THU chuyển ngữ
(200/10-05)
Nhà thơ Fred Marchant đồng điệu, thâm tình
Võ Quê
Những năm tháng hoạt động văn học nghệ thuật tại thành phố Huế, tôi đã có dịp tiếp xúc, quen biết thân tình với nhiều văn nghệ sĩ, các tổ chức, hội đoàn văn học nghệ thuật trong và ngoài nước. Chính mối quan hệ tốt đẹp ấy đã cho tôi được tiếp cận được một số nhà văn nhà thơ tên tuổi quốc tế đang có những tình cảm sâu đậm, chân thành, hữu nghị về đất nước Việt Nam. Một trong những văn nghệ sĩ mà tôi đã từng gặp gỡ, thường xuyên giao tiếp, liên hệ với sự quý trọng, tin cậy là nhà thơ người Mỹ: Fred Marchant.
Nhà thơ GS.TS Fred Marchant hiện nay là giáo sư Anh ngữ, Giám đốc chương trình sáng tạo viết văn của Đại học Suffolk, Boston; nguyên là trung úy quân cảnh Mỹ tại Okinawa. Trong thời gian phục vụ trong quân ngũ, ông đã rất sốc trước thông tin vụ lính Mỹ thảm sát thường dân Việt Nam tại Mỹ Lai vào ngày 16. 3. 1968. Khi bị điều động sang Việt Nam tham chiến ông đã viết đơn kiện gởi các tòa án quân sự Mỹ với lý do ông là một sĩ quan tình nguyện, không chấp nhận cuộc chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam và ông đã thắng kiện.
Từ thái độ chống chiến tranh, ông càng chú tâm tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, nhân văn, văn học nghệ thuật cùng những giá tri văn hóa, tâm linh của người Việt. Mối thiện cảm dành cho đất nước, con người Việt Nam trong tâm hồn ông được lớn dần, sâu đậm dần theo thời gian.
Fred Marchant là tác giả của ba tập thơ: Tipping Point, đoạt giải của giải thưởng năm 1993 Washington, Full Moon Boat, House on Water, House in Air và nhiều tiểu luận văn học được đăng tải trên nhiều tạp chí. Cùng với Nguyễn Bá Chung ông đã cùng dịch tập thơ Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa. Ông còn là người thẩm định tác phẩm bậc thầy của Trung tâm William Joiner nghiên cứu về chiến tranh và hệ quả xã hội tại Umass Boston. Ông cũng là người giới thiệu hai cuốn sách Núi Bà Đen của Larry Heinemann và Cốm non (Green Rece) của Lâm Thị Mỹ Dạ đã được dịch ở Mỹ.
Tháng 7. 1995 khi tôi cùng đoàn Nghệ thuật Ca Huế sang Mỹ biểu diễn trong chương trình Liên hoan Âm nhạc dân tộc toàn nước Mỹ tại thành phố Lowell bang Massachusetts, nhà thơ Fred Marchant là một trong những người Mỹ tích cực tận tình giúp đỡ đoàn trên nhiều mặt. Ngoài thời gian đoàn biểu diễn tôi đã lang thang cùng vợ chồng nhà thơ Fred Marchant trong phố chiều và nghe ông hỏi thăm về Việt nam về Huế với lời hứa hẹn sẽ cố gắng thực hiện những chuyến sang thăm Việt Nam, thăm Huế và sáng tác.
Một trong những bài thơ của ông về Việt Nam được độc giả Huế trân trọng đón đọc là bài thơ Ba mươi cái cúi đầu bắt buộc đăng trên tạp chí Sông Hương số 179- 180 tháng 1 – 2. 2004 do Tô Diệu Linh chuyển ngữ, tựa đề của bài thơ là viết sau ba mươi năm Mậu Thân. Ba mươi cái cúi đầu bắt buộc về những mất mát, những nỗi đau chiến tranh do Mỹ gây ra:
“… Một cây chuối đầy đủ Lá gập xuống bên chiếc thuyền một người đàn ông dáng vẻ nghiêm nghị: Đó là hình ảnh về sự tang tóc của tôi.
Một hình ảnh khác: Chính tôi lúc này ở đằng trước con đại bàng, quả địa cầu và cái neo gấp lạ (1) của quân đoàn tay phải giơ lên(2)và mắt tôi không để ý đến bất cứ cái gì cả.
Đứng ngay bên cạnh tôi là cha mẹ tôi, mắt họ cũng có vẻ lạ thường và trống vắng.
Đó là vào năm 1968, và chẳng ai trong chúng tôi biết chúng ta đang làm gì cả.
Đó là lý do tại sao bây giờ tôi ghét Hartford(3) là lý do tại sao tôi lái xe vòng vòng quanh thành phố, là tại sao tôi bị lạc giữa xa lộ để dẫn tôi đến chỗ ghi danh đi lính tình nguyện.
Hình ảnh trên truyền hình quay quanh hình ảnh biểu tình chống đối, đánh bằng dùi cui, và một giọng phát thanh viên cất lên nói về cuộc chiến tranh “không được nhiều người ủng hộ” đó…”
Theo nhà thơ Fred Marchant chuyến về thăm Huế năm 1997 là lần có nhiều kỷ niệm đẹp trong quá trình sáng tác của ông. Với Huế ông thường có những hồi ức về một thời chiến tranh khốc liệt. Dằn vặt và trăn trở như trong hồi ký Huế trong đêm - nguyên cớ một bài thơ của ông được trích dẫn dưới đây:
“…Dòng sông đêm nay đẹp một cách lạ lùng, tôi nhủ thầm. Những chiếc thuyền giấy nho nhỏ do khách trên sông thả trôi theo dòng nước mang theo những cây nến. Những chiếc thuyền rồng - một loại thuyền dài gắn máy nổ, được trang trí phía đầu và đuôi như hình một con rồng, với các du khách đang dùng cơm tối và thưởng thức những bản nhạc cổ điển Việt do một đoàn hợp tấu trình diễn. Tôi có thể nghe thấy văng vẳng tiếng ca, tiếng trống tiếng phèng mặc dù xe cộ vẫn rộn ràng qua lại trên cầu. Trong bữa ăn tôi giữ im lặng. Nhìn những người bạn tôi trong khu vườn lộ thiên của nhà hàng, dưới ánh sáng của những ngọn nến, tôi thấy họ toát lên một phong cách thật đẹp. Tôi không thể quên được ánh mắt của họ như sáng lên với tình bạn và hạnh phúc. Tự nhiên tôi cảm thấy thật biết ơn đã được ngồi đó bên cạnh bạn bè, và ngay khi có cảm giác đó, tôi hiểu tại sao tôi đã không thể nhớ, đã không thể đọc được bài thơ nào ở Đàn Nam Giao.
Khi Võ Quê yêu cầu tôi đọc thơ, tâm trí tôi đang chất đầy những ý nghĩ về ý nghĩa của vị trí tôi đang đứng. Tôi không nghĩ tới những án thờ hay những nhà vua xa xưa; thực ra tôi đang nghĩ tới cuộc chiến đã qua, và biết bao người Việt và Mỹ đã ngã xuống ở Huế. Tôi có cảm giác họ đang ở quanh tôi như xương thịt tôi đang đứng đó, và tôi có cảm giác, mặc dầu không thể biết một cách đích xác cảm giác đó như thế nào, phải có bổn phận giữ một phút im lặng vì họ và cho họ. Tôi không hề dự tính điều đó, và tôi cũng không hề nghĩ như thế khi sự việc xẩy ra. Nhưng khi ngồi ăn với các người bạn, thầm lặng viết một bài thơ trong đầu, tôi nhận ra là tôi đã im lặng vì có lý do: im lặng để tôn kính và tưởng nhớ tất cả những người đã không còn nữa với chúng ta. Khi buổi gặp mặt sắp chấm dứt, tôi đứng dậy đề nghị một lời chúc. Tôi muốn chúc Võ Quê, và tất cả những người bạn của tôi. Lời chúc của tôi tối hôm đó là bản nháp đầu tiên của bài thơ mà sau đó tôi tiếp tục làm suốt đêm. Đây là bản sau cùng của nó:
Huế trong đêm Đàn Nam Giao
Đôi khi tôi nghĩ Huế là trung tâm của vũ trụ,
nơi hàng ngàn con mắt hướng về chúng ta.
Con mắt lặng lẽ của vầng trăng đầy với mây
Con mắt cháy bỏng của bó nhang
chen vào mặt đá
Con mắt hoành tráng của sân đình hoàng đế,
tấm đá cẩm thạch biết nói.
Con mắt hồ nghi của người đàn bà khấn cầu trên bậc thang nhoè bóng tối.
Con mắt sáng quắc của đèn xe.
Và những chấm sáng lung linh của ngọn nến sông ẵm trên tay
Những con mắt của bao người không còn nữa.
Và những con mắt hôm nay của bè bạn, còn đây.
(NGUYỄN BÁ CHUNG dịch)
Trong khi tôi đang thực hiện trang viết này về Fred Marchant thì nhà văn Tô Nhuận Vỹ từ Hà Nội đã điện vào cho biết các nhà thơ Fred Marchant, Kevin Bowen, Nguyễn Bá Chung, Martha Collins, nhà văn Larry Heinemann (Mỹ)… đang có mặt tại Hà Nội để dự Hội nghị Quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam ra thế giới lần thứ II do Hội Nhà Văn Việt Nam chủ trì được diễn ra từ ngày 5 đến 10. 1. 2010 tại Quảng Ninh. Qua làn sóng điện thoại tôi bồi hồi xúc động khi nghe giọng Fred Marchant: “Tôi rất nhớ Vo Que, tôi nhớ Huế! Rất tiếc lần về Việt Nam lần này tôi không được gặp VoQue. Hy vọng sẽ gặp lại! Hy vọng!”. Nhân dịp này tôi không quên khoe với Fred Marchant về việc tôi đang viết một bài báo về Fred Marchant và Fred Marchant lại rối rít dặn dò: “Nhớ gởi email bài viết ấy cho tôi. Và đừng quên tôi nhé!”
Tôi sẽ không quên đâu Fred Marchant! Fred Martchant đã là người bạn thơ đồng điệu, thâm tình mà tôi hằng quý mến. Khát vọng hành tinh này luôn hòa bình, không chiến tranh đã mãi mãi sống động trong tâm thức những nhà thơ trên mọi miền châu lục. Dẫu không được gặp Fred Marchant trong dịp nhà thơ về Việt Nam đầu năm 2010 nhưng dù sao chúng ta cũng đã tiếp cận tình nhau qua làn sóng. Và tôi lại muốn thì thầm với Fred Marchant một câu thật nhỏ: “ Sang Việt Nam chuyến này đừng quên viết những bài thơ nghe Fred Marchant!”
Võ Quê
Huế 3. 1. 2010.
(Bài đăng trên tạp chí Hữu Nghị số Xuân Canh Dần - 2010)----------
(1) Con đại bàng, quả địa cầu và cái mỏ neo là biểu tượng của quân Marine, lính thuỷ đánh bộ của Mỹ.
(2) Giơ tay phải lên để thề phục vụ cho đất nước.
(3) Một thành phố của bang Connecticut nơi Fred ghi danh tình nguyện đi lính, ngay sau khi vừa tốt nghiệp đại học.*Hồi âm của Fred Marchant sau khi đọc bài viết trên:
Greetings My Friend:
Thank you for this essay. And thank you for our friendship!
My best wishes and hopes for your wife's health.
Stefi sends her greetings to you both also., although she is not here with me, but back in Boston....
We all miss you.
And I am very glad we are in touch via email.
Again, thank you for this essay!
Fred MarchantHaNoi 5. 1. 2010.